So sánh rơ le trung gian và contactor

Hệ thống điện động lực, điều khiển, bảo vệ hệ thống lạnh

Để làm nhiệm vụ điều khiển, đóng mở máy trong các mạch điện người ta sử dụng nhiều thiết bị điện khác nhau.

Aptomat [mccb]

Để đóng ngắt không thường xuyên trong các mạch điện người ta sử dụng các aptomat. Cấu tạo aptomat gồm hệ thống các tiếp điểm có bộ phận dập hồ quang, bộ phận tự động cắt mạch để bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Bộ phận cắt mạch điện bằng tác động điện từ theo dòng cực đại. Khi dòng vượt quá trị số cho phép chúng sẽ cắt mạch điện để bảo vệ thiết bị.

Như vậy áptomat được sử dụng để đóng, ngắt các mạch điện và bảo vệ thiết bị trong trong trường hợp quá tải.

Hình 10-1: Thiết bị đóng ngắt điện tự động [aptomat]

Rơ le nhiệt bảo vệ quá dòng và quá nhiệt [ocr]

Rơ le nhiệt được sử dụng để bảo vệ quá dòng hoặc quá nhiệt. Khi dòng điện quá lớn hoặc vì một lý do gì đó nhiệt độ cuộn dây mô tơ quá cao. Rơ le nhiệt ngát mạch điện để bảo vệ mô tơ máy nén.

Rơ le nhiệt có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài máy nén. Trường hợp đặt bên ngoài rơ le nhằm bảo vệ quá dòng thường được lắp đi kèm công tắc tơ. Một số máy lạnh nhỏ có bố trí rơ le nhiệt bên trong ở ngay đầu máy nén.

1- Dây nối, 2- Chụp nối; 3- Chốt tiếp điểm; 4- Đầu cực 5- Tiếp điểm;

6- Cơ cấu lưỡng kim; 7- Điện trở; 8- Thân; 9- Vít

Hình 10-2: Rơ le nhiệt lắp trong máy nén

Hình 10-3: Rơ le nhiệt và mạch điện

Phần tử cơ bản của rơ le nhiệt là một cơ cấu lưỡng kim gồm có 2 kim loại khác nhau về bản chất, có hệ số giãn nở nhiệt khác nhau và hàn với nhau. Bản lưỡng kim được đốt nóng bằng điện trở có dòng điện của mạch cần bảo vệ chạy qua. Khi làm việc bình thường sự phát nóng ở điện trở này không đủ để cơ cấu lưỡng kim biến dạng. Khi dòng điện vượt quá định mức bản lưỡng kim bị đốt nóng và bị uốn cong, kết quả mạch điện của thiết bị bảo vệ hở

Công tắc tơ và rơ le trung gian

Các công tắc tơ và rơ le trung gian được sử dụng để đóng ngắt các mạch điện. Cấu tạo của chúng bao gồm các bộ phận chính sau đây :

1. Cuộn dây hút

2. Mạch từ tính

3. Phần động [phần ứng]

4. Hệ thống tiếp điểm [thường đóng và thường mở]

Hình 10-4: Công tắc tơ

Cần lưu ý các tiếp điểm thường mở của thiết bị chỉ đóng khi cuộn dây hút có điện và ngược lại các tiếp điểm thường đóng sẽ mở khi cuộn dây có điện, đóng khi mất điện.

Hệ thống các tiếp điểm có cấu tạo khác nhau và thường được mạ kẽm để đảm bảo tiếp xúc tốt. Các thiết bị đóng ngắt lớn có bộ phận dập hồ quang ngoài ra còn có thêm các tiếp điểm phụ để đóng mạch điều khiển.

Rơ le bảo vệ áp suất và thermostat

Để bảo vệ máy nén khi áp suất dầu và áp suất hút thấp, áp suất đầu đẩy quá cao người ta sử dụng các rơ le áp suất dầu [OP], rơ le áp suất thấp [LP] và rơ le áp suất cao [HP]. Khi có một trong các sự cố nêu trên, các rơ le áp suất sẽ ngắt mạch điện cuộn dây của công tắc tơ máy máy nén để dừng máy.

