So sánh chiều cao của người tập luyện TDTT thường xuyên với người bình thường có sự chênh lệch nào

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Nội Tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách tuyệt vời để cảm thấy tốt hơn, tăng cường sức khỏe và tận hưởng cuộc sống.

Tập thể dục có thể ngăn tích tụ mỡ thừa và duy trì giảm cân. Khi hoạt động thể chất, đốt cháy calo, hoạt động càng mạnh, càng nhiều calo bị đốt cháy.

Thật tuyệt vời nếu đi đến phòng tập thường xuyên, nhưng đừng lo lắng nếu bạn không thể có nhiều thời gian trống tập luyện mỗi ngày. Tập thể dục với lượng hoạt động bất kỳ tốt hơn là không có gì cả. Để gặt hái những lợi ích của việc tập thể dục, chỉ cần hoạt động tích cực hơn trong ngày - đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc làm việc nhà. Sự kiên định chính là chìa khóa.

Không quan trọng cân nặng hiện tại của bạn là bao nhiêu, hoạt động thể chất tích cực thúc đẩy lượng Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) – mỡ máu tốt và giảm triglyceride, Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDLc) không lành mạnh, tác dụng kép này giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:

Do đó cũng giúp cải thiện chức năng nhận thức và giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

So sánh chiều cao của người tập luyện TDTT thường xuyên với người bình thường có sự chênh lệch nào

Thể dục thúc đẩy sự tự tin

Hoạt động thể chất kích thích các chất khác nhau trong não có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thư giãn và ít lo lắng hơn.

Bạn cũng có thể thấy bản thân và ngoại hình ổn hơn khi bạn tập thể dục thường xuyên, có thể thúc đẩy sự tự tin của bạn và nâng cao lòng tự trọng của bạn.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp của bạn và tăng sức bền của bạn.

Tập thể dục tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bạn và giúp hệ thống tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Và khi tình trạng tim và phổi của bạn được cải thiện, bạn có nhiều năng lượng hơn để giải quyết công việc hàng ngày.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn có giấc ngủ nhanh hơn, ngon giấc hơn và sâu hơn. Chỉ không nên tập thể dục quá gần với giờ lên giường, nếu không bạn sẽ có quá nhiều năng lượng và trằn trọc khó ngủ.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện mức năng lượng và tăng sự tự tin về ngoại hình của bạn, điều này có thể thúc đẩy đời sống tình dục của bạn.

Nhưng thậm chí còn nhiều hơn thế. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể tăng cường hưng phấn cho phụ nữ. Và những người đàn ông tập thể dục thường xuyên ít gặp vấn đề về rối loạn cương dương hơn những người đàn ông không tập thể dục.

Tập thể dục và hoạt động thể chất thật thú vị với cơ hội để thư giãn, tận hưởng ngoài trời hoặc đơn giản là tham gia vào các hoạt động khiến bạn hạnh phúc. Hoạt động thể chất cũng có thể giúp bạn kết nối với gia đình hoặc bạn bè trong một môi trường xã hội vui vẻ.

Vì vậy, tham gia một lớp học khiêu vũ, đi bộ đường dài hoặc tham gia một đội bóng đá. Hãy tìm một hoạt động thể chất mà bạn thích, và chỉ cần làm điều đó. Hãy thử một cái gì đó mới, hoặc làm một cái gì đó cùng bạn bè hoặc gia đình.

So sánh chiều cao của người tập luyện TDTT thường xuyên với người bình thường có sự chênh lệch nào

Hoạt động thể chất cũng có thể giúp bạn kết nối với bạn bè

Đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị:

  • Thực hiện các động tác aerobic vừa ít nhất 150 phút một tuần hoặc 75 phút động tác aerobic mạnh mỗi tuần. Các hướng dẫn đề nghị bạn mở rộng bài tập này ra suốt cả tuần. Ví dụ như chạy, đi bộ hoặc bơi lội. Ngay cả hoạt động thể chất nhẹ nhẹ cũng hữu ích, và những hoạt động tích lũy trong suốt cả ngày sẽ tăng thêm lợi ích cho sức khỏe.
  • Tập các bài tập các nhóm cơ chính ít nhất 02 lần một tuần, ví dụ như kết hợp nâng tạ tự do, sử dụng máy tạ hoặc huấn luyện thể trọng.

