Soạn văn 8 Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) (ngắn nhất)

Soạn Tổng kết phần Văn (tiếp theo) ngắn gọn:

Câu 3 (trang 144 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

- Nét khác biệt nổi bật giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại:

+ Từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, những hình ảnh có tính ước lệ, câu văn được viết theo lối biền ngẫu, sóng đôi nhịp nhàng, sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Viết bằng chữ Hán, thường được chia ra theo chức năng và mục đích sử dụng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.

+ Văn nghị luận hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ, lời văn giản dị, câu văn gần với lời nói thường, gần với đời sống hơn (trong Thuế máu và một số bài đã học ở lớp 7).

+ Nghị luận trung đại thể hiện rõ thế giới quan con người trung đại: tư tưởng “mệnh trời”, đạo “thần chú”, lí tưởng nhân nghĩa…

Câu 4 (trang 144 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

Các văn bản nghị luận được viết có lí, có tình, có dẫn chứng nên đều có sức thuyết phục cao:

* Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)

- Có lí: viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa đã từng có những cuộc dời đô.

+ Nhà Thương năm lần dời đô.

+ Nhà Chu ba lần dời đô.

→ Việc dời đô ngày nay của nhà vua cũng là chuyện thường tình.

- Có tính: việc dời đô không phải là hành động tùy hứng mà: “Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân (...) Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”.

* Hịch tướng sĩ  (Trần Quốc Tuấn)

- Có lí:

+ Lấy dẫn chứng trong lịch sử để chứng minh “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước”.

+ Kể về sự ngạo mạn, ngang ngược của giặc: “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”...

- Có tình: Trần Quốc Tuấn bày tỏ thái độ căm hận trước tội ác của giặc, dùng tâm can của mình để kích động lòng căm thù giặc cho các tướng sĩ: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa [...] ta cũng vui lòng

* Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi)

+ Có lí: nước Đại Việt có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, triều đại riêng, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có.

+ Có tình: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

                        Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

+ Dẫn chứng: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã Nhi đều thất bại thảm hại…

* Bàn luận về phép học  (Nguyễn Thiếp)

- Có lí: cái hại vô lường của lối học cầu danh lợi; cái lợi của việc học chân chính

- Có tình: hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của đất nước.

- Có chứng cứ: cái hại của lối học hình thức; cái lợi của học chân chính

* Thuế máu  (Nguyễn Ái Quốc)

- Có lí: bóc trần bản chất tàn ác của chính quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thuế máu của nhân dân thuộc địa phục vụ quyền lợi của chúng.

- Có tình: sự đồng cảm với những nạn nhân vô tội; lên án chủ nghĩa thực dân.

- Có chứng cứ: con số chính xác, hình ảnh cụ thể.

Câu 5 (trang 144 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Giống nhau: Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta đều thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường.

- Khác nhau:

Chiếu dời đô

Hịch tướng sĩ

Nước Đại Việt ta

Hình thức thể loại

Thể chiếu

Thể hịch

Thể cáo

Nội dung tư tưởng

Thể hiện ý chí tự cường của dân tộc đang lớn mạnh.

Thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc bạo tàn

Ý thức sâu sắc về độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Câu 6 (trang 144 sgk ngữ văn 8 Tập 2):

- Qua văn bản Nước Đại Việt ta, có thể thấy tác phẩm Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt nam khi đó. Bởi vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát nước Đại Việt là một nước độc lập, điều đó được xem là chân lí hiển nhiên. - So với bài Sông núi nước Nam, ý thức về nền độc lập dân tộc trong văn bản Nước Đại Việt ta có những điểm mới. Nếu như ở bài Sông núi nước Nam, ý thức về nền độc lập của dân tộc được xác định trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền thì đến Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc phát triển sâu sắc và toàn diện hơn. Nước Đại Việt có nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, triều đại riêng, anh hùng hào kiệt đời nào cũng có

- Trong “Sông núi nước Nam”, tác giả khẳng định kẻ thù phải thất bại khi đến xâm lược Đại Việt còn trong Nước Đại Việt ta, chiến thắng được miêu tả rất cụ thể:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

 Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Soạn bài Luyện tập làm văn bản thông báo

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản của tác phẩm văn nghị luận.
  • Nghị luận văn học

    • Khái niệm.
    • Phân biệt giữa nghị luận trung đại và nghị l​uận hiện đại.

