Tại sao trẻ sơ sinh đang ngủ lại khóc

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là một hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến các bậc cha mẹ lo lắng không biết con có bị đau ở đâu hay gặp vấn đề bất thường nào về sức khỏe không?... Hãy cùng điểm danh những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ tự nhiên khóc thét lên khi ngủ cha mẹ nhé!

Nguyên nhân bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi thì việc trẻ tự nhiên khóc thét khi đang ngủ là một dấu hiệu sinh lý bình thường. Hiện tượng bé ngủ hay giật mình khóc thét rất dễ xảy ra trong 3 tháng đầu đời do giấc ngủ của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Sau đây là 5 nguyên nhân thường gặp:

1. Trẻ đói

Đói là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến con bạn khóc đêm, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Em bé của bạn càng nhỏ tuổi thì khả năng bé đói bụng mà khóc thét khi đang ngủ lại càng cao.

Hẳn cha mẹ đã biết dạ dày của bé là rất nhỏ và không thể chứa nhiều sữa. Vì vậy, trẻ sẽ rất nhanh đói. Và khi đói, một phản ứng tự nhiên là trẻ sẽ khóc để đòi ăn. Nếu cha mẹ đáp ứng kịp thời nhu cầu ăn thì trẻ sẽ hết khóc và tiếp tục ngủ khi no bụng.

2. Nhu động ruột tăng

Thông thường, nhu động ruột của trẻ điều hòa thì sẽ không gây đau. Tuy nhiên, do trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa ổn định. Khi nhu động ruột tăng lên vì một yếu tố nào đó thì có thể gây đau bụng dữ dội, khiến trẻ khóc thét lên. 

Trong trường hợp này, trẻ thường khóc theo cơn và thời gian kéo dài từ 5 phút đến nửa tiếng. Tình trạng này có thể lặp lại hàng ngày nhưng chưa ảnh hưởng tới sức khỏe. Bé khóc xong vẫn ăn ngủ tốt. Như vậy, mặc dù mức độ khóc của trẻ rất dữ dội nhưng lại không hề nguy hiểm nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng khóc thét lên đó sẽ sớm chấm dứt khi trẻ được 6 tháng tuổi với nhu động ruột đã hoàn chỉnh. 

3. Trẻ đang cảm thấy khó chịu về thể chất

Tiếng khóc là “ngôn ngữ giao tiếp” duy nhất của trẻ sơ sinh đối với cha mẹ và mọi người xung quanh. Vì vậy, khi trẻ khóc tức là trẻ đang muốn truyền đạt điều gì đó với mọi người. Và rất có thể là trẻ đang cảm thấy “khó ở” do môi trường bên ngoài tác động và làm trẻ ngủ không ngon giấc. 

Trẻ khóc đêm do cảm thấy khó chịu.

Vậy những yếu tố nào từ môi trường bên ngoài làm bé đang ngủ tự nhiên khóc thét? Đó là trẻ đang bị lạnh hoặc nóng quá hoặc tiếng động mạnh hay ánh sáng trong phòng chưa phù hợp… Trong một số trường hợp, trẻ đang mọc răng mà cha mẹ chưa biết. Bởi quá trình mọc răng có xu hướng diễn biến mạnh hơn vào ban đêm và khiến cơn đau tăng lên, làm trẻ khóc thét khi đang ngủ. Bên cạnh đó, việc tã bỉm quá chật, bị ẩm ướt hoặc bẩn cũng khiến trẻ khó chịu mà quấy khóc.

4. Tinh thần bị kích thích

Một giấc ngủ ngon chỉ có được khi trẻ thấy thoải mái. Nếu trước khi đi ngủ, trẻ đùa nghịch quá nhiều thì hệ thần kinh sẽ bị kích thích và dễ gây căng thẳng. Tình trạng này dễ khiến trẻ bị giật mình, khóc thét lên khi ngủ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh rất mong manh và nhạy cảm. Nếu bạn nói to hoặc hơi nặng lời với trẻ cũng có thể khiến con sợ hãi, ảnh hưởng tới tinh thần, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí của trẻ. Tất cả làm cho giấc ngủ của trẻ bị chập chờn và dễ giật mình, sợ hãi và khóc thét trong đêm.

5. Thiếu canxi, còi xương

Tự nhiên khóc thét lên khi ngủ là một trong những dấu hiệu “chỉ điểm” tình trạng còi xương, thiếu vitamin D, canxi và suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Nếu con bạn không tắm nắng thường xuyên hoặc uống chưa đủ 1 lít sữa hàng ngày thì rất có thể bé đang bị còi xương. Hãy đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và cải thiện sớm cha mẹ nhé!

