Tại sao gọi là ngã ba dầu giây

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Khác với quang cảnh hai bên đường cao tốc từ Q.9 đến quốc lộ 51 có lác đác nhà, đoạn từ quốc lộ 51 đến Dầu Giây hai bên đường bạt ngàn rừng cây cao su xanh thẳm rất mát mắt.

Theo cán bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN [VEC], nếu đi toàn tuyến đường cao tốc dài 55km này chỉ mất khoảng 40 phút và đây chỉ là một đoạn của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía đông dài 1.811km [từ Hà Nội đến Cần Thơ] thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc VN.

Việc đưa vào khai thác toàn tuyến cao tốc dài 55km đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận.

Cụ thể, từ TP.HCM đi huyện Long Thành [Đồng Nai] hiện nay dài khoảng 45km, thời gian đi mất khoảng 60 phút nay rút ngắn còn khoảng 22km với thời gian lưu thông chỉ còn khoảng 20 phút. Đi Vũng Tàu hiện nay dài khoảng 120km, thời gian lưu thông mất hơn 2 giờ 30 phút, nếu đi đường cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách còn khoảng 95km với thời gian khoảng 1 giờ 20 phút. Từ TP.HCM đến ngã ba Dầu Giây [hướng đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc hoặc hướng đi Liên Khương, Đà Lạt, Lâm Đồng, khu vực Tây nguyên] đi theo lộ trình cũ dài khoảng 70km, thời gian lưu thông mất 3 giờ do thường xuyên ùn tắc. Nếu đi đường cao tốc sẽ rút ngắn được 20km và thời gian chỉ còn 1 giờ, nhanh hơn 2 giờ so với trước đây, đồng thời giảm 20-30% chi phí vận tải.

Ông Phạm Hồng Quang - phó tổng giám đốc VEC - cho biết trong năm 2014 đã có hơn 5 triệu lượt xe lưu thông trên đường cao tốc [đoạn từ Q.9, TP.HCM đến quốc lộ 51, Đồng Nai dài 20km]. Dự kiến trong năm 2015 số lượng ôtô lưu thông toàn tuyến đường cao tốc từ TP.HCM đến Dầu Giây dài 55km sẽ tăng lên 9 triệu lượt xe.

Theo đó, sẽ tiết kiệm và làm lợi cho xã hội khoảng 460 tỉ đồng tiền nhiên liệu so với đi tuyến xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1. Đồng thời, xe đi trên đường cao tốc rút ngắn được thời gian, tạo động lực thúc đẩy giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng miền như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, trong tương lai sẽ kết nối với sân bay quốc tế Long Thành.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Năm Căn - Ảnh: Đức Tám

Cuối năm 2015 nối liền đường bộ đến mũi Cà Mau

Sáng 7-2 tại huyện Năm Căn [Cà Mau], Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ cắt băng khánh thành cầu Năm Căn và thông xe kỹ thuật đoạn đường từ thị trấn Năm Căn đến cầu Năm Căn [huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau]. Cầu Năm Căn là công trình trọng điểm nằm trong dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 nối từ Pác Bó [tỉnh Cao Bằng] đến Đất Mũi [tỉnh Cà Mau].

Cầu Năm Căn bắc qua sông Cửa Lớn nối liền hai huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Cầu có chiều dài 890m, đường dẫn hai đầu cầu 2.500m. Cầu thiết kế theo quy mô vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực. Tốc độ thiết kế 80km/giờ. Dự án có tổng mức đầu tư trên 649 tỉ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ [do Bộ GTVT làm chủ đầu tư].

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Công trình cầu Năm Căn hoàn thành đưa vào sử dụng đã hiện thực hóa ước mơ lâu đời của đồng bào ta là qua sông không phải lụy đò. Ai có đi qua vùng đất này mới thấy rõ niềm vui lớn về việc hoàn thành cầu Năm Căn và các cây cầu chúng ta vừa mới đưa vào sử dụng. Lần này chúng ta khánh thành cầu Năm Căn và cuối năm 2015 sẽ nối liền đường bộ đến tận cột mốc cuối cùng mũi Cà Mau”.

TẤN THÁI - ĐÔNG TRIỀU

Khởi động lại dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

* Thông xe cầu An Hữu, Rạch Sỏi

Chiều 7-2, Bộ GTVT tổ chức lễ khởi động lại dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT. Điểm đầu dự án tại nút giao thông Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang [tiếp nối đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương]. Điểm cuối dự án tại nút giao với quốc lộ 30 ở km100+750.

Tổng chiều dài dự án khoảng 51,1km tuyến cao tốc và 4,5km tuyến nối. Tổng mức đầu tư dự án gần 15.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện khoảng bốn năm, dự kiến hoàn thành vào năm 2018.

Cũng trong chiều 7-2, tại huyện Cái Bè [tỉnh Tiền Giang], Ban quản lý dự án 6 thuộc Bộ GTVT phối hợp với Sở GTVT tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ thông xe cầu An Hữu trên quốc lộ 1, chấm dứt tình trạng ùn tắc giao thông vào mỗi dịp lễ tết. Cầu An Hữu có tổng mức đầu tư hơn 150 tỉ đồng do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA] tài trợ.

Cùng ngày, Ban quản lý dự án 6 phối hợp với Sở GTVT tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ thông xe cầu Rạch Sỏi mới song song với cầu cũ, nâng cửa ngõ vào TP Rạch Giá [trung tâm hành chính của tỉnh Kiên Giang] thành đường hai chiều. Cầu Rạch Sỏi mới có tổng chiều dài 367m, phần cầu chính dài 109m, tổng mức đầu tư gần 50 tỉ đồng do JICA tài trợ vốn vay.

THÚY HẰNG - K.NAM

NGỌC ẨN

Theo một tài liệu của người Pháp thì năm 1905, đường xe lửa Sài Gòn- Nha Trang được tái lập sau một thời gian bị ngưng trệ vì Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer về nước.

Ông Doumer giữ chức Toàn quyền Đông Dương từ 1897 đến 1902 sau này là Tổng thống Pháp và là người đốc thúc mạnh mẽ cho việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Đông Dương. Sau khi ông Doumer về nước, đoạn thiết lộ chạy qua Long Khánh hiện nay được người Pháp thực hiện trong thời gian 1905-1908. Ngoài việc đưa công nhân đến thi công, người Pháp còn cử một toán lính tập đến khu vực này để lập đồn bảo vệ an ninh cho nhóm công nhân hỏa xa gọi là đồn Xuân Lộc.


Ngã ba Ông Đồn hiện nay.

Năm 1907, tuyến đường sắt thi công đến núi Chứa Chan [ga Bảo Chánh] và xe lửa bắt đầu hoạt động.

Năm 1908, tỉnh Biên Hòa cho thành lập quận Núi Chứa Chan, trụ sở đặt tại Gia Ray. Họ triển khai xây dựng Văn phòng quận, bót gác, trạm bưu điện và đồn thủy-lâm. Quận trưởng đầu tiên và duy nhất của quận Núi Chứa Chan là ông Odorra đã thành lập ba xã gồm Gia Ray, Bình Lộc và Tân Lập. Quận trưởng Odorra tổ chức cho những nhóm người Kinh len lỏi vào các làng người dân tộc thiểu số móc nối, thuyết phục họ quy tụ thành xóm, ấp. Chỉ trong thời gian ngắn quận Núi Chứa Chan lập thêm được 6 xã mới gồm Thọ Vực, Bảo Dinh, La Mưng, Thoại Hương, Bảo Liệt và Bảo Chánh hợp thành Tổng Tập-Phước.

Khi việc di dân lập ấp ở quận Núi Chứa Chan hoàn tất, quận trưởng Odorra quyết định dời quận đường về núi Võ Đắt [Đức Linh, Bình Thuận ngày nay], tên của quận cũng được đổi lại là quận Núi Võ Đắt.

Vẫn với cách làm cũ, quận trưởng Odorra đã lập thêm được Tổng Bình Tuy gồm ba xã Túc Trưng, Vĩnh An và Lý Lịch. Trong năm 1911, nhiều tài liệu của người Pháp và người Việt cho biết, quận trưởng Odorra cùng các cộng sự nỗ lực tìm kiếm thuyết phục các làng người dân tộc ở Tà Lài, Bòn Buôn, Đa Kai… tiếp tục quy dân lập ấp về quận mới.


 


Các đồn điền Suzannah ở Dầu Giây, Xuân Lộc.

Tuy nhiên trong giai đoạn này, một sự kiện lớn đáng lưu ý là việc thành lập các đồn điền cao su Suzannah ở Dầu Giây năm 1907 với tên gọi ban đầu là Société Agricole Suzannah. Sau đó đến lượt thành lập các đồn điền Xuân Lộc, An Lộc. Đến 1909, đồn điền Suzannah đã khai thác gần 400 mẫu cao su. Sự phát triển vượt bậc của các đồn điền cao su thời điểm đó chính là nguyên nhân đưa tới quyết định của tỉnh Biên Hòa bãi bỏ quận Núi Võ Đắt và thành lập quận Xuân Lộc vào năm 1912 với tân quận trưởng Andouard.

Người Pháp sau đó đã cho lập một cái tháp ngay ngã ba như một đồn binh để vinh danh và tưởng niệm ông Odorra, một giới chức chỉ huy hành chính đã có công khai mở vùng núi Chứa Chan- Võ Đắt trong giai đoạn 1908-1912 nên người dân từ đó gọi là Ngã ba Ông Đồn.

Video liên quan

Chủ Đề