Tại sao việt nam không sử dụng tiền xu

  • Kinh tế xanh

Thứ ba, 14/05/2019 14:27 (GMT+7)

Lịch sử hình thành tiền xu ở Việt Nam

Tiền xu Việt Nam được sản xuất từ các chất liệu như nhôm, đồng, kẽm, sắt hoặc hợp kim và được xem là phương tiện thanh toán phổ biến từ những năm giữa thế kỷ thứ X đến đầu thế kỷ XXI trước khi không còn được sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Lịch sử Việt Nam có nhiều loại tiền xu khác nhau và được đúc theo những chất liệu riêng biệt qua mỗi thời kỳ. Tiền xu Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ thứ X, thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự trị vì của vua Đinh Bộ Lĩnh. Ở thời phong kiến, gần như mỗi đời vua lại cho phát hành một loại tiền mới. Nhiều khi, thay đổi niên hiệu vua cũng cho phát hành lại tiền. Suốt một thời gian dài, tiền xu được xem là thứ tiền tệ lưu hành duy nhất ở nước ta.

Năm 1945-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát hành bộ tiền xu gồm 6 mệnh giá, gồm: 20 xu, 5 hào, 1 đồng và 2 đồng. Trong đó, mệnh giá 2 đồng được làm bằng chất liệu đồng thau, còn các đồng tiền khác đều được làm bằng nhôm.

Do chất liệu nhôm dẻo, cộng thêm bề ngang khá mỏng, giúp người dân có thể đục lỗ trên tiền để làm thành xâu, dễ dàng cất trữ và kiểm đếm. Việc bị đục lỗ không khiến cho tiền xu bị mất giá trị trong lưu thông.

Tại sao việt nam không sử dụng tiền xu

Đến năm 1958, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (tại miền Bắc) phát hành thêm 3 đồng xu bằng chất liệu nhôm, mệnh giá 1 xu, 2 xu và 5 xu. Mặt trước của các đồng tiền này in hình Quốc huy, giữa đồng tiền có khoét một lỗ tròn lớn.

Tiếp đến năm 1976, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành thêm bộ tiền xu có mệnh giá từ 1 hào trở lên. Tính mỹ thuật trên đồng tiền này khá tương đồng với các đồng xu ra đời năm 2003.

Năm 2003, tiền kim loại mệnh giá từ 200 đồng, 500, 1.000, 2.000 và 5.000 đồng được đưa vào lưu thông, nhằm thay thế dần các đồng tiền cotton có mệnh giá tương đương. Các mệnh giá 200, 500 đồng được làm bằng thép mạ niken, tiền 1.000, 2.000 đồng làm bằng thép mạ đồng, trong khi tiền xu 5.000 đồng làm bằng hợp kim đồng – nhôm – niken, mặt bên được khía vỏ sò.

Mặc dù được kỳ vọng sẽ có chất lượng tốt, ít mang đến nguy hiểm cho người dùng (khả năng nhiễm khuẩn thấp hơn), nhưng tiền xu nhanh chóng trở nên lạc lõng và bị người dùng tẩy chay do bất tiện trong lưu trữ, xuống cấp nhanh chóng. Đến năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý ngừng đúc và đưa vào lưu thông loại tiền kim loại này.

Mới đây, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đơn vị này sẽ bán đấu giá hơn 600 tấn phế liệu tiền kim loại sau tiêu hủy, với giá khởi điểm là 48,1 tỉ đồng, không bao gồm VAT và chi phí bốc dỡ, di chuyển.
Toàn bộ số phế liệu trên đã được Trung tâm Kĩ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 – Tổng cục Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học Công nghệ) thực hiện phân tích, thử nghiệm thành phần hóa học.
Theo yêu cầu từ NHNN, tổ chức đấu giá tài sản muốn đăng kí phải có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá với loại tài sản đấu giá, có phương án đấu giá khả thi, hiệu quả.
Đồng thời, đơn vị này phải có có năng lực, kinh nghiệm và uy tín thoả mãn một số điều kiện như là tổ chức có 5 năm kinh nghiệm hoạt động, có tối thiểu 5 đấu giá viên đã có kinh nghiệm 5 năm, tổ chức đấu giá có hợp đồng bán đấu giá tài sản hoàn thành trong năm 2018 đạt tối thiểu 45 tỉ đồng.
Các tổ chức muốn đăng kí tham gia tổ chức đấu giá cần nộp hồ sơ trước ngày 14/5/2019.