    • Lý, tình, chứng cứ trong văn nghị luận.

2. Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Câu 3: Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25, 26 hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)?

  • Khái niệm
    • Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng hoặc một quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lí lẽ (luận cứ) và dẫn chứng (luận chứng) thuyết phục.
  • Khác biệt giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại

Nghị luận trung đại

(Các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25)

Nghị luận hiện đại

(Văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)

Văn phong cổ, từ ngữ cổ, nhiều điển tích, điển cố.

Từ ngữ giản dị hơn, câu văn gần với đời  thường.

Hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng.

Dùng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có trong đời sống thường ngày.

Xưng hô có thứ bậc trên dưới: Vua – tôi, Trẫm – các khanh.

Xưng hô có tính đại chúng: tôi – chúng ta.

  • Tư tưởng: Mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại.
    • Tư tưởng mệnh trời
    • Trung quân ái quốc.

Thoát hẳn tư tưởng cổ điển, hướng tới những tư tưởng mới của thời đại.

Câu 4: Hãy chứng minh các văn bản nghị luận trung đại (trong các bài 22, 23, 24, 25) đều được viết có có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao.

  • Các văn bản nghị luận trung đại (trong các bài 22, 23, 24, 25) đều được viết có có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao:
    • Có lí: Có luận điểm xác đáng, luận cứ chặt chẽ.
    • Có tình: Có cảm xúc.
    • Có chứng cứ: Có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.

⇒ Cả ba yếu tố trên kết hợp chặt chẽ với nhau (Mỗi bài có cách thể hiện riêng).

Câu 5: Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24.

Giống nhau

Đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường. Tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm được thể hiện qua văn bản.

Khác nhau

Chiếu dời đô

Hịch tướng sĩ 

Nước Đại Việt ta 

Thể loại

Chiếu

Hịch

Cáo

Nội dung

Ý chí tự cường của quốc gia đang trên đà lớn mạnh.

Tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng lũ giặc xăm lược bạo tàn.

Ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một đất nước độc lập.

Câu 6: Qua văn bản "Nước Đại Việt ta" (bài 24), hãy cho biết vì sao tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó. So với bài "Sông núi nước Nam" (học ở lớp 7), cũng được coi là một bản tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản "Nước Đại Việt ta" có điểm gì mới?

  • Qua văn bản "Nước Đại Việt ta", có thể thấy: tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt nam khi đó là vì:
    • Văn bản ra đời trong hoàn cảnh đầy ý nghĩa đó là sau đại chiến chống quân Minh xăm lược thành công.
    • Bài cáo đã khẳng định dứt khoát nước Đại Việt ta là một nước độc lập, điều đó được xem là chân lí hiển nhiên.
  • So với bài "Sông núi nước Nam" cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập, có thể thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản "Nước Đại Việt ta" có những bước phát triển cao hơn, toàn diện và sâu sức hơn:

Sông núi nước Nam 

Nước Đại Việt ta

Ý thức về lãnh thổ: “Sông núi nước Nam”

Ý thức về lãnh thổ: “Núi sông bờ cõi đã chia”

Ý thức về chính quyền: vua Nam ở

Ý thức về chính quyền: “Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập”.

Ý chí quyết chiến, quyết thắng: “Chúng bây sẽ bị đanh tơi bời”.

Ý chí quyết chiến, quyết thắng: “Lưu Cung thất bạn, Triệu Tiết tiêu vong”.

Nét mới:

  • Nhân nghĩa vì dân.
    • Ý thức bản sắc văn hóa dân tộc: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
    • Ý thức về văn hiến lịch sử: “Nền văn hiến đã lâu”.

3. Hỏi đáp về bài Tổng kết phần Văn (tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.