Dưới đây chúng là cấu tạo và nguyên lý làm việc của các rơ le áp suất

Rơ le áp suất dầu

1- Phần tử cảm biến áp suất dầu; 2- Phần tử cảm biến áp suất hút; 3- Cơ cấu điều chỉnh; 4- Cần điều chỉnh; 5-

Rơ le trung gian [relay trung gian]  được lắp đặt tích hợp trong hầu hết các bảng mạch điện tử điều khiển nào. Thiết bị có vai trò trung gian giữa khối điều khiển [như PLC, vi xử lý] và khối động lực công suất lớn [khởi động từ contactor, thiết bị đóng ngắt công suất lớn]. Vậy rơ le trung gian là gì? nó được cấu tạo như thế nào? và ứng dụng ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hiểu về Rơ le trung gian

Được cấu tạo từ nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt, với thiết kế nhỏ gọn, module hóa, dễ dàng lắp đặt và thay thế. Ngày nay relay trung gian được dùng rất nhiều trong ngành điện tử, đặc biệt là tích hợp trong các tủ điện , tủ điều khiển và hệ thống máy móc công nghiệp.

Nguyên lý hoạt động :

Hình trên khái quát lại cấu tạo và quá trình hoạt động của rơ le. Thiết bị có cậu tạo gồm các phần sau:

  1. Cuộn hút [nam châm điện], có tác dụng khi được cấp nguồn, thì hút thanh tiếp điểm lại.
  2. Phần mạch tiếp điểm [mạch lực], để đóng cắt tín hiệu các thiết bị tải dòng nhỏ, được cách ly với cuộn hút.

Khi cấp nguồn điện định mức vào, thì cuộn hút sẽ trở thành nam châm điện, hút lẫy tiếp điểm, khi đó tiếp điểm thường mở NO sẽ đóng, cho dòng điện chạy qua và tải [bóng đèn] sẽ hoạt động [sáng lên].

Hình trên, giúp các bạn hiểu hơn về chu trình hoạt động của relay. Nhiều bạn sẽ thắc mắc: muốn đang chạy mà ngắt tín hiệu thiết bị khi cấp nguồn vào rơ le thì làm thế nào. Trong thực tế, relay trung gian có hai tiếp điểm thường đóng NC, thưởng mở NO. Khi cấp điện vào cuộn hút, thì trạng thái các tiếp điểm này được đảo ngược lại. Để đa dạng cho người sử dụng.

Một cực nối chung gọi là COM, một cặp tiếp điển NO/NC như hình trên.

Nhờ sự cách ly giữa mạch điều khiển [cuộn hút] và mạch lực [hệ tiếp điểm ]. Tín hiệu điều khiển và nguồn điện động lựa có thể khác nhau. Tức là, chúng ta có thể dùng tín hiệu điện có công suất nhỏ, để điều khiển thiết bị điện có công suất lớn. Với mục đích an toàn cho người sử dụng, tránh gây hiện tượng cháy nổ do hoạt động ở điện áp cao, công suất lớn.

Cách ly hai tín hiệu điều khiển và mạch

Trên đây, là một ứng dụng nhỏ, lắp đặt relay trong đảo trạng thái hai đèn sáng. Hình ảnh mô phỏng quá trình cấp điện, dòng điện đến các thiết bị điện khi nút được nhấn. Lưu ý, hai nguồn điều khiển và mạch lực hoàn toàn độc lập.

Hình ảnh Rơ le trung gian trong thực tế:

Thực tế, rơ le trung gian gồm nhiều tiếp điểm và hoạt động với các mức điện áp khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng. Khách hàng có thể lựa chọn.

  • Mức điện áp hoạt động phổ biến trong công nghiệp: 5 Vdc,12 V,dc 24 Vdc, 224 Vac
  • Với loại 1, 2, 4 tiếp điểm. Thường quy chuẩn loại rơ le 8 chân, 14 chân, loại tròn, loại vuông.
  • Tất cả các thông số kỹ thuật, sơ đồ kết nối được kèm theo catalog, hay được khắc trực tiếp lên thiết bị, thuận tiện cho mọi người có thể lắp đặt, kiểm tra sau này.

Ứng dụng rơ le trung gian trong thực tế

Được tích hợp trong tủ điện công nghiệp. Ưu điểm nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt thay thế, cách lý giữa phần điều khiển với phần động lực công suất lớn.

Bảng mạch điện tử tích hợp rơ le trung gian [màu xanh]

Áp dụng relay trung gian với tải có dòng điện cỡ vài Ampe. Còn phụ tải có dòng lớn hơn thì dùng khởi động từ contactor.