Đức Trọng

Link bài gốc Copy link

https://kinhtemoitruong.vn/van-de-su-kien/lich-su-hinh-thanh-tien-xu-o-viet-nam.html

Bạn đang đọc bài viết Lịch sử hình thành tiền xu ở Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

Tiền cũng bị...chê

Theo khẳng định của người đứng đầu NHNN lúc bấy giờ, việc phát hành tiền kim loại mệnh giá 500 đồng và 2.000 đồng nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện cơ cấu mệnh giá các đồng tiền kim loại trong lưu thông phù hợp với yêu cầu lưu thông tiền tệ. Tuy nhiên, đến nay đã gần 9 năm trôi qua, số lượng tiền xu có mặt trên thị trường, tại các điểm giao dịch mua bán gần như vắng bóng. Nói đúng hơn tiền xu đã bị chối bỏ hoàn toàn trong thanh toán.

Chị Lê Việt Hà (phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội) kể lại, hôm vừa rồi dọn tủ quần áo thấy còn 30.000 đồng tiền xu (các loại mệnh giá), chị bỏ vào ví mang ra chợ. “Thế nhưng, đến cả mua hành, rau… họ cũng không lấy, tiền xu bị chê lắm. Chị hàng rau còn bảo, nếu hết tiền lẻ thì chị cho nợ chứ nhất định không nhận tiền xu”, chị Hà nói.

Tại sao việt nam không sử dụng tiền xu

Tiền xu đang mất giá trị thanh toán trong hệ thống bán lẻ

Không chỉ riêng chị Hà, mà rất nhiều người có tâm lý ngại sử dụng tiền xu vì không có chỗ để tiêu, vì vậy, các thùng quyên góp trước quầy tính tiền một số siêu thị lớn như Big C, Coop Mart… trở thành nơi giữ tiền xu hữu ích nhất?!

Trong vai người tiêu dùng, PV thử mang đồng tiền xu mệnh giá 5.000 đồng đi mua hành lá, một chị bán hàng trong chợ Trương Định (Hà Nội) thẳng thừng nói: “Đến con nít cũng không tiêu tiền xu huống chi là mang tiền đi chợ. Em đi hàng nào trong chợ cũng thế, trả tiền xu người ta còn mắng cho đấy”.

Theo tìm hiểu của PV, không chỉ ở Hà Nội, mà hầu hết các địa phương khác việc giao dịch bằng tiền xu gần như vắng bóng. Anh Nguyễn Duy Phú (nhân viên kỹ thuật Viettel - chi nhánh tại TP.HCM) phàn nàn, người ta trả lại tiền xu thì anh vẫn nhận, tuy nhiên khi anh mang tiền xu đi mua đồ, sử dụng thì thường bị từ chối.Mới đây, anh vào chợ mua đồ, nhân viên gửi xe ở đây lắc đầu quầy quậy khi anh trả 2.000 đồng tiền xu và nằng nặc đòi đổi sang tiền giấy. Bất kì vào siêu thị mua hàng hay đi chợ…, người bán hàng đều chê tiền xu.

Anh Phú bức xúc: “Tại sao Nhà nước phát hành tiền xu và có quy định không được từ chối nhận tiền xu, nhưng nhiều người lại không chịu nhận?”.

Chị Bùi Thị Mai (Chi cục thuế quận Tân Bình- TP.HCM) tỏ ra ngán ngẩm khi chia sẻ, cách đây 1 tháng, chị đi chợ mua rau, mang mấy đồng xu 2.000 đồng và 5.000 đồng để trả thì cô bán hàng mặt nặng mày nhẹ, cau mày bĩu môi, xua tay đòi cho kỳ được tiền giấy. Sau lần đó, chị Mai mỗi lần vào siêu thị để mua sắm đồ, thi thoảng được nhân viên siêu thị trả tiền thừa bằng tiền xu, chị thường cho lại hoặc đổi thành kẹo. “Giờ chả ai dùng tiền xu nữa, vừa bất tiện, mà đồng tiền xu để lâu còn bị xỉn màu rất xấu”, chị Mai nói.

“Chết yểu”... vì không tiện ích

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia xung quanh việc phát hành đồng tiền xu và sự yếu thế của loại tiền này trên thị trường.

Quay lại câu chuyện phát hành tiền xu, theo tìm hiểu của PV, đến tháng 5/2005, lượng tiền xu đưa vào lưu thông đã chiếm 1/4 tổng giá trị tiền lẻ đang lưu hành và để tiền xu được sử dụng rộng rãi hơn, cũng trong năm đó, NHNN đã đề nghị Chính phủ giảm bớt in tiền giấy mệnh giá nhỏ. Một số doanh nghiệp như Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT), Bưu điện Sài Gòn và 3 doanh nghiệp nước ngoài bước đầu đã lắp đặt điện thoại sử dụng tiền xu, máy bán hàng tự động.

Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm, chiếc máy bán nước ngọt dùng tiền xu đặt trước ga Hà Nội chỉ thu về doanh số khoảng 100.000 đồng/ngày. Do vậy, cùng với thời gian, tiền xu bị chối bỏ trong lưu thông.

Lý giải nguyên nhân vì sao người dân không mặn mà với tiền xu, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay: “Tính tiện ích trong tiêu dùng là điều mà người dân đặc biệt quan tâm. Thói quen chi tiêu của người dân vẫn là những đồng tiền giấy gọn nhẹ, tiền kim loại lại cồng kềnh, hình thức, chất lượng cũng chưa thỏa mãn mong đợi của người tiêu dùng là những hạn chế khiến tiền xu bị từ chối trong lưu thông”.

Ông Vũ Vĩnh Phú- Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Việt Nam nhận định: “Đồng tiền xu mất dần giá trị thanh toán là do không có tính tiện ích và không đảm bảo chất lượng”.

Ông Phú so sánh: “Tôi vẫn còn giữ một đồng tiền xu của Liên Xô (cũ) cách đây gần 20 năm mà vẫn còn sáng choang trong khi đồng tiền xu của Việt Nam vừa phát hành được một vài tháng đã “xuống màu”. Đồng tiền xu không đảm bảo chất lượng, han gỉ, hoen ố, chẳng còn ai muốn giữ lại chúng. Mà ngay cả các bà hàng rau, hàng thịt cũng không chấp nhận đồng tiền xu như vậy”.

Cũng theo phân tích của ông Phú, “khi phát hành song song đồng tiền xu với việc đồng thời lưu hành tiền giấy có mệnh giá nhỏ là điều bất hợp lý. Tiền giấy lẻ quá sẵn thì tiền xu trở thành yếu thế trong thanh toán là lẽ dễ hiểu, cho nên người tiêu dùng chẳng cần giữ tiền xu cho nặng túi. Hơn nữa, thời buổi lạm phát, chẳng ai muốn xài tiền xu vì mệnh giá quá nhỏ. Đó là lý do đó khiến cho việc phát hành tiền xu thất bại. Nhưng điều quan trọng nhất, chúng ta đang làm ngược, không theo quy luật tiêu dùng- “sinh con rồi mới sinh cha”- các dịch vụ công cộng, thanh toán tiền tự động không có thì sinh ra đồng tiền xu làm gì? Khi nào, các dịch vụ công cộng phát triển (tem bưu điện, tàu điện ngầm, tầu điện nổi…) thì lưu hành tiền xu mới “hợp thời””.

