Sinh ra ở đâu mà ai cũng anh hùng

Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 11 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.

Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.

Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.

Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.

Chị Võ Thị Sáu hy sinh đã để lại sự thương tiếc vô hạn đối với đồng chí, đồng đội và đồng bào; đồng thời sự hy sinh của chị là lời tố cáo đanh thép đối với sự dã man và âm mưu hèn hạ của chế độ thực dân Pháp lúc bấy giờ.

Chị Võ Thị Sáu là người tử tù đầu tiên ở Côn Đảo cũng là người nữ tù nhỏ tuổi nhất, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu AHLL vũ trang nhân dân vào ngày 02/08/1993. Đó là tấm gương sáng của chị để lại cho chúng ta noi theo, chúng ta nguyện hết lòng ra sức phấn đấu rèn luyện về thể chất, nâng cao trình độ về mọi mặt để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương Đất Đỏ nói riêng và cả nước nói chung, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, văn minh và giàu đẹp./.

Mãi sau này, lớn lên, khi đi xa dòng Cửu Yên bốn mùa xanh mát ấy, mới càng thấy câu thơ của Tế Hanh sao mà sâu sắc: "Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng/ Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?/ Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!". Chẳng biết đó là nỗi thiết tha hoài vọng, nhớ mong và tình yêu son sắt của nhà thơ trong những tháng ngày tập kết xa quê, hay ông đang nói hộ tiếng lòng mình vậy?

1. Thời học sinh ai cũng có một cuốn sổ tay. Mở lại, thấy bồi hồi gặp trang nhật kí chép thơ, cẩn thận kê thước kẻ dưới chân chữ những câu thơ, ý thơ ưa thích: "Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng?/ Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.../ Chẳng phải sông Đà, sông Mã, sông Hồng đôi bờ cát mênh mông/ Thì cũng sông Trà, sông Hương, sông Cửu Long uốn chín đầu rồng/ Chẳng phải rộng xa một tầm cò vỗ cánh/ Cũng xinh xinh vài sải chèo quẫy mạnh/ Quê hương Việt Nam mườn mượt những cánh đồng/ Mỗi con người gắn bó một dòng sông". Sau này, vào đại học, sang kí túc xá Mễ Trì giao lưu, mới biết những câu thơ hào sảng ấy được viết từ năm 1967, khi nhà thơ tương lai Bế Kiến Quốc còn đang là chàng sinh viên Văn khoa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội mới 18 tuổi đời. Cứ nghĩ thầm, chắc chẳng phải ngẫu nhiên nhà thơ viết thế? Vâng, chắc chẳng ngẫu nhiên...

Việt Nam là đất nước của hàng vạn con sông: Hơn 2.360 sông dài trên 10 km, 191 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 6.734,6km được xem là tuyến đường sông quốc gia. Mật độ sông, kênh trung bình cả nước đạt 0,60km/km2, với 23 sông xuyên biên giới. Dọc bờ biển, trung bình cứ 23km lại có một cửa sông. Không biết có thống kê nào, rằng trong suốt hành trình, mỗi dòng sông đã dào dạt chảy qua, ru vỗ sẻ chia đầy vơi ấm lạnh cùng biết bao cuộc đời trong lưu vực của mình?

Sông có mặt trong cuộc sống thường ngày, có mặt trong từng phập phồng nắng mưa mùa màng hoa trái. Một dòng sông gắn với bao bờ bến, gắn với bao tiếng gọi đò thân thuộc! Nỗi đầy vơi của sông từ lâu đã thấm đẫm những trang văn. Phải vì thế mới có một "Dòng sông phẳng lặng" (tiểu thuyết của Tô Nhuận Vỹ) chất chứa thời gian và không gian sử thi oanh liệt, hào hùng của Huế mùa xuân Mậu Thân 1968; một "Sông Đà" vừa kì vĩ dữ dội vừa lãng mạn nên thơ của thiên nhiên Tây Bắc trong tuỳ bút Nguyễn Tuân. Không chỉ thế, cũng có những khúc sông mãi mãi lắng sâu khoảng lặng, chất chứa nỗi niềm đồng đội: "Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi đôi mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi, mãi mãi ngàn năm" (Lê Bá Dương)... 

"Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Sông, tượng hình cuộc sống: Cao như núi, dài như sông. 

Sông còn gắn với thăm thẳm tâm thức tri ân. Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, khởi nguồn từ Điện Biên, chảy qua Sơn La, Bắc Lào rồi tạo nên đồng bằng Thanh Hoá lớn thứ ba Việt Nam, còn có nghĩa sông mẹ. Chứng kiến sự ra đời của Thăng Long từ nghìn năm ấy, cuồn cuộn phù sa từ giữa lòng Châu Á ra phía biển Đông, sông Hồng còn có sách gọi là Nhĩ Hà, Hồng Hà đoạn qua Hà Nội và từ xưa được gọi nôm là sông Cái. Ai đó từng nói, hầu như ở khắp mặt đất trên thế gian, những trung tâm đất nước có sông lớn chảy qua đều gọi là sông Cái, sông Mẹ (người Lào gọi sông Mê Kông là sông Mẹ - Me Khoỏng, người Ai Cập gọi sông Nin là sông Mẹ). Tiếng Việt  cổ gọi "bố" là cha, "cái" là mẹ, phải vì thế mà sông Cái từ bao đời đã thân thiết và thiêng liêng đến thế!

Sông, đồng nghĩa và làm nên sự sống. Sông có khi còn trở thành bút danh cho cả một sự nghiệp và tên tuổi văn chương. Đó là trường hợp nhà thơ có tên thật là Hà Đức Trọng, nhưng trong sáng tác của mình, nhà thơ đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh được mọi người biết đến và lưu trong sử sách là bút danh Thu Bồn - bút danh ông chọn từ tên một dòng sông lớn nhất vùng Quảng Nam quê hương của mình.

Sông chảy trong mỗi cuộc đời, sông nối những nhịp cầu thương nhớ. Sông chảy trong thi ca, sông kết duyên cùng âm nhạc. Phải vì thế, khi nghe lời thơ và giọng ngâm tha thiết trên Đài Tiếng nói Việt Nam bài thơ Vàm Cỏ Đông - một nhánh của sông Vàm Cỏ, chảy qua các tỉnh Tây Ninh, Long An mà khổ mở đầu và khổ kết bài thơ lặp/láy lại thành dấu nhấn: "Ở tận sông Hồng, em có biết/ Quê hương anh cũng có dòng sông/ Anh mãi gọi với lòng tha thiết:/ Vàm Cỏ Đông! Ơi Vàm Cỏ Đông!" của nhà thơ Hoài Vũ thì nhạc sĩ Trương Quang Lục đã trào dâng xúc động và ngay trong đêm ấy. Ca khúc Vàm Cỏ Đông chất chứa niềm tự hào về những dòng sông của quê hương xứ sở đã được ra đời. Cũng như từ những câu tự sự trong bài "Đêm sông Cầu" của Đỗ Trung Lai "Anh qua sông Hồng, sông Đuống/ Mùa mưa bọt nước đỏ ngầu/ Không biết ở nơi em ở/ Êm êm một khúc sông Cầu" đã trở thành ca từ tha thiết giàu sức gợi trong tác phẩm nổi tiếng "Tình yêu trên dòng sông quan họ" của nhạc sĩ Phan Lạc Hoa: "Tình yêu có từ nơi đâu/ Êm êm một khúc sông Cầu? Sao trời lọt qua mắt lưới? Rơi đầy xuống dòng sông sâu”. Từ những tâm tình trong bài "Gửi em ở cuối sông Hồng" của nhà thơ Dương Soái: "Anh ở Lào Cai/ Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt/ Tháng Hai, mùa này con nước/ Lắng phù sa in bóng đôi bờ" đến ca từ ắp đầy thương nhớ trong ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Thuận Yến: "Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt/ Ở nơi anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ/ Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ/ cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước/ nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt/ anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong". 

Cũng như vậy, sông của mỗi người, mỗi ngôi làng, mỗi vùng đất còn được khái quát thành “Khúc hát sông quê” - “Quá nửa đời phiêu dạt/ ta lại về úp mặt vào sông quê/ như thuở nhỏ/ úp mặt vào lòng mẹ/ để tìm sự chở che..." của Lê Huy Mậu - đã được tâm hồn đồng điệu và tài hoa chắp cánh thành một tác phẩm để đời “Khúc hát sông quê” của nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo!

