Tại sao nấu canh bí đao bị đắng

Gần đây, ông Chen ở Vũ Hán (TQ) đã mua bầu về nấu với thịt lợn. Sau khi nấu xong, vợ ông nếm thử và cảm thấy đắng nên lập tức nhổ đi và định đem đổ món ăn vào thùng rác.

Tuy nhiên ông Chen vì cảm thấy lãng phí nên đã ngăn vợ lại và ăn thử. Mặc dù cũng cảm thấy đắng nhưng ông cho rằng ăn bầu đắng mới đỡ bị nóng trong và nghĩ “thuốc đắng giã tật” nên nhất quyết giữ lại. Trong bữa cơm, chỉ mình ông ăn món bầu nấu thịt lợn còn mọi người vì chê đắng nên không ai đụng đũa.

Tại sao nấu canh bí đao bị đắng

Một tiếng sau, ông Chen đột nhiên cảm thấy đau bụng và bắt đầu nôn mửa, tiêu chảy. Thậm chí ông còn nôn ra máu khiến gia đình hoảng sợ vội vàng đưa tới viện.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận thấy ông Chen bị tổn thương gan và thận, dạ dày bị chảy máu. Bác sĩ chẩn đoán ông bị ngộ độc thực phẩm. May mắn cho ông Chen khi đã kịp thời tới bệnh viện, sau khi dùng phương pháp điều trị ức chế axit, chống nhiễm trùng, ông đã qua khỏi cơn nguy hiểm và dần hồi phục.

Đây không phải trường hợp đầu tiên bị ngộ độc sau khi ăn phải bầu bị đắng. Chiều ngày 28/8/2016, ông Zhang sống tại Thạch Gia Trang cùng gia đình sau khi ăn tối xong đột nhiên bị nôn mửa, tiêu chảy phải vào viện khẩn cấp. Bác sĩ chẩn đoán cả 3 bệnh nhân đều bị ngộ độc do ăn quả bầu đắng.

Tại sao ăn bầu bị đắng lại gây ngộ độc?

Bầu là một loại quả thường xuyên hiện vào mùa hè, hình trụ dài, hương vị thanh, cắn vào thấy mềm. Bầu có protein và các nguyên tố vi lượng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời bầu còn chứa nhiều vitamin C thúc đẩy sự tổng hợp của các kháng thể, cải thiện khả năng chống virus và có tác dụng giảm nhiệt, sung viêm.

Mặc dù bầu rất tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần phải cẩn thận khi ăn. Bác sĩ DanZheng thuộc khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán giải thích bầu thường có vị thanh nhẹ, hiếm khi bị đắng nhưng nếu bầu đắng tức là nó có chứa chất glycosides – một chất tạo vị đắng và nằm trong 6 nhóm chất độc có sẵn trong thực phẩm gồm glycosis, alkaloid,…

Tại sao nấu canh bí đao bị đắng

Độc tính của nó không dễ dàng bị phân hủy sau khi nấu chín. Nếu chỉ ăn một lượng nhỏ thôi cũng đủ để gây ngộ độc, Các triệu chứng ngộ độc glycoside thường xuất hiện chỉ sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng. Trường hợp nhẹ thì bị khô miệng, chóng mặt, nôn mửa, mệt mỏi. Nặng hơn sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, mất nước, phân lẫn máu và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không cứu chữa kịp thời.

Làm thế nào để phòng ngộ độc khi ăn bầu

Vì thế khi mua bầu, bạn có thể bóc một phần vỏ và lấy lưỡi nếm thử, nếu thấy có vị đắng thì không nên ăn. Đừng nghĩ rằng bạn có thể loại bỏ độc tố của bầu đắng bằng cách nấu chín. Nếu bạn đã trót nấu và khi ăn thấy bị đắng thì không nên dùng tiếp, sau đó rửa sạch sẽ dao và các vật dụng đã dùng để sơ chế bầu.

Một số loại rau củ cẩn thận vì có thể dễ bị ngộ độc

Có một số loại rau củ quen thuộc với chúng ta có thể gây ngộ độc nếu bạn ăn chúng không đúng cách.

1. Khoai tây mọc mầm

Tại sao nấu canh bí đao bị đắng

Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha.

Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây. Nếu củ có vỏ màu xanh lá cây và mọc mầm khi mua, loại khoai tây này có thể đầu độc bạn.

2. Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất solanin - một ancaloit tương đối độc (trong mầm khoai tây có rất nhiều chất này). Khi cà chua thật chín thì không còn solanin. Triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh gồm buồn nôn, bầm tím da, chóng mặt, chảy dãi, nôn mửa.

3. Đậu chưa nấu chín

Tại sao nấu canh bí đao bị đắng

Các loại hạt đậu nếu ăn sống hoặc nấu chưa chín có thể gây ra một số nguy hại cho sức khỏe. Theo một số liệu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, một phần đậu nấu chưa chín có thể chứa tới 70.000 đơn vị độc tố, nhưng nấu chín hoàn toàn chỉ có 4.000 đơn vị.

Ngoài ra, khi ăn các loại hạt đậu chưa chín như đậu tương sẽ gây ra quá trình tương phản protein dẫn đến bị đầy bụng.

4. Gừng bị thối

Gừng bị thối củ có thể sản sinh ra chất gây ung thư được gọi là baicalein, gây ung thư gan và thực quản.

Theo Minh Minh (Dịch từ Sohu) (Khám Phá)

Tuy bí đao có nhiều tính năng và công dụng đối với sức khỏe nhưng chúng ta phải biết cách sử dụng và ăn bí đao hợp lý.

Nếu không sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn... là một loại quả dùng như rau tươi và làm mứt rất thông dụng. Tronɧ thành phần của bí đao phần lớn là nước, không chứa lipid.

Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C...

Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính ɭát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, pɨù khi mang thai...

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của bí đao cần lưu ý khi sử dụng loại quả này bởi nó có tính xà phòng rất cao.

N gày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này của bí đao dùng nước bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy.

Vì thế nếu bạn ăn sống bí đao hoặc uống nước bí đao sống được xay như sinh tố để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng của bí đao sống sẽ gây bệnh cho hệ th᷑ng tiêu hóa của bạn.

Bí đao khi được nấu với rượu làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ thì tính xà phòng gần như mất hết nên thường xuyên ăn bí đao nấu kỹ hay uống nước bí đao luộc thì được.


č

Nên nhớ, trong các món rau sống người Việt mà ông bà ta ăn, không có món bí đao sống.

Theo B.T

Lao động

Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, gia đình nào cũng trữ một lượng thực phẩm, rau củ. Việc cẩn thận để phòng tránh ngộ độc từ chính những loại rau củ là rất cần thiết.

Bí ong châm và dưa chuột gió Tây

Là một người nội trợ, chắc hẳn đã có lần bạn mua phải quả bí có vị nhặng nhặng đắng hoặc những trái dưa chuột có vị giống... mướp đắng? 

Khi phàn nàn với những người bán hàng, được cho là những người có kinh nghiệm về rau củ quả, rất có thể sẽ nhận được câu trả lời là không sao đâu, bầu bí đắng là do bị ong châm và dưa chuột giống mướp đắng là vì mùa này gió Tây, hanh khô quá cây sẽ dễ bị đắng, bị xốp,... 

Nghe giải thích vậy thì cũng gật gù có lý nhưng sự thực thì những vị đắng mà bạn cảm nhận được là trong phần nhựa của củ quả như bầu, bí đỏ, bí xanh, bí vàng, dưa chuột, dưa vàng... chứa nhựa đắng cucurbitacin.

Trong các loại bầu, bí, dưa chuột... thường chứa cucurbitacin là một loại hợp chất gây ra vị đắng được tìm thấy trong các thành viên của họ bầu bí, tên khoa học là Cucurbitaceae. Trong quá trình sinh trưởng bị ảnh hưởng bởi các tác động xấu như bị giẫm đạp, chèn ép, nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển có thể sản sinh ra một lượng độc tố.

Tại sao nấu canh bí đao bị đắng

Chọn quả ngon để có bát canh bổ dưỡng. Ảnh: ST

Bình thường, nếu ăn phải một chút cucurbitacin sẽ không gây hại quá mức cho cơ thể nhưng nếu bạn ăn quá nhiều vì một lý do nào đấy, theo kiểu quan niệm "đắng dã tật" giống mướp đắng hoặc vì tiếc rẻ thì sẽ xảy ra phản ứng ngộ độc như: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá; tình trạng nặng sẽ gây suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương chức năng gan và thận... nguy hiểm đến sức khoẻ.

Cách chọn củ quả an toàn phòng ngộ độc

Tại sao nấu canh bí đao bị đắng

Đối với các loại củ quả, không nên chọn những củ, quả to khác biệt. Ảnh: ST

Đối với các loại củ quả, không  nên chọn những củ, quả to khác biệt so với bình thường, nên chọn củ, quả có kích thước vừa phải. Không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái da xanh bóng. Chú ý chọn quả có núm cuống còn tươi, khi cắt ra hoặc khi gọt vỏ không có sự biến màu giữa lớp vỏ và thịt quả...

Tất cả các loại rau củ nên được sơ chế cẩn thận, rửa kỹ dưới vòi nước, đối với dưa chuột nên ngâm nước muối sau khi rửa sạch, các loại bầu bí nên rửa sơ vỏ trước khi gọt để loại trừ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất bẩn ngoài vỏ.

Khi chọn mua bầu, bí mọi người  chỉ nhìn cảm quan bên ngoài thì không thể đánh giá được quả đó có bị đắng không. Cách tốt nhất là có thể nhấm một chút xíu, nếu có vị đắng, đừng tiếc của mà hãy bỏ luôn. 

Khi chế biến bầu, bí, lúc nấu sôi, nên mở vung để loại bỏ chất độc trong quá trình bay hơi và giữ màu sắc của món ăn.

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm, thường có các biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở... tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Trong trường hợp đó lập tức gây nôn cho người bị ngộ độc nếu vẫn tỉnh táo bằng cách kích thích gây nôn như dùng ngón tay sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Tuyệt đối không nghe lời mách bảo cho uống mùn thớt hay cây lá gì để giải độc.

Với người ngộ độc nhẹ, cho uống nhiều nước như: nước lọc, nước oresol hoặc nước gạo rang để bù nước và để người bệnh nghỉ ngơi.

Với người bệnh bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở mà cần gọi ngay cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.


Minh Hạnh