Hãy mở rộng các hoạt động ra cả tuần. nếu bạn muốn giảm cân, đạt những các mục tiêu tập thể dục cụ thể hoặc nhận được nhiều lợi ích hơn nữa, bạn có thể cần tăng các động tác aerobic vừa của mình lên 300 phút hoặc hơn một tuần.

Bạn nên thăm khám bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về thể lực của mình, đã không tập thể dục trong một thời gian dài, có các vấn đề sức khỏe mãn tính, như bệnh tim, tiểu đường hoặc viêm khớp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn Mayoclinic

5 chỉ số đánh giá sức khỏe bạn cần ghi nhớ và kiểm tra thường xuyên

XEM THÊM:

PHẦN I: MỞ ĐẦU

     1. Lý do chọn đề tài

     TDTT là một phương tiện có hiệu quả để nâng cao sức khỏe và thể lực cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần tích cực bồi dưỡng nguồn lực con người, đáp ứng yêu cầu lao động và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy phát triển TDTT được coi như một nội dung quan trọng của chính sách xã hội nhằm chăm lo và bồi dưỡng nguồn lực con người.

     Giáo dục thể chất là biện pháp có hiệu quả để tăng cường lực lượng lao động sản xuất và học tập quốc phòng của cán bộ và nhân dân ta. Thông qua giáo dục thể dục để bồi dưỡng những đức tính tốt đẹp như: Dũng cảm, ngoan cường, tổ chức, kỷ luật, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, làm không khí môi trường thêm tươi vui, lành mạnh, phấn khởi, lạc quan, góp phần vào việc giáo dục đức dục, trí dục, mỹ dục, lao động cho học sinh.

     Trong giáo dục thể chất, điền kinh là nội dung cơ bản, là nền tảng để phát triền các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Trong đó nhảy cao là một nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực. Trước yêu cầu này đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy, những bài tập hợp lí phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là phát triển thành tích môn nhảy cao.

     Nền tảng thể lực của học sinh vẫn còn hạn chế. Đặc biệt thành thích môn nhảy cao của học sinh còn thấp so với thành tích môn nhảy cao của các trường trong quận và của thành phố Hà Nội.

     Xuất phát từ những lí do trên để khắc phục và cải thiện thành tích cho học sinh chúng tôi nghiên cứu đề tài:“Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9”.

     2. Mục đích nghiên cứu:

     Thông qua kết quả nghiên cứu lựa chọn được một số bài tập phát triển sức mạnh trong môn nhảy cao phù hợp với học sinh nam khối 9. Từ đó nâng cao thành tích nội dung “Nhảy cao kiểu bước qua”.

     3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

     3.1. Đối tượng nghiên cứu:

     Các phương pháp và bài tập nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung nhảy cao kiểu bước qua.

     3.2. Khách thể nghiên cứu:

     Chọn đối tượng là 40 em học sinh nam ở khối 9 chia ra làm 2 nhóm:

-  Nhóm thực nghiệm: Gồm 20 em học sinh nam lớp 9A

- Nhóm đối chứng: Gồm 20 em học sinh nam lớp 9C

     4. Phạm vi nghiên cứu:

Các phương pháp và bài tập phát triển sức mạnh nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh khối 9.

     5. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật trong môn nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh khối 9 .

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức mạnh nâng cao thành tích môn nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh khối9.

     6. Giả thiết khoa học.

Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện điền kinh nói chung và nhảy cao nói riêng, cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tố chất, đồng thời dung các phương pháp huấn luyện khoa học, xúc tiến cho việc phát triển tố chất thể lực của người tập nói chung và học sinh nói riêng.

     7. Phương pháp nghiên cứu:

7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo:

7.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:

7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:

7.5. Phương pháp toán học thống kê:

     8. Kế hoạch nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu:

Giai đoạn 1 : từ tháng 9/2018 đến 11/2018

Xác đinh tên đề tài nghiên cứu.

Giai đoạn 2 : từ tháng 11/2018 đến tháng 01/2019

Giai đoạn 3 : từ tháng 1/2019 đến tháng 02/2019 hoàn thiện sáng kiến

     9. Những đóng góp mới của đề tài

     Ứng dụng các bài tập sẽ tạo điều kiện cho các em phát triển tố chất sức mạnh cho yêu cầu của môn nhảy cao, các tố chất thể lực nhằm đạt thành tích cao trong học tập và trong thi đấu thể thao, đặc biệt là hội khỏe phù đổng các cấp.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

     1. Khái niệm về giáo dục thể chất:

     1.1. Khái niệm về giáo dục thể chất:

     Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người.

