Rượu ngâm thuốc bắc bao nhiêu độ

Trước đó cũng từng xảy ra nhiều vụ ngộ độc rượu dẫn đến tử vong ở các địa phương do uống rượu tự ngâm.

Trao đổi về vấn đề trên, TS-BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM, cho biết trong Đông y có một phương pháp điều trị bệnh bằng cách ngâm thuốc vào rượu để uống. Rượu thuốc giúp tăng cường sức khỏe, bổ khí huyết, bổ thận, chữa đau lưng, gai cột sống, thấp khớp, nhức mỏi.

Tuy nhiên, người dân đang mắc rất nhiều cái sai khi tự ngâm rượu thuốc.

- Thứ nhất là sai trong cách ngâm. Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ hơn 40 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm thuốc, rượu đã ngâm cần để nơi thoáng mát để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu. Rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị.

- Thứ hai là sai về thành phần thuốc ngâm. Tâm lý có gì ngâm nấy vô cùng tai hại. Người dùng phải biết rõ mình ngâm thuốc để làm gì mới có thang phù hợp. Ví dụ thuốc bổ thì bổ tạng phủ nào, cơ thể có suy nhược hay không, rượu thuốc để bồi bổ hay trị bệnh.

Một số loại thuốc như mã tiền có độc tính khi ngâm chỉ dùng để xoa bóp ngoài chứ không dùng để uống. Lý do nhiều người ngâm cả lá ngón - một loại lá rất độc, gây chết người - là vì dễ nhầm lẫn với cây chè vằng. Trong khi đó, chè vằng chỉ dùng để uống trà, không dùng ngâm rượu. Chè vằng hoa trắng còn cây lá ngón có hoa vàng.

- Thứ ba là sai lầm trong cách sử dụng. Cách dùng sai phổ biến là uống rượu thuốc như rượu thường, sử dụng lượng quá nhiều. Rượu thuốc mỗi lần dùng chỉ nên uống 20-50 ml, tương đương một chung nhỏ. Người dân nên uống trong bữa ăn để đỡ kích ứng dạ dày. Rượu thuốc không phải để uống say mà cần điều độ, đều đặn với một liều lượng mỗi ngày.

Sơ cứu khi ngộ độc rượu thuốc

Theo TS-BS Ngọc Lan, khi bị ngộ độc rượu ngâm, người bệnh sẽ có những biểu hiện như buồn ói, tiêu chảy, dị ứng ngứa, tê môi, tê lưỡi..., nặng có thể co giật, liệt cơ, hôn mê, thậm chí tử vong.

Khi thấy người có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối cho bệnh nhân nằm, đầu và vai cao hơn thân. Nếu người bệnh ứ đọng đờm dãi, thở khò khè, bất tỉnh thì cho nằm nghiêng sang một bên, sau đó tìm cách gây nôn hết, xát mạnh hai bên má.

Người bệnh cần ủ ấm và theo dõi liên tục, đảm bảo thở đều, êm, nhận biết được khi gọi hỏi. Tuyệt đối không để bệnh nhân ngủ li bì, cứ vài giờ phải đánh thức, nếu người bệnh tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết.

“Cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước và pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giúp đào thải rượu nhanh hơn. Có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi, trà xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... là loại nước giải độc rượu dạng nhẹ” - BS Lan lưu ý.

Đối với người không biết uống rượu, các bạn có thể vô tư dùng thoải mái không sợ tính cay nóng của rượu bằng biện pháp để rượu ngâm thuốc bắc với thời gian lâu hơn từ 30 – 90 ngày hoặc hạ thổ sẽ khiến rượu thuốc dễ dùng hơn êm ái hơn và nhẹ nhàng hơn.

Thuốc bắc là các bài thuốc quý thường được Đông Y thu thập và dùng chữa bách bệnh. Ở bài này Machinex Việt Nam sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu thuốc bắc đơn giản mà hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị cho 1 bình rượu thuốc Bắc

– 1 thang thuốc Bắc, tùy từng công dụng mà chúng ta có thể chọn những vị thuốc khác nhau để cải thiện sức khỏe cho từng bộ phận, cơ quan trên cơ thể

– Rượu nếp trắng từ 38 – 42 độ

Cách ngâm rượu thuốc hiệu quả

Có 2 cách ngâm rượu thuốc hiệu quả nhất, dễ làm nhất và thường được áp dụng nhất:

Ngâm lạnh:

Cách này thì đại đa phần chúng ta vẫn thường ngâm không chỉ với rượu thuốc bắc mà còn ngâm nó với những động thực vật, thảo dược khác.

Chỉ cần chuẩn bị 1 bình rượu và 1 thang thuốc cho vào bình rồi đổ Rượu lên là xong [tỷ lệ khuyến cáo thông thường cứ 1 thang thuốc với 10 lít rượu nồng độ 38 – 42 độ là ổn].

Ngâm nóng:

Đây là phương pháp ngâm với những dược liệu, thảo dược có cấu tạo rắn chắc khó chiết xuất, khả năng chịu nhiệt cao.

Đun cách thủy hỗn hợp rượu và thuốc bắc [với tỷ lệ 1 thang thuốc bắc : 5 lít rượu nếp sạch] đến khi sôi thì chuyển sang bình ngâm.

Cách dùng rượu ngâm thuốc bắc

Vì rượu ngâm thuốc bắc có toa được cắt phụ thuộc vào sức khỏe từng người chính vì thế hãy hỏi kỹ thầy thuốc đông y về liều lượng dùng như thế nào nhưng mình cũng có 1 số lời khuyên nhỏ:

Đối với người không biết uống rượu, các bạn có thể vô tư dùng thoải mái không sợ tính cay nóng của rượu bằng biện pháp để rượu ngâm thuốc bắc với thời gian lâu hơn từ 30 – 90 ngày hoặc hạ thổ sẽ khiến rượu thuốc dễ dùng hơn êm ái hơn và nhẹ nhàng hơn.

Thứ hai, phải chọn được loại rượu nếp cái hoa vàng càng chuẩn càng tốt vì rượu chuẩn không phải cứ nồng độ cao là gắt sốc bốc lên đầu như bạn vẫn tưởng tượng đâu nhé. Rượu chuẩn luôn êm kể cả khi mới ra lò và ấm nóng tỏa đan điền về sau bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng máy lọc rượu để loại bỏ độc tố trong rượu, giúp khử bỏ được độc tố trước khi ngâm.

Đối với bạn uống rượu tốt hoặc chí ít cũng uống được rượu nếu các thầy thuốc Đông y quên không căn dặn bạn có thể uống từ 1-2 chén mỗi bữa cơm. Duy trì cho hết bình rượu thuốc là ổn.

Nếu có dấu hiệu gì bất thường trong khi toa thuốc cắt bổ dưỡng lại không bổ dưỡng…. Bạn cần dừng lại và kiểm tra lại toa thuốc đang sử dụng.

Ngoài ra, bình ngâm rượu thủy tinh thuốc bắc còn được dùng vào nhiều cách khác nhau không nhất thiết là uống. Nếu bạn bị đau tay do bong gân thì sẽ có loại thuốc phù hợp xoa bóp, đắp rửa, ngâm… phù hợp tùy thuộc vào tình trạng của bạn tại thời điểm đó.

Chủ Đề