Các bạn tham khảo thêm :

Trong tủ điện công nghiệp, không thể thiếu rơ le trung gian. Trên thị trường hiện nay, có một số hãng sản xuất relay lớn như Omron, Schneider , idec.  Thị trường có nhiều mẫu relay trung gian, cho khách hàng lựa chọn. Đừng quên hãng thiết bị điện CHINT thuộc phân khúc giá rẻ.

Lưu ý : Đối với những yêu cầu đóng cắt liên tục, trong thời gian ngắn, với tần suất lớn, mẫu relay trung gian trên không phù hợp cho mục đích này vì các tiếp điểm ở dạng cơ. Một loại relay khác đã cải thiện được những nhược điểm trên.

Được gọi là rơ le rắn [relay rắn] hay solid state relay [SSR] . Relay SSR có khả năng chịu dòng cao hơn. Đặc biệt là  tần số đóng cắt rất lớn. Mạch điều khiển và động lực cũng cách ly, đa dạng về nguồn điện AC/DC cho các bạn lựa chọn.

Tuổi thọ relay căn cứ trên số lần đóng cắt các tiếp điểm [vài nghìn lần]. Với điều kiện cấp nguồn và dòng điện định mức, trong giới hạn của nhà sản xuất. Dòng relay cao cấp, tiếp điểm được tráng một lớp bạc, để tránh hiện tượng tạo sỉ, do hồ quang điện gây ra, đảm bảo đầu tiếp xúc không bị mòn theo thời gian.

Bài viết đã giới thiệu: cấu tạo, ứng dụng của rơ le trung gian, solid state relay [SSR]. Cảm ơn các bạn, xin chào và hẹn gặp lại. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm, các bạn hãy gọi đến số điện thoại: 0917448833 để được tư vấn.

Contactor vs Relay

Contactor và rơle là hai thuật ngữ thường gặp khi làm việc với các mạch điện. Cả hai thiết bị này được sử dụng cho các mục đích tương tự và do đó mọi người thường nhầm lẫn về sự khác biệt giữa công tắc tơ và rơle. Bài viết này làm rõ sự khác biệt giữa hai thiết bị để loại bỏ bất kỳ sự nhầm lẫn nào một lần và mãi mãi.

Hãy để chúng tôi nói về hệ thống đánh lửa của chiếc xe của bạn. Khi bạn bật đánh lửa, nó không phải là bộ phận đánh lửa tương tác trực tiếp với ắc quy của xe. Thay vào đó, nó kích hoạt một rơle điện truyền tín hiệu để khởi động xe. Rơle thực hiện một chức năng quan trọng ở đây vì dây cách điện nặng sẽ được yêu cầu để kết nối cột lái với pin nếu đánh lửa được kết nối trực tiếp với pin. Nhưng khi sử dụng rơle, có thể sử dụng hệ thống dây điện nhẹ hơn, điều này không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn tăng độ an toàn cho xe..

Rơle là một thiết bị có thể được phân loại là công tắc điều khiển hoạt động bằng điện và rơle là rơle công suất hoặc rơle điều khiển tùy thuộc vào việc sử dụng chúng. Trong khi rơle công suất được gọi là công tắc tơ, rơle điều khiển được gọi đơn giản là rơle.

Khi rơle được sử dụng để chuyển một lượng lớn năng lượng điện qua các mạch của nó, nó được đặt một tên mới là Contactor. Những công tắc tơ này được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp để điều khiển động cơ điện. Vì vậy, rõ ràng là contactor chỉ là một loại rơle đặc biệt. Nhưng sự khác biệt giữa rơle và công tắc tơ là gì?

Sự khác biệt giữa Contactor và Relay

• Vì một công tắc tơ là cần thiết cho tải cao hơn, rơle luôn rẻ hơn công tắc tơ.

• Rơle thường được sử dụng trong các thiết bị dưới 5KW, trong khi công tắc tơ được ưu tiên khi thiết bị nặng hơn.

• Rơle chỉ được sử dụng trong mạch điều khiển trong khi công tắc tơ có thể được sử dụng trong cả mạch điều khiển và mạch nguồn.

• Nói chung công tắc tơ chậm hơn một chút so với rơle

• Contactor được thiết kế để có thể sửa chữa trong khi nó thường không được thực hiện trong trường hợp rơle.

Video liên quan

Chủ Đề