     Giáo dục thể chất được chia thành 2 mặt riêng biệt: daỵ học động tác và giáo dục các tố chất vận động.

     1.2. Khái niệm về phát triển thể chất:

     Phát triển thể chất là sự thay đổi kích thước, chức năng cơ thể diễn ra trong suốt cuộc đời. Sự phát triển thể chất biểu hiện ra bên ngoài như thay đổi về chiều cao, cân nặng, thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi khả năng vận động như các tố chất nhanh, mạnh, bền, dộ dẻo, sự khéo léo, năng lực phối hợp vận động.

     Sự phát triển thể chất diễn ra dưới sự ảnh hưởng của 3 nhân tố:

- Bẩm sinh, di truyền.

- Môi trường.

- Giáo dục.

     2. Quan điểm của Đảng và Chính phủ về công tác TDTT

     2.1. Về công tác TDTT

     Các quan điểm của Đảng về phát triền TDTT là những định hướng cơ bản để xác định vị trí và mối quan hệ của toàn bộ sự nghiệp TDTT đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… 

     Các nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, thứ VII và thứ VIII, IX và X của Đảng đã được xác định những quan điểm cơ bản và chủ trường lớn để chỉ đạo công tác TDTT trong sự nghiệp đổi mới.

     2.2. Về giáo dục thể chất trường học:

     Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 tại điều quy định: Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT.

     Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban Bí Thư trung ương Đảng (khóa VII) giao trách nhiệm cho Bộ Giáo Dục – Đào tạo và Tổng cục TDTT.

     Luật giáo dục được Quốc hội Khóa IX Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 2/12/1998 và Pháp lệnh TDTT được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tháng 9/2000 quy định: “Nhà nước coi trọng TDTT trường học nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất cho tầng lớp thanh thiếu niên, nhi đồng”.

     3. Sơ lược về hệ thống GDTC đối với học sinh THCS:

     3.1. Cơ cấu hình thức và nội dung của công tác GDTC trong các trường THCS:

Các nội dung cơ bản của công tác GDTC trong trường học bao gồm:

Thực hiện giờ học TDTT nội khóa tối thiểu 2 tiết/ tuần theo chương trình quy định.

Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm 1 lần.

Tổ chức tập luyện ngoại khóa theo câu lạc bộ thể thao tự chọn trong trường học.

     3.2. Đặc điểm phát triển của học sinh THCS

     3.2.1 Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS.

     3.2.2 Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS:

     3.2.3 Sự hình thành kiểu quan hệ mới:

     3.2.4 Hoạt động giao tiếp của học sinh THCS với bạn bè:

     3.2.5 Sự hình thành tự ý thức của học sinh THCS:

     3.2.6 Sự hình thành tình cảm ở lứa tuổi học sinh THCS:

     3.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 14:

     Tuổi này chủ yếu là tuổi hình thành thế giới quan, tự ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi lãng mạn, mơ ước độc đáo, và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hứng thú:

Tình Cảm:

Trí tuê:

Tư duy:

Sự phát triển tự ý thức:

Giao tiếp:

     3.4. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14:

- Hệ thần kinh:

- Hệ vận động:

- Hệ tuần hoàn:

- Hệ Hô hấp:

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NHẢY CAO KIỂU BƯỚC QUA CHO HỌC SINH NAM KHỐI 9

1. Đánh giá thực trạng giảng dạy và học tập môn giáo dục thể chất (nhảy cao) của trường làm nghiên cứu.

            1.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên TDTT của trường làm nghiên cứu.

     Đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên thể dục nói riêng sẽ là lực lượng chủ chốt trực tiếp tổ chức và quản lý giờ học của học sinh, là nhân tố quyết định đến hiệu quả chất lượng giờ học của học sinh. Kết quả điều tra đội ngũ giáo viên giảng dạy thể dục của trường được thể hiện cụ thể ở bảng 1.