Sông là cội nguồn, nơi hội tụ bến bờ gắn kết lịch sử và văn hoá cộng đồng. Phải vì thế, nhạc sĩ Phó Đức Phương có không ít những ca khúc về sông vẫn xiết bao khắc khoải: "Ơi con sông hiền hòa. Chở đầy nước ngọt phù sa..a..a. Ơi con sông thiết tha, ấp ôm bến bờ xứ sở. Sông mấy ngàn năm tuổi, miệt mài chảy mãi không nguôi, chuyện bao đời sông biết cả, mà sao sông trẻ mãi không già. Chảy đi sông ơi. Chảy đi sông ơi. Ơi con sông trôi suốt muôn đời, hãy cho ta gửi lời thương nhớ. Nhắc dùm ta về nơi góc biển, rằng phía đầu nguồn ta vẫn ngóng trông" (Chảy đi sông ơi!).

Có những dòng sông ngỡ lặng lẽ bên đời như cô công chúa còn chưa thức giấc. Đến Hà Giang - công viên địa chất toàn cầu, với cột cờ Lũng Cú thiêng liêng, với lễ hội hoa tam giác mạch mê đắm lòng người không thể không đi trên con đường Hạnh Phúc với đỉnh đèo bốn mùa bồng bềnh trong mây, nhìn xuống vực dưới sâu hàng nghìn mét, có thể ngắm nhìn dòng sông Nho Quế mềm mại như một nét mày thiếu nữ kiêu sa, mộng mơ xanh ngắt uốn lượn quanh triền núi để cảm nhận sự hùng vĩ của thiên nhiên, một trong những hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á và là một trong những thung lũng có kiến tạo địa chất độc nhất vô nhị của Việt Nam. 

Có những dòng sông huyền thoại chảy như không chảy: "Bây chừ là Huế của sông/ Chảy trong ký ức như không chảy gì!" - bắt nguồn từ ngã ba Tuần, chầm chậm sông Hương suốt một hành trình, chảy vào biết bao trang sách, chảy trong huyết mạch của tình yêu xứ Thần Kinh thơ mộng. Cả đời gắn với Huế và dòng sông ấy, đánh thức cho dòng sông ấy những vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, thăm thẳm lắng sâu, có lúc hoang dại đầy bí ẩn và có lúc dịu dàng, say đắm... bằng nguyên vẹn một trái tim, một phong cách tài hoa, uyên bác, vậy mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn không khỏi ngỡ ngàng khi đặt tên cho bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đặc sắc của mình!

Có những dòng sông dường như sinh ra là để quấn quýt bên nhau làm nên một tổng phổ thanh âm mênh mang sức gợi từ cảnh sắc thiên nhiên đến điệu hò điệu lí, lênh đênh điên điển bè dừa tượng trưng một vùng sông nước. Chín dòng sông hò hẹn - ca khúc của Trúc Phương trong hồn hậu thiết tha của mỗi ca từ, câu nhạc đều líu ríu chân tình chín nhánh Cửu Long tươi ấy: "Em về đó biển xanh đất rộng/ nên phù sa đổ chín cửa sông.../ Gian khổ mấy đời ta cũng chịu / Môi tìm môi để biết tình yêu / Em xun xoe áo lụa hài thêu / Chín tiếng sông hẹn hò/ Lòng quê đáp lại tình quê"! 

Như những cây cầu, những dòng sông kết nối thời gian với bao kỉ niệm. Theo qui luật lở bồi trôi chảy, thì dòng sông dường như vẫn đấy, vẹn nguyên một biểu tượng thuỷ chung. Để bây giờ, sau bao năm đi xa dẫu cùng trời cuối đất - thì mỗi lần trở lại, tác giả của những dòng này vẫn thổn thức bồi hồi một "Dòng sông phía sau nhà" chảy từ kí ức: Đêm, nghe tiếng dòng sông thao thiết/ dân vạn chài lách cách gõ thuyền nan/ Cứ ngẫm nghĩ: Có những điều ngỡ mất/ lại trở thành bất tử với thời gian!"

Hà Nội, 5.3.2020