So sánh vi phạm hành chính với vi phạm pháp luật

Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Đều là vi phạm quy định pháp luật, vậy vi phạm hành chính và vi phạm hình sự khác nhau thế nào? Cùng Mobitool tìm hiểu nhé.

==>> Xử lý vi phạm hành chính là gì và kiểm soát thủ tục hành chính là gì

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính gồm:

  • Hành vi có lỗi được thể hiện dưới hình thức là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý, thái độ của chủ thể vi phạm đối với hành vi, hậu quả của hành vi đó tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.
  • Hình thức lỗi cố ý thể hiện khi chủ thể có hành vi vi phạm hành chính nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hại cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để cho hậu quả xảy ra.
  • Hành vi trái với pháp luật đó là hành vi có biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm hành chính. Không có hành vi thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi được biểu hiệu dưới hình thức hành dộng hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.
  • Hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
  • Hành vi đó do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm.

Vi phạm hình sự là sự xâm hại đến các quan hệ pháp luật hình sự phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc họ thực hiện tội phạm, các hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Tiêu chí Vi phạm hành chính Vi phạm hình sự
Luật điều chỉnh Luật xử lý vi phạm hành chính Bộ luật Hình sự
Đối tượng xâm phạm Xâm phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nước Xâm phạm các mối quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe công dân…
Mức độ nguy hiểm Nhẹ hơn Nặng hơn
Chế tài xử lý Không có các chế tài hạn chế quyền tự do của con người Có các hình phạt hạn chế quyền tự do thậm chí tước đi quyền sống của con người: Phạt tù, tử hình…
Thẩm quyền xử phạt Có cơ quan ngoài cơ quan quản lý hành chính nhà nước: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,… Tòa án
Tiền án, tiền sự Bị ghi tiền sự nếu vi phạm các hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự Người phạm tội có bản án xét xử của Tòa án thì bị xem là có tiền án
Chủ thể thực hiện Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức, cá nhân Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự là cá nhân, pháp nhân thương mại

Việc phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật, nó chính là cơ sở để áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau nhằm bảo đảm đấu tranh có hiệu quả đối với vi phạm hành chính và tội phạm, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

Ví dụ vi phạm hành chính:

A điều khiển mô tô tham gia giao thông lạng lách đánh võng, chở 3

=> A vi phạm hành chính về quản lý hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Ví dụ vi phạm hình sự:

A đánh B gây thương tích cho B với tỉ lệ 60%

=> A vi phạm hình sự, tội: cố ý gây thương tích

Mobitool vừa giúp bạn đọc Phân biệt Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác, mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Mobitool.

Các bài viết liên quan:

  • So sánh vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức
  • Viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào về truyền thống gia đình.
  • Lập kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình.
  • So sánh đạo đức và pháp luật

09:03, 24/02/2017

Xử lý vi phạm hành chính [VPHC] với xử lý các loại vi phạm pháp luật khác có những điểm giống nhau và khác nhau.

Điểm giống nhau là xử lý VPHC và xử lý các loại vi phạm pháp luật khác đều là biện pháp xử lý của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đối với đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác, xử lý VPHC và xử lý các loại vi phạm pháp luật khác đều là việc áp dụng trách nhiệm pháp lý do Nhà nước quy định đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo tính chất, mức độ của vi phạm và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Tương ứng với các loại vi phạm pháp luật khác nhau, có 4 loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, gồm: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm dân sự. Việc áp dụng các loại chế tài trách nhiệm pháp lý nêu trên đối với đối tượng vi phạm thường mang lại hậu quả bất lợi cho họ về vật chất hoặc tinh thần [bị phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện; bị bồi thường thiệt hại; tù giam; hoặc cách chức, buộc thôi việc...].

Xử lý VPHC là việc áp dụng trách nhiệm hành chính [bao gồm xử phạt VPHC, các biện pháp xử lý hành chính khác] đối với đối tượng VPHC theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng các chế tài xử phạt hành chính hoặc các biện pháp xử lý hành chính khác là những chức danh thuộc cơ quan hành chính Nhà nước do pháp luật quy định cụ thể. Trong khi đó, chủ thể áp dụng các chế tài pháp lý khác đối với đối tượng vi phạm pháp luật có thể là Tòa án [đối với vi phạm pháp luật hình sự, dân sự] hoặc thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức [đối với vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức].