Bảng 2.1: Đội ngũ giáo viên TDTT của trường làm nghiên cứu

TT

Trình độ

Số lượng

Thâm niên công tác

Chuyên sâu

Trên 20 năm

3-20 năm

Dưới 3 năm

1

Trung cấp

0

2

Cao đẳng

1

1 Điền kinh

1

3

Đại học

1

1 Bóng Rổ,

Bóng Đá

1

4

Trên đại học

0

Tổng

2

1

1

     Kết quả điều tra bảng 1 cho ta thấy: Trường có tổng là 2 giáo viên thể dục. Trong đó, có 1 giáo viên có trình độ chuyên môn đại học, 1 giáo viên trình độ cao đẳng, không có giáo viên nào trình độ trung cấp. Cả trường có tổng số học sinh là 635 học sinh, bình quân số GV/HS 1/317. Có 1 giáo viên có thâm niên công tác trên 20 năm, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, trình độ chuyên môn ở mức cao đẳng, 1 giáo viên có trình độ đại học có kinh nghiệm giảng dạy tương đối. Đồng thời mỗi giáo viên lại có một trình độ chuyên môn về lĩnh vực chuyên sâu khác nhau. Đây là thuận lợi cho các giáo viên trong việc giảng dạy có thể trao đổi kinh nghiệm cũng như học hỏi lẫn nhau tạo nhiều thuận lợi trong việc tìm ra những phương pháp giảng dạy mới.

     1.2. Thực trạng cơ sở vật chất của trường làm nghiên cứu

     Về cơ sở vật chất, ngoài thiết bị được cấp, trường luôn tích cực huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, dụng cụ vào trang thiết bị học tập khá đầy đủ nhưng còn hạn chế về chất lượng và ít được sử dụng trong quá trình dạy học. Qua khảo sát, chúng tôi có số liệu cụ thể như sau:

     Bảng 2.2: Cơ sở vật chất trong trường làm nghiên cứu

TT

Cơ sở vật chất

Số lượng

1

Nhà thể chất

1

2

Sân trường

1

3

Sân chơi, Bãi tập

2

Tổng

4

     2. Thực trạng giảng dạy môn nhảy cao của khối

 - Thực trạng về bài tập nâng cao hiệu quả về thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9

- Thực trạng về bài tập nhằm nâng cao hiệu quả về thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9

     Các bài tập mà giáo viên đưa ra cho học sinh luyện tập còn chưa đa dạng và phong phú nên hiệu quả đạt chưa cao. Các bài tập nâng cao thành tích nhảy cao đưa ra đã lâu nên không phù hợp với thể chất và thể trạng của các em hiện nay. Do phải tập luyện dưới nền sân bê tông nên các bài tập mà giáo viên đưa ra bị hạn chế rất nhiều. Dụng cụ sử dụng đã lâu, rất cũ nên cũng gặp khó khăn trong giảng dạy.

     3. Những thuận lợi trong việc giảng dạy nội dung nhảy cao kiểu bước qua của học sinh nam khối 9:

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của ban lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể trong và ngoài trường, các bậc phụ huynh trong công tác GDTC, luôn động viên khuyến khích phát triển phong trào tập luyện TDTT trong và ngoài đơn vị nhà trường. Đó là nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục học sinh phát triển một cách toàn diện, có sức khỏe tốt để phục vụ cho công việc học tập và lao động, trong sáng về tinh thần, tránh xa hiện tượng xã hội.

     4. Những khó khăn trong nội dung giảng dạy nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9:

Qua quá trình điều tra thực tế năm học 2018-2019 cho thấy một số thực trạng sau:

- Nhận thức của các em đối với môn thể dục còn chưa cao các em còn coi nhẹ môn thể dục.

- Tinh thần học tập, rèn luyện của các em chưa cao.

     5. Các phương pháp và bài tập nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua

     5.1. Phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh.

     Sử dụng các phương pháp tập luyện khác nhau như trò chơi phát triển sức bật, phối hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau trong các tiết học để các em có hứng thú tập luyện như phương pháp trong chơi, thi đấu giữa các nhóm.

     5.2. Tổ chức tập luyện thêm trong TDTT ngoại khóa.

      Thành lập các nhóm tập luyện vào các buổi chiều và sáng sớm, khuyến khích các em tự tập vào các buổi sáng thường xuyên, kiểm tra thành tích cũng như tổ chức thi đấu để các e tích cực tập luyện, tạo ra phong trào tự tập của học sinh ở nhà.

