Ruột bỏ bao nhiêu mét?

Bệnh nhân có < 100 cm hỗng tràng còn lại cần nuôi dưỡng toàn bộ qua đường tĩnh mạch suốt đời; bệnh nhân có > 100 cm hỗng tràng còn lại có thể sống sót khi cho ăn các bữa nhỏ có nhiều chất béo và protein và ít carbohydrate.

Ruột già là một trong các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa đảm nhận những vai trò nhất định trong cơ thể con người. Vậy chức năng của ruột già là gì? Có thể gặp các vấn đề sức khỏe nào ở bộ phận này? Bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau đây để cùng MEDLATEC tìm câu trả lời cho các thắc mắc nói trên.


07/10/2022 | Tìm hiểu về chức năng của ruột thừa và bệnh viêm ruột thừa
26/09/2022 | Giải mã bệnh viêm dạ dày ruột qua 6 vấn đề liên quan
13/04/2022 | Bệnh ung thư ruột già - những thông tin không thể bỏ qua

1. Chức năng của ruột già. 

Ruột già [còn gọi là đại tràng hay colon] là một bộ phận của hệ tiêu hóa, trải dài từ phần cuối của ruột non đến hậu môn. Chiều dài của đại tràng vào khoảng 152cm, tạo thành hình chữ U ngược xung quanh bụng. 

Chức năng của ruột già thường bị nhiều người lầm tưởng là không quá quan trọng, nhưng đây lại là một bộ phận thực hiện nhiều nhiệm vụ trong hệ tiêu hóa của con người. Cụ thể, vai trò chính của ruột già bao gồm: 

Tiêu hóa thức ăn, hấp thụ nước, vitamin, chất điện giải

Một trong các chức năng của ruột già là thực hiện tiêu hóa thức ăn, hấp thụ nước, vitamin, các chất dinh dưỡng, chất điện giải từ thức ăn. 

Theo đó, các loại vi khuẩn có trong ruột già sẽ thực hiện tiêu hóa một số chất dinh dưỡng vẫn chưa được tiêu hóa hết ở dạ dày hay ruột non.

Thông qua đó, ruột già sẽ hấp thụ triệt để các chất dinh dưỡng, vitamin, chất điện giải để cung cấp cho cơ thể. 

Chức năng tạo phân và bài tiết

Đây là một chức năng được ruột già thực hiện để đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể. 

Thông qua quá trình tạo thành phân, phân khi đáp ứng về độ mềm, lượng, tạo hình sẽ được hấp thụ lần cuối ở trực tràng và được bài tiết thải ra bên ngoài qua động tác đại tiện.

Ruột già là cơ quan thuộc hệ tiêu hóa thực hiện chức năng bài tiết để đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể

2. Một số bệnh lý có thể gặp ở ruột già 

Ngoài việc tìm hiểu chức năng của ruột già, dưới đây là một số bệnh lý có thể gặp ở bộ phận thuộc hệ tiêu hóa trong cơ thể người này mà bạn đọc nên lưu ý đến và cần có sự cảnh giác.

Viêm đại tràng 

Bệnh lý này là tình trạng lớp niêm mạc của ruột già bị tổn thương ở các mức độ khác nhau. Trong đó, khi ở mức độ nhẹ, lớp niêm mạc này sẽ dễ bị chảy máu; còn với mức độ nặng thì các vết loét xuất hiện và xuất huyết. 

Viêm đại tràng cấp tính trong trường hợp không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng thành mãn tính. Khi đó, sẽ có thể gây nguy hiểm và đe doạ đến tính mạng của người bệnh. 

Viêm đại tràng co thắt

Tình trạng bệnh này còn được gọi với tên hội chứng ruột kích thích. Dấu hiệu của viêm đại tràng co thắt là những cơn đau quặn bụng thường xuyên, đại tiện thất thường và gây nên đau đớn cho bệnh nhân. 

Nó thường gặp phải ở những người có bệnh lý tiêu hóa nền, người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng hay có những thói quen và chế độ ăn uống không lành mạnh.

Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là bệnh lý viêm đường ruột mạn tính thường gây tổn thương ở bất kỳ đoạn nào trên đường ống tiêu hóa, nhưng thường ảnh hưởng nhiều nhất ở ruột non và đại tràng. Biểu hiện là gây loét thành trong của ruột non và đại tràng. Triệu chứng của căn bệnh này thường nghiêm trọng hơn nhiều so với chứng viêm đại tràng thông thường với các dấu hiệu thường gặp có thể là đau bụng từng cơn, đi đại tiện phân lỏng có máu, buồn nôn, nôn.

Trong trường hợp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm tắc ruột, loét ruột, nứt hậu môn, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, viêm da, viêm khớp,...

Bệnh ung thư đại tràng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và có nguy cơ gây tử vong cao cho người bệnh.

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn, nếu phát hiện bệnh sớm, khả năng bệnh nhân có thể được chữa trị thành công. Ngược lại, khi tế bào ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác của cơ thể, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và có thể không đem lại hiệu quả.

Vì vậy, nhằm tăng khả năng điều trị thành công, bạn có thể dựa vào một số triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư đại tràng như đau bụng thất thường, rối loạn tiêu hóa, phân lẫn máu,... để nhận biết và thực hiện thăm khám kịp thời.

Đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phân lẫn máu,... có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại tràng mà bạn nên lưu ý đến

3. Cách làm sạch và bảo vệ ruột già 

Khi đã có những thông tin về chức năng của ruột già, việc lưu ý đến những cách làm sạch và bảo vệ cơ quan này là một việc làm hữu ích và cần thiết. Từ đó, có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ruột già, đảm bảo ruột già được khỏe mạnh, thực hiện tốt các nhiệm vụ của nó cũng như góp phần cải thiện sức khỏe của cơ thể.

Trong đó, một vài gợi ý mà bạn có thể thực hiện để làm sạch và bảo vệ ruột già như sau: 

  • Thực hiện một chế độ ăn lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng.

  • Uống đủ nước, có thể kèm với ăn các thức ăn, trái cây, rau quả có hàm lượng nước cao như dưa hấu, cà chua, rau diếp, cần tây,…

Uống đủ nước có thể góp phần giúp cơ thể điều chỉnh tiêu hóa, làm sạch ruột già tự nhiên

  • Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hằng ngày.

Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt,... giúp ruột già khỏe mạnh

  • Bổ sung men vi sinh, các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kim chi,... 

  • Cung cấp các chất khoáng, vitamin cho cơ thể.

  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và thực hiện rèn luyện, tập thể dục thể thao hàng ngày;

  • Tiến hành kiểm tra sàng lọc để theo dõi sức khỏe đại tràng.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc biết được các kiến thức cần thiết về chức năng của ruột già, một số bệnh lý có thể gặp liên quan; đồng thời, "bỏ túi" một vài gợi ý về cách làm sao để thực hiện làm sạch và bảo vệ ruột già. Từ đó, nhận thức được vai trò của cơ quan này và chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe của nó nói riêng cũng như toàn bộ cơ thể nói chung.

Nếu quý khách vẫn còn những thắc mắc về sức khỏe cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Chủ Đề