Đối tượng bị xử lý VPHC bao gồm cá nhân, tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước. Trong khi đó, đối tượng bị xử lý do vi phạm pháp luật khác thường là cá nhân [đối với việc xử lý hình sự, xử lý kỷ luật thì đối tượng bị xử lý phải là những cá nhân cụ thể] hoặc cũng có thể là pháp nhân [đối với việc xử lý vi phạm pháp luật dân sự, ví dụ quy định về trách nhiệm dân sự đối với pháp nhân].

Việc xử lý VPHC được thực hiện theo một trình tự, thủ tục riêng do pháp luật hành chính quy định. Hiện nay, trình tự thủ tục xử phạt VPHC và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được quy định trong Luật Xử lý VPHC năm 2012. Các loại xử lý vi phạm pháp luật khác cũng theo trình tự, thủ tục riêng tương ứng đối với mỗi loại xử lý vi phạm pháp luật. Ví dụ, trình tự, thủ tục áp dụng xử lý vi phạm pháp luật hình sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Trình tự, thủ tục áp dụng xử lý vi phạm pháp luật dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Đối với việc xử lý vi phạm pháp luật cán bộ công chức thì áp dụng theo trình tự, thủ tục áp dụng chế tài kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Cơ sở pháp lý của xử lý VPHC là VPHC được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật [đối với việc xử phạt VPHC] và các quy định pháp luật về đối tượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác được quy định trong Luật Xử lý VPHC năm 2012 và các nghị định của Chính phủ quy định chế độ áp dụng các biện pháp này. Đối với việc xử lý các loại vi phạm pháp luật khác thì cơ sở pháp lý để áp dụng chế tài trách nhiệm pháp lý cũng khác nhau. Ví dụ, đối với việc xử lý vi phạm pháp luật hình sự thì cơ sở pháp lý là Bộ luật Hình sự. Đối với việc xử lý vi phạm pháp luật dân sự thì cơ sở pháp lý chủ yếu là Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Đối với việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức thì cơ sở pháp lý là Luật Cán bộ, công chức, các nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 

Nguyễn Tuấn Quang

[Sở Tư pháp]

So sánh “Vi phạm hành chính” và “Tội phạm hình sự”

Trong khoa học pháp lý, không khó để phân biệt 02 thuật ngữ "Vi phạm pháp luật" và "Tội phạm hình sự". Tuy nhiên trong thực tế, ranh giới này rất mong manh, dẫn đến nhiều trường hợp "Hình sự hóa hành chính" hay "Hành chính hóa hình sự". 

Sau đây, mình xin tổng hợp một số điểm khác nhau giữa 02 thuật ngữ này, giúp các bạn xác định rõ hơn các vụ việc nào thuộc trường hợp nào.

Vi phạm hành chính

Tội phạm hình sự

Định nghĩa

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Mức độ nguy hiểm cho xã hội

Thấp

Cao

VBPL quy định

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Luật tố tụng hành chính 2010

Luật tố tụng hành chính 2015

Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009

Bộ luật hình sự 2015

Đối tượng bị xử phạt

Cá nhân, tổ chức

Cá nhân [BLHS1999, SĐ-BS 2009]

Cá nhân, tổ chức [BLHS2015]

Cơ quan có thẩm quyền xử lý

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hẹp.

Chỉ có thể do Tòa án xét xử

Thủ tục xử lý

 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan hành chính nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng

Chế độ xử phạt

Nhẹ

 Chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm [cảnh cáo, phạt tiền…]

Nặng

Chủ yếu là hình phạt liên quan đến việc tước tự do của người phạm tội

Nguồn tham khảo:  Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính, Tổ chức biên soạn: ThS. Đặng Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính, Bộ Tư pháp; Các tác giả: Nhóm chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp

Nếu các bạn còn thấy cần bổ sung gì, hãy nêu ra để chúng ta cùng bàn luận.

Video liên quan

Chủ Đề