     5.3. Giảng dạy kỹ thuật và sức mạnh cho nội dung nhảy cao.

Sức mạnh tốc độ: Dạng sức mạnh này thể hiện trong động tác chạy đà.

Sức mạnh bột phát: Dạng sức mạnh thể hiện trong động tác giậm nhảy(sức bật).

Theo “Tính chu kỳ trong huấn luyện thể thao” hầu hết các môn thể thao đều cần sức mạnh, những tố chất sức mạnh cần thiết cho từng môn thể thao khác nhau gọi là sức mạnh đặc thù của môn nào đó. Sức mạnh tối đã đóng vai trò quan trọng nếu không nói là quyết định trong việc tạo ra sức mạnh đặc thù của môn thể thao.

     5.4. Các bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh

- Chạy 30m xuất phát cao.

- Chạy 30m tốc độ cao.

- Chạy 60m xuất phát cao.

- Chạy đạp sau 30m.

- Bật xa tại chỗ.              

- Bật cao tại chỗ.

- Bật cóc 15m.

- Lò cò nhanh một chân 15m.

    5.5. Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua.

- Giảng dạy kỹ thuật gồm 4 giai đoạn: chạy đà, dậm nhảy, trên không và tiếp đất.

+ Giai đoạn chạy đà.

+ Tư thế chuẩn bị: 

+ Chạy đà gồm 2 phần:

+ Giai đoạn giậm nhảy:

+ Giai đoạn trên không:

+ Giai đoạn tiếp đất:

Sau khi qua xà chân lăng chủ động tiếp đất. Hai tay duỗi ra để chủ động giữ thăng bằng.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

     1. Cơ sở lý luận để lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh nâng cao  thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9.

     1.1. Cơ sở lí luận để lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh nâng cao  thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9

     Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh

     1.2. Cơ sở thực tiễn để lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh nâng cao  thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9

     Căn cứ và thực trạng hiệu quả học tập và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả học tập.

     1.3. Cơ sở lý luận về tố chất sức mạnh để lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh nâng cao  thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9

     * Khái niệm về sức mạnh

- Sức mạnh là khả năng của con người sinh ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp.

- Phân loại sức mạnh: Phân chia năng lực, phát huy lực của con người thành các loại:

+ Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh).

+ Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các động tác nhanh).

     2. Lựa chọn test đánh giá sức mạnh nâng cao thành tích trong môn nhảy cao

     Để xác định một cách khách quan, dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các giáo viên thể dục ở các trường THCS trong quận để xem xét đánh giá mức độ quan trọng của hai tố chất thể lực trên. Câu hỏi được đưa ra gồm hai yếu tố về mặt tố chất thể lực được đánh giá theo 3 mức sau:

Rất quan trọng.

Quan trọng.

Bình thường.

Phỏng vấn tiến hành một lần đối với 20 giáo viên thể dục ở các trường THCS trên địa bàn quận

Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn vai trò các tố chất thể lực trong phát triển thành tích nhảy cao.

NHÓM

NỘI DUNG

Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

SL

TL%

SL

TL%

SL

TL%

TEST

Sức mạnh tốc độ

17

85

2

10

1

5

Sức mạnh bột phát

19

95

1

5

0

0

     Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3, chứng tỏ hầu hết đều cho rằng các tố chất phát triển sức mạnh bột phát và sức mạnh tốc độ có tác động lớn đến việc nâng cao thành tích nhảy cao. Dựa trên kết quả phỏng vấn hai tố chất thể lực phát triển sức mạnh trên xác định được một số bài tập sau:

     Bảng 3.2: Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ và sức mạnh bột phát:

STT

Bài tập về sức mạnh tốc độ

STT

Bài tập về sức mạnh bột phát

Chạy 30m xuất phát cao

Bật xa tại chỗ

Chạy 30m tốc độ cao

Bật cao tại chỗ

Chạy 60m xuất phát cao

Bật cóc 15m

Chạy đạp sau 30m

Lò cò nhanh một chân 30m

     Xong để xác định được các bài tập này có độ tin cậy và có giá trị sử dụng hay không? tiến hành phỏng vấn các giáo viên thể dục để đánh giá xác định độ tin cậy của các bài tập đã đưa ra.

     Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh:

TT

NỘI DUNG

SỐ PHIẾU

ĐỒNG Ý

KHÔNG ĐỒNG Ý

Phát ra

Thu vào

SL

TỈ LỆ%

SL

TỈ LỆ%

Chạy 30m xuất phát cao

20

20

17

85

3

15

Chạy 30m tốc độ cao

20

20

19

95

1

5

Chạy 60m xuất phát cao

20

20

17

85

3

15

Chạy đạp sau 30m

20

20

20

100

0

0

Bật tại chỗ

20

20

18

90

2

10

Bật cao tại chỗ

20

20

20

100

0

0

Bật cóc 15m

20

20

20

100

0

0

Lò cò một chân 30m

20

20

20

100

0

0

     Qua kết quả phỏng vấn thấy rằng trong 8 bài tập ở phiếu phỏng vấn đưa ra có tỷ lệ đồng ý cao. Điều đó cho thấy độ tin cậy của các bài tập có giá trị thực tiễn trong huấn luyện và giảng dạy. Từ kết quả trên đưa toàn bộ 8 bài tập phát triển sức mạnh này vào thực nghiệm.

     3. Đánh giá hiệu quả của các bài tập trong quá trình giảng dạy (kết quả kiểm tra trước và sau tập luyện)

     3.1.Tổ chức thực nghiệm

     Đánh giá kết quả trước TN:

     Như đã trình bày ở trên chúng tôi lựa chọn được 8 bài tập cho các em nam học sinh khối 9. Vấn đề đặt ra là phải kiểm chứng hiệu quả của các nhóm bài tập đó được áp dụng vào thực tiễn huấn luyện. Để đạt được điều này chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm theo phương pháp song song giữa 2 nhóm với tổng số là 40 em của 2 lớp mỗi nhóm lớp có 20 em học sinh nam.

Nhóm thực nghiệm(TN) Lớp 9A tập luyện theo bài tập mới.

Nhóm đối chứng(ĐC) Lớp 9C tập luyện theo kế hoạch đang thực hiện.

Thời gian thực nghiệm là 2 tháng với tổng số 8 tuần. Mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 45 phút.

Để đảm bảo tính khách quan làm cơ sở việc đánh giá sau thực nghiệm. Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ thể lực của 2 nhóm thông qua 2 test sau đây:

Các test đó là:

Test 1: Bật cao tại chỗ

+ Mục đích: Để đánh giá sức mạnh bột phát.

+ Yêu cầu: thực hiện 2 lần lấy thành tích tốt nhất, thành tích tính ra cm.

Test 2: Nhảy cao có đà.

+ Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ của học sinh nam khối 9.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tiến hành kiểm tra kết quả lần 1 ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sau 8 tuần thực nghiệm, kiểm tra lần 2 để so sánh đánh giá thành tích giữa hai nhóm nhằm đánh giá hiệu quả của các bài tập đã đưa vào thực nghiệm.

Sau khi tiến hành tính toán các số liệu thu thập được, có được các tham số: Giá trị Trung bình ( ), Độ lệch chuẩn (), giá trị tăng trưởng W% Ttính.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra của hai nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm.

Bài tập

Tham số

Bật cao tại chỗ

Nhảy cao có đà

TN

ĐC

TN

ĐC

49,45

49,35

127,75±8,81

128,00±8,94

1,64

1,87

8,81

8,94

Ttính

0,18

0,04

Tbảng

1,96

1,96

p

>0,05

>0,05

Kết quả phân tích được minh họa ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1: So sánh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.1. cho thấy:

Bật cao tại chỗ:

Có Ttính

Nhảy cao có đà.

Có Ttính < Tbảng nên sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu không có ý nghĩa thống kê.

Hay nói cách khác là không có sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Qua đó cho thấy rằng các số liệu thu được trước và sau tập luyện đều có: hệ số biến thiên (Cv%) của các Test đều nhỏ hơn 10% phản ánh được đám đông số liệu là tương đối đồng đều; Sai số tương đối đều <0,05, nên giá trị trung bình mẫu đủ tính đại diện.

     Đánh giá kết quả sau TN:

Sau khi có kết quả đánh giá của cả 2 nhóm thực nhiệm và đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau sự chênh lệch không đáng kể, thì bắt đầu đưa các bài tập vào áp dụng thực nghiệm trong 8 tuần liên tục.

Lớp 9A (20em): Tập luyện các bài tập đã lựa chọn (TN)

Lớp 9C (20em): Tập luyện theo giáo án của giáo viên theo phương pháp truyền thống.