Trên đây là 5 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ tự nhiên khóc thét lên khi đang ngủ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài [trên 3 giờ mỗi ngày, hơn 3 ngày mỗi tuần…] và mức độ khóc của trẻ không giảm thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến nguyên nhân tiếng khóc của con xuất phát từ bệnh lý như bất thường về chức năng của não bộ; dị ứng với protein trong sữa bò; bệnh lý đường tiêu hóa… Nguy hiểm hơn cả là nếu trẻ khóc thét lên khi đang ngủ kèm theo các triệu chứng như nôn, bỏ bú, đi tiểu ra máu… thì rất có thể con bị lồng ruột và cần đưa cấp cứu càng sớm càng tốt.

Bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, sợ hãi mà còn làm cha mẹ vô cùng lo lắng. Bởi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này. Lời khuyên của các chuyên gia Nhi khoa dành cho bạn chính là hãy nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 18 tháng, tạo môi trường phòng ngủ tốt nhất, quan sát mọi biểu hiện của trẻ để sớm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới giấc ngủ của con… Và cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi tình trạng này kéo dài và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác mẹ nhé!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác nguyên là Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bác đã điều trị thành công nhiều bệnh nhi non tháng có cân nặng và tuổi thai thấp từ 800 gram và 28 tuần thai trở lên, các bệnh nhi suy hô hấp nặng phải thở máy xâm nhập.

Trẻ ngủ hay khóc đêm là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào trẻ khóc đêm là bất thường. Các bà mẹ cần biết được trẻ khóc đêm khi nào là bất thường để tìm ra nguyên nhân cũng như cách khắc phục để chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Trong khoảng thời gian từ khi em bé mới sinh cho đến 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh thường quấy khóc và đa phần sẽ khóc về đêm khiến cho ba mẹ lo lắng. Tuy nhiên, việc em bé khóc trong giai đoạn này được coi là bình thường. Giai đoạn này, trẻ khóc được coi như dấu hiệu cho thấy sự phát triển của em bé trong những tháng đầu sau khi sinh ra và làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ.

Tình trạng trẻ sơ sinh quấy hay khóc đêm không chịu ngủ sẽ giảm dần khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên. Lý do là em bé đã thích nghi được với môi trường và các ông bố bà mẹ cũng đã nắm được những thói quen của em bé nên việc chăm sóc sẽ tốt hơn. Trẻ ngủ hay khóc đêm được coi là bình thường khi không đi kèm với các biểu hiện khác ví dụ như: Trẻ ngủ hay giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và khóc thét,...

Ngược lại, với những trẻ hay khóc đêm bất thường và có đi kèm với một số những biểu hiện như: Khi ngủ em bé thường giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và hay khóc thét,... có thể là hiện tượng sinh lý. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên và kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ và cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề em bé khóc do bệnh lý.

Trẻ khóc đêm bất thường, có thể thức dậy giữa đêm, la hét hay giật mình khi ngủ là do hệ thống thần kinh của em bé đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém. Do đó, nếu ban ngày em bé có những hoạt động quá sức, điều đó làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ quấy khóc khi đang ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loạt bất thường về cấu trúc hay chức năng của não bộ. Vì vậy, cha mẹ cần đưa em bé đến cơ sở y tế khám để có nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Có những trường hợp trẻ khóc đêm bất thường, khóc dai dẳng hơn, khóc hơn ba giờ mỗi ngày và thường khóc vào buổi tối, trong hơn ba ngày mỗi tuần và hơn ba tuần. Nguyên nhân rất có thể là do em bé bị dị ứng với protein sữa bò. Trong trường hợp này, cha mẹ cần cho em bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định xem có phải là kết quả của dị ứng protein sữa bò hay không.

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, cơn khóc không rõ nguyên nhân, khi khóc thường co 2 đầu gối gập vào bụng thì rất có thể em bé đang bị cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau xảy ra vào cùng một thời điểm nào đó trong ngày, thường xảy ra vào lúc chập tối và kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó bé tự nín. Trẻ thường khóc khi được khoảng 3 đến 4 tháng rồi tự nhiên hết, tuy trẻ khóc và bị đau bụng nhưng vẫn tăng cân tốt. Do đó, mẹ cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế đều đặn hàng tháng để theo dõi cân nặng của trẻ.