Tuy nhiên, “kể cả khi dịch vụ công cộng phát triển thì tiền xu cũng phải đảm bảo chất lượng thì mới có “đất sống””, ông Phú nhận định.

Ông Phú dẫn chứng, thời gian đầu mới phát hành tiền xu, ngay cả trong hệ thống siêu thị, tiền xu cũng không được sử dụng rộng rãi. Trong khi đó, ở nước ngoài hình thức thanh toán tiền tự động bằng tiền xu trở thành một hình thức thanh toán tiên tiến. Tại nhà ga, trên xe buýt, tầu điện ngầm… đều áp dụng phương thức thanh toán tự động.

Ông Phú quả quyết: “Phải mất 50- 70 năm nữa, Việt Nam mới theo kịp các nước trong việc thanh toán tiền tự động và phát huy tính tiện ích tối đa của đồng tiền xu”.

Trước ý kiến của nhiều chuyên gia về việc thu hồi đồng tiền xu khi nó đang mất dần giá trị thanh toán, ông Vũ Vĩnh Phú cho rằng, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay không cần thu hồi thì số tiền xu đã phát hành ra cũng sẽ tự tiêu biến.

TS.Cao Sĩ Kiêm - nguyên thống đốc NHNN cho rằng, phát hành tiền xu không phù hợp với điều kiện sử dụng của Việt Nam và quá tốn kém. Theo TS Kiêm, việc phát hành 1 đồng tiền xu thường kèm theo chi phí ngang bằng với mệnh giá đồng tiền xu đó, thậm chí còn đắt hơn do quá trình bảo quản tốn kém. Từ 2003 đến nay, NHNN phát hành khoảng vài tỷ đồng tiền xu mệnh giá 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng... Tổng giá trị tiền phát hành ra tương đối lớn, không lưu thông được gây ra sự lãng phí cho ngân sách Nhà nước.

Đồng quan điểm với nhiều chuyên gia, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, nguyên nhân dẫn tới việc phát hành tiền xu thất bại là do không có sự tiện ích, không có giá trị trong sử dụng. Đặc biệt, sự cồng kềnh, chất lượng kém - han gỉ khiến người dân không muốn sở hữu chúng. Điều cốt lõi, mục đích của tiền xu nhằm tăng tính tiện ích cho người dân khi mua bán, thanh toán nhất là tại các cửa hàng, siêu thị... với các máy bán hàng tự động, kể cả các dịch vụ điện thoại công cộng. Thế nhưng, hệ thống máy bán hàng tự động hầu như không được đầu tư, lắp đặt khiến tiền xu không có “đất sống”.

Thừa nhận việc phát hành tiền xu không hiệu quả, ngay tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu bày tỏ: “Đề án sản xuất tiền kim loại, tôi cũng cho rằng không đạt hiệu quả, việc phát hành tiền kim loại là theo phương án mà vị thống đốc tiền nhiệm trình và được Chính phủ phê duyệt trước đó”. Thời điểm đó, trả lời báo chí, ông Giàu cho biết, ngay khi về điều hành NHNN, ông đã nghiên cứu kỹ và yêu cầu ngừng phát hành mới tiền xu, thu hồi những đồng tiền không đảm bảo lưu hành. Tuy nhiên, theo khẳng định của Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, tất cả tiền xu đã phát hành trước đây hiện vẫn còn giá trị sử dụng bình thường. Thế nhưng, thực tế giá trị sử dụng của đồng tiền xu đã không còn nữa, thay vào đó là sự bất tiện mà người dân đang sở hữu những đồng tiền đó.

Giang- Thơm