Các bài tập phát triển sức mạnh sử dụng trong giảng dậy nhảy cao kiểu bước qua được quy định về khối lượng, cường độ và quãng nghỉ như sau:

Bảng 3.5. Các bài tập phát triển sức mạnh sử dụng trong giảng dạy
nhảy cao

STT

NỘI DUNG

Khối lượng bài tập

Cường độ bài tập (%)

Quãng Nghỉ

(phút)

1

Chạy 30m xuất phát cao

3 lần x 30m

95%

1 – 2’

2

Chạy 30m xuất phát thấp

3 lần x 30m

100%

2’

3

Chạy 60m xuất phát cao

3 lần x 60m

90 – 95%

3 – 4’

4

Chạy đạp sau 30m

3 lần x 30m

100%

3 – 4’

5

Bật xa tại chỗ

5 – 7 lần

100%

1 – 2’

6

Bật cao tại chỗ

3tổ x 20 lần

85 – 95%

2 – 3’

7

Bật cóc 15m

3tổ x 20 lần

90 – 95%

3 – 4’

8

Nhảy lò cò nhanh một chân 30m

3lần x 30m

90 – 95%

2 – 3’

Kết quả thu được sau thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.6 và biểu đồ 3.2:

Bảng 3.6: So sánh sự phát triển của nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm (TTN) và sau thực nghiệm (STN).

TT

Tên Test

TTN

STN

W%

t

P

 ±

 ±

1

Bật cao tại chỗ

49,45±1,64

53,75±2,22

8,33

3,79

<0,05

2

Nhảy cao có đà

127,75±8,84

134,50±7,05

5,15

4,05

<0,05

Kết quả phân tích được minh họa ở biểu đồ 3.2

Thành tích(cm)

Biểu đồ 3. 2: So sánh sự phát triển của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm.

Qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.2 cho thấy nhóm đối chứng có sự phát triển về sức mạnh tốc độ trước và sau tập luyện cụ thể như sau:

Bật cao tại chỗ:

+ Trước thực nghiệm có:= 53,75 ±2,22

So sánh cho thấy có sự phát triển với nhịp tăng trưởng W = 8,83% với ttính = 3.79 > tbảng(t bảng = 2,093) nên sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê.

Nhảy cao có đà.

  • Trước thực nghiệm có:   = 127,75 ±8,81
  • Sau thực nghiệm có:      = 134,50 ± 7,05

So sánh cho thấy có sự phát triển với nhịp tăng trưởng W = 5,15% với ttính = 4,05> tbảng = 2,093 nên sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.7: So sánh sự phát triển của nhóm đối chứng trước (TTN) và sau thực nghiệm (STN).

TT

Tên Test

TTN

STN

W%

t

p

 ±

 ±

1

Bật cao tại chỗ

49,35±1,87

51,45±2,04

4,38

13,08

<0,05

2

Nhảy cao có đà

128±8,94

129,75±6,74

1,36

2,67

<0,05

Kết quả phân tích được minh họa ở biểu đồ 3.3:

Biểu đồ 3.3: So sánh sự phát triển của nhóm đối chứng trước và
 sau thực nghiệm

Qua bảng 3.7 và biểu đồ 3.3. cho thấy nhóm đối chứng có sự phát triển về sức mạnh tốc độ trước và sau tập luyện cụ thể như sau:

Bật cao tại chỗ:

  • Trước thực nghiệm có:   =  49,35 ±1,87
  • Sau thực nghiệm có:      =  51,45 ± 2,04

  So sánh cho thấy có sự phát triển với nhịp tăng trưởng W = 1,36% với Ttính = 2,67 > tbảng = 2,093 nên sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê.

Qua phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh quá trình nghiên cứu đưa được kết quả tổng hợp như sau ở bảng 3.8

Bảng 3.8: So sánh sự phát triển của nhóm TN và nhóm ĐC
 sau thực nghiệm.         

Bài tập

Tham số

Bật cao tại chỗ

Nhảy cao có đà

TN(n=20)

ĐC(n=20)

TN(n=20)

ĐC(n=20)

53,75

51,45

134,50

129,75

2,222

2,04

7,05

6,74

Ttính

3,41

2,11

Tbảng

2,048

2,048

p

<0,05

<0,05

Kết quả phân tích được minh họa ở biểu đồ3.4:

Biểu đồ 3.4: So sánh nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

Qua bảng 3.8 và biểu đồ 3.4 cho thấy:

Bật cao tại chỗ:

Có ttính = 3,41> tbảng = 2,093 nên sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê.

Nhảy cao có đà:

Có ttính = 2,11 > tbảng = 2,093 nên sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình mẫu có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác là có sự khác biệt giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

Biểu đồ 3.5: Nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm.

Diễn biến nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều tăng sau 8 tuần tập luyện.

Kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao, đồng đều và ổn định hơn so với nhóm đối chứng.

Tóm lại: từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy qua hai nội dung kiểm tra, nhóm thực nghiệm đều phát triển hơn nhóm đối chứng, đạt sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác suất p < 0,05.

Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh đã thể hiện tính hiệu quả đến việc huấn luyện nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh nam khối lớp 9

Từ kết quả nghiên cứu cho phép nhận xét:

Qua nghiên cứu đã chọn được 8 bài tập phát triển sức mạnh cho học sinh nam khối 9. Qua kiểm tra diễn biến nhịp tăng trưởng thành tích của học sinh ở hai nhòm thực nghiệm và đối chứng đều tăng, nhưng nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao đồng đều và ổn định hơn nhóm đối chứng.

Sau 8 tuần thực nghiệm sư phạm ở khối học sinh nam khối 9 các bài tập huấn luyện phát triển sức mạnh có hiệu quả với độ tin cậy ở ngường xác suất thống kê P < 0,05.

     3.2 Khả năng ứng dụng:

Môn thể dục hay bất kỳ bộ môn nào, người giáo viên cũng cần phải có nghệ thuật trong giảng giải, phân tích kỹ thuật động tác để cuốn hút các em mỗi khi tham gia học tập và rèn luyện. Phải quan tâm, theo dõi điều chỉnh, hệ thống hóa kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phân phối chương trình. Đối với những tiết học sinh hứng thú thì nên tăng lượng vận động kích thích kịp thời cho các em và ngược lại. Rèn luyện sức mạnh là vấn đề cần thiết hiện nay nên được nhân rộng trong các nhà trường tập luyện để có sức khỏe, chính vì vậy, nó rất thực tế, gần gũi với học sinh và qua đó có thể nhân rộng ra xã hội.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra những kết luận sau:

Qua khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh trong giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh Zkhối 9. Cho thấy sự phát triển tố chất sức mạnh trong môn nhảy cao kiểu bước qua cho các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc quan tâm nghiên cứu tìm ra các bài tập phát triển tố chất sức mạnh nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật nhảy cao là rất cần thiết.

Qua các bước nghiên cứu đề tài đã xác định được 8 bài tập phát triển sức mạnh nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho học sinh nam khối 9. Đảm bảo có giá trị thông báo và đủ độ tin cậy đó là:

Bài tập sức mạnh về tốc độ:

Chạy 30m xuất phát cao.

Chạy 30m tốc độ cao.

Chạy 60m xuất phát cao.

Chạy đạp sau 30m.

Bài tập về sức mạnh bột phát:

Bật xa tại chỗ.

Bật cao tại chỗ.

Bật cóc 15m.

Lò cò một chân 30m.

Sau quá trình thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy các bài tập mà đề tài đã lựa chọn đã có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao thành tích nhảy cao kiểu bước qua cho nam học sinh khối 9.

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho phép có một số kiến nghị sau:

Có thể sử dụng các hệ thống bài tập trên để đưa vào quá trình giảng dậy và huấn luyện nội dung nhảy cao cho các trường THCS trên địa bàn quận nói riêng và các trường THCS nói chung.

Do chương trình ở bậc THCS chỉ có 2 tiết/ tuần. Vì vậy cần tăng cường thời gian để tập luyện ngoại khóa cho học sinh, góp phần nâng cao sức khỏe.Nhà trường cùng gia đình và cơ quan đoàn thể cần quan tâm đến trang phục của các em học sinh trong tập luyện TDTT.Cần mở rộng nghiên cứu này trên các đối tượng khác để hình thành hệ thống bài tập phù hợp với các đối tượng, các lứa tuổi khác.

Những bài tập mà chúng tôi lựa chọn và thực hiện ở trên có thể sử dụng hoặc làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên, huấn luyện viên đưa vào giảng dạy và huấn luyện cho các em học sinh khối 9 các trường THCS khác.