Tuy nhiên, nếu cơn khóc của em bé kéo dài hơn, khóc nhiều về đêm cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh còi xương thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu và sinh ra quấy khóc đêm không chịu ngủ trong thời gian dài. Trường hợp này thường đi kèm một số dấu hiệu như: Bé chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn và hay ra mồ hôi trộm. Nguyên nhân rất có thể do chế độ dinh dưỡng của em bé không được đảm bảo, thiếu canxi hoặc do em bé được chăm sóc trong phòng quá kín, thiếu vitamin D. Vì vậy, người mẹ cần cho em bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, giữ gìn phòng ốc được thông thoáng, không để thiếu ánh sáng. Cần đưa em bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn phù hợp.

Ngoài ra, nếu trẻ khóc dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác ví dụ như: Nôn, ưỡn người, khóc thét lên, bỏ bú và đi tiểu ra máu thì rất có thể là dấu hiệu trẻ bị lồng ruột. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa em bé đi cấp cứu ngay.

Mẹ cần cho em bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, giữ gìn phòng ốc được thông thoáng, không để thiếu ánh sáng

Trẻ khóc đêm bất thường, thường xuyên giật mình, quấy khóc không chịu ngủ kéo dài liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ và để lại những hậu quả cho cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng đến em bé

  • Chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng nhận thức, học tập.
  • Hormone tăng trưởng bị giảm sút, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
  • Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế.
  • Tăng áp lực máu não, huyết áp cao.
  • Áp lực lớn lên tim, dẫn tới tim đập nhanh, sức khỏe của bé sẽ không được đảm bảo.

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Stress, dẫn tới trầm cảm sau sinh.
  • Mất sữa do stress và phải thức đêm chăm con nên sức khỏe của mẹ cũng không được đảm bảo.

Cách khắc phục

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không chịu ngủ, thường xuyên giật mình, giấc ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc,... sẽ dẫn tới nguy cơ em bé dễ bị nhiễm khuẩn và chậm phát triển về cân nặng, chiều cao. Để hạn chế hiện tượng trẻ ngủ hay khóc đêm, cha mẹ cần lưu ý:

  • Không vỗ lưng khi em bé giật mình hay cho bú mà cần quan sát xem bé có ngủ tiếp không. Chỉ dỗ dành bé và cho bé bú khi bé bật khóc to và có cử động mạnh.
  • Không đắp quá nhiều chăn cho bé để tránh toát mồ hôi dễ bị cảm lạnh.
  • Không để đèn quá sáng khi em bé ngủ và không để có tiếng ồn to, tránh gây cho bé giật mình và thức giấc.
  • Bổ sung vitamin D, canxi cho bé để tránh còi xương suy dinh dưỡng, vì còi xương cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ ngủ hay khóc đêm. Phòng ngừa thiếu vitamin D và canxi bằng cách không để em bé nằm trong phòng quá kín và thiếu ánh sáng.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ đến 18 - 24 tháng tuổi. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho em bé, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, ở lứa tuổi này sữa mẹ là tốt nhất cho bé.

Thông thường, trẻ hay khóc, quấy khóc vào buổi tối, không chịu ngủ, ngủ hay bị giật mình. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho em bé hay khóc đêm. Nguyên nhân chính xác của việc khóc dai dẳng là không rõ ràng. Nó rất phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến cho nhiều chuyên gia cho rằng nó có thể chỉ đơn giản là một giai đoạn phát triển bình thường. Tuy nhiên, tình trạng trẻ khóc đêm cũng có nhiều cấp độ.

  • Ở mức độ nhẹ, em bé chỉ quấy khóc một lúc rồi ngừng, đây là dấu hiệu thường thấy ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh và nó không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ.
  • Mức độ nặng hơn, tình trạng em bé quấy khóc đêm bất thường sẽ kéo dài, dai dẳng hơn, khóc to không ngừng. Thậm chí, em bé khóc khàn cả tiếng, tiếng khóc có chút bất thường. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp một vấn đề gì đó, đang khó chịu và khó đi vào giấc ngủ, cần được bố mẹ hết sức quan tâm.

Trong giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi, cha mẹ cần phân biệt được hiện tượng khóc đêm với khóc do bệnh lý ở trẻ em. Ngoài cơn khóc ra, nếu em bé vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường thì cha mẹ không phải quá hoảng hốt. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến em bé, nếu trẻ khóc đêm bất thường và có kèm theo các dấu hiệu như biếng ăn, vã mồ hôi và đặc biệt là mô hôi trộm,... thì nên đưa bé đi khám để phát hiện bệnh. Cha mẹ không được quá chủ quan để tránh những trường hợp không mong muốn.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Vì sao vitamin D quan trọng với trẻ sơ sinh?

Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề