Talent acquisition la làm gì

Bạn đang muốn tìm hiểu Talent Acquisition là gì? Cách áp dụng phương pháp này vào doanh nghiệp như thế nào? Fastdo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây. Ngoài ra, bài viết sau còn sẽ giúp bạn hiểu được vì sao Talent Acquisition đang dần thay thế phương pháp tuyển dụng truyền thống.

Bạn quan tâm đến Bộ phần mềm lên kế hoạch hằng ngày (fTodolist) của Fastdo. Click ngay vào ảnh để nhận bản Demo trải nghiệm các tính năng riêng biệt từ phần mềm.

Talent acquisition la làm gì
Nhận ngay Bản demo Bộ phần mềm fTodolist của Fastdo

MỤC LỤC NỘI DUNG

  1. 1. Talent Acquisition là gì?
  2. 2. Các khái niệm liên quan về Talent Acquisition
    1. 2.1 Talent Acquisition Manager là gì?
    2. 2.2 Talent Acquisition Specialist là gì?
    3. 2.3 Talent Acquisition Executive là gì?
  3. 3. Cách áp dụng Talent Acquisition vào doanh nghiệp
    1. 3.1 Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
    2. 3.2 Tạo nguồn ứng viên
    3. 3.3 Quản lý dữ liệu khoa học
  4. 4. Phân biệt Talent Acquisition và tuyển dụng truyền thống
  5. 5. Lý do khiến Talent Acquisition dần thay thế tuyển dụng truyền thống
  6. 6. Nhiệm vụ chính của Talent Acquisition trong doanh nghiệp
    1. 6.1 Hoạch định chiến lược
    2. 6.2 Phân định nguồn nhân lực
    3. 6.3 Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
    4. 6.4 Tạo dựng mối quan hệ với ứng viên
    5. 6.5 Đo lường và dự đoán

1. Talent Acquisition là gì?

Talent Acquisition là quá trình thu hút tài năng từ việc tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp cũng như xây dựng mối quan hệ và lựa chọn các ứng viên thích hợp cho các vị trí còn trống trong công ty. Đây là một quá trình diễn ra liên tục và lâu dài nhưng mà lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp về vấn đề nhân sự.

Talent acquisition la làm gì
Talent Acquisition là gì?

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: Onboarding là gì? Quy trình xây dựng On-Boarding hiệu quả

2. Các khái niệm liên quan về Talent Acquisition

Trong phần này, các khái niệm liên quan đến Talent Acquisition sẽ được làm rõ. Từ đó, bạn hiểu rõ về phương thức này cũng như phần nắm rõ các thành phần tạo nên một chiến lược Talent Acquisition trong lĩnh vực nhân sự.

2.1 Talent Acquisition Manager là gì?

Talent Acquisition Manager có nghĩa là người chiêu mộ tài năng có nhiệm vụ xây dựng hệ thống tìm kiếm từ đó đào tạo và giáo dục những ứng viên có năng lực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng Ngoài ra, Talent Acquisition Manager còn là người thiết lập mối quan hệ với các trường đại học, cơ sở giáo dục hay các trang thông tin tuyển dụng để xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho doanh nghiệp.

Talent acquisition la làm gì
Talent Acquisition Manager là gì?

>>> ĐỌC NGAY: Phương pháp Kanban trong quản lý dự án là gì?

2.2 Talent Acquisition Specialist là gì?

Nếu Talent Acquisition Manager có nhiệm vụ chiêu mộ tài năng thì Talent Acquisition Specialist có vai trò tạo nguồn cung ứng để thu hút người tới phỏng vấn, tổ chức tuyển dụng và giới thiệu nhân viên trong một doanh nghiệp. Người ở vị trí này được đánh giá là giữ vai trò rất quan trọng trong mục tiêu chiến lược dài hạn về Talent Acquisition và tạo nên sự thành công trong tương lai.

Talent acquisition la làm gì
Talent Acquisition Specialist là gì?

>>> TÌM HIỂU NGAY: Quản trị sự thay đổi và 4 nguyên tắc cốt lõi để thành công

2.3 Talent Acquisition Executive là gì?

Talent Acquisition Executive được hiểu là chuyên viên thu hút nhân tài và làm việc dưới sự quản lý của Talent Acquisition Specialist. Việc thành thạo cũng như phát triển được hết các kỹ năng cần có của một Talent Acquisition Executive có vai trò rất quan trọng bởi vì đây là vị trí nền móng cho những vị trí quản lý cấp cao về nhân sự sau này.

Talent acquisition la làm gì
Talent Acquisition Executive được hiểu là chuyên viên thu hút nhân tài

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Đánh giá 360 độ là gì? Quy trình và bí quyết triển khai hiệu quả

3. Cách áp dụng Talent Acquisition vào doanh nghiệp

Phần tiếp theo sau đây sẽ chỉ ra cho bạn những bước cơ bản để bắt đầu áp dụng chiến lược Talent Acquisition vào việc tuyển dụng nhân tài cho công ty. Vậy những bước cơ bản để áp dụng Talent Acquisition là gì?

3.1 Nâng cao thương hiệu tuyển dụng

Ý nghĩa của bước nâng cao thương hiệu tuyển dụng trong Talent Acquisition là gì? Đây là bước đầu tiên trong hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp nếu bạn muốn thu hút càng nhiều nhân tài về công ty. Bạn phải đảm bảo các ứng viên có thiện cảm khi nhắc đến công ty hay hình ảnh đầu tiên mà họ thấy được về doanh nghiệp. Bạn cần thành lập một website riêng về công ty và vận hành một cách chuyên nghiệp với đầy đủ thông tin về doanh nghiệp.

Talent acquisition la làm gì
Nâng cao thương hiệu tuyển dụng để áp dụng Talent Acquisition vào doanh nghiệp

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên đăng tin tuyển dụng với đầy đủ thông tin chi tiết về vị trí, mức lượng, lợi ích khi làm việc tại công ty. Bạn cũng nên tạo ra tương tác giữa các ứng viên với doanh nghiệp càng nhiều càng tốt. Khi mọi người đều nhắc đến tên công ty khi muốn tìm việc làm thì chúc mừng bạn đã thành công một nửa trong chiến lược Talent Acquisition của mình.

>>> ĐỌC NGAY: Balanced scorecard là gì? Cách ứng dụng BSC hiệu quả

3.2 Tạo nguồn ứng viên

Quan niệm ứng viên mới là người cần công ty để có việc làm là hoàn toàn sai lầm và lỗi thời. Thời nay, giữa doanh nghiệp và ứng viên là một mối quan hệ công bằng. Ứng viên không cần phải chủ động tìm các công ty và ngược lại doanh nghiệp không thể ngồi “ôm cây đợi thỏ “. Vậy những điều phải thực hiện của người làm Talent Acquisition là gì? Hãy chủ động tìm kiếm ứng viên trên các diễn đàn, mạng xã hội… Từ đó sẽ tạo cho bạn một nguồn ứng viên chất lượng.

Talent acquisition la làm gì
Tạo nguồn ứng viên

Một khảo sát cho thấy hơn 90% các ứng viên sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram… và hơn 50% các ứng viên chất lượng cao sử dụng trang tuyển dụng Linkedln… để đăng hồ sơ xin việc. Vì vậy, bạn hãy tạo dựng mối quan hệ với các ứng viên thông qua các nền tảng này.

Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua các hội thảo việc làm, seminar, networking… để tìm ra ứng viên thích hợp. Các ứng viên không thích hợp, bị loại ở các kì tuyển dụng trước cũng là một nguồn nhân sự tiềm năng. Bạn cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn ứng viên này để có thể liên lạc khi thiếu nhân sự đồng thời cần nâng cao vị thế doanh nghiệp trong cộng đồng ứng viên.

>>> ĐỌC NGAY: Trí tuệ cảm xúc là gì? – Yếu tố nâng tầm sự thành công

3.3 Quản lý dữ liệu khoa học

Những tác động của Quản lý dữ liệu khoa học đến chiến lược Talent Acquisition là gì? Quản lý dữ liệu các ứng viên một cách khoa học là yếu tố chứng minh công việc Talent Acquisition của bạn có thành công hay không. Việc quản lý dữ liệu khoa học từ cơ sở đó phân tích ứng viên cho công việc tuyển dụng sẽ tạo nên thành công của doanh nghiệp.

Talent acquisition la làm gì
Quản lý dữ liệu khoa học trong Talent Acquisition là gì?

Dữ liệu các ứng viên được quản lý một các chặt chẽ, rõ ràng giúp tiết kiệm chi phí, thời gian trong việc tuyển dụng. Các quyết định ứng tuyển cũng sẽ chính xác hơn và hạn chế tính chủ quan. Hồ sơ và dữ liệu ứng viên là tài nguyên quan trọng trong hoạt động tuyển dụng và là chìa khóa của người làm Talent Acquisition.

>>>> XEM THÊM: Mentoring là gì? Phân loại các mô hình Mentoring

4. Phân biệt Talent Acquisition và tuyển dụng truyền thống

Nhiều người vẫn đang nhầm lẫn Talent Acquisition là tuyển dụng. Vậy những điểm để phân việt giữa tuyển dụng truyền thống và Talent Acquisition là gì? Về bản chất, hai phương thức này có bản chất khác nhau, một bên là tuyển dụng theo phương thức truyền thống, một bên là phương thức thu hút tài năng từ đó lựa chọn ra ứng viên phù hợp. Talent Acquisition mang tính chiến lược và dài hạn hơn tuyển dụng truyền thống.

Tuyển dụng truyền thống là một chiến lược ngắn hạn, bao gồm các hoạt động như đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, hẹn phỏng vấn và lựa chọn người thích hợp cho vị trí cần tuyển dụng. Còn Talent Acquisition mang tính dài hạn, quy mô rộng hơn và có tác dụng không chỉ ở hiện tại mà còn ở tương lai của doanh nghiệp.

Talent acquisition la làm gì
Điểm khác biệt giữa tuyển dụng truyền thông và Talent Acquisition là gì?

Ở các phần trước, bài viết cũng đã làm rõ vấn đề Talent Acquisition là gì. Talent Acquisition sử dụng truyền thông để nâng cao vị thế và giá trị công ty trong mắt ứng viên, từ đó tạo nên một hệ sinh thái dữ liệu ứng viên cho doanh nghiệp, kể cả những ứng viên bị loại cũng được xem là một nguồn nhân lực dự bị.

Doanh nghiệp nên tạo ra bộ phận Talent Acquisition cho riêng mình và hạn chế phụ thuộc vào bên dịch vụ tuyển dụng thứ ba. Phương thức tuyển dụng này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ khác khi tìm các nhân sự tài năng, tạo ra nguồn cung cấp nhân tài của riêng mình mang tính bền vững và dài hạn.

>>> ĐỌC NGAY: TOP 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của nhân viên

5. Lý do khiến Talent Acquisition dần thay thế tuyển dụng truyền thống

Trên thực tế, ngày nay, Talent Acquisition đang có xu hướng phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực tuyển dụng. Vậy những lý do khiến tuyển dụng truyền thống dần bị thay thế bởi Talent Acquisition là gì? Quá trình tuyển dụng truyền thống chỉ có giá trị ở thời điểm tuyển dụng. Kết quả sau khi sàng lọc ứng viên, quảng cáo, đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn sẽ không được giữ lại và được làm mới hoàn toàn khi công ty cần tuyển người ở tương lai. Điều này sẽ làm tốn kém về tiền bạc, công sức cũng như thời gian của doanh nghiệp và bộ phận nhân sự.

Talent acquisition la làm gì
Lý do khiến Talent Acquisition dần thay thế tuyển dụng truyền thống

Trong khi đó, Talent Acquisition mang tính dài hạn và phạm trù rộng hơn. Dữ liệu của các ứng viên đã được sàng lọc sẽ được giữ lại, lưu giữ làm dữ liệu. Đồng thời, bộ phận Talent Acquisition sẽ tiến hành chăm sóc, theo dõi và duy trì mối quan hệ với các ứng viên đó. Điều này đem lại độ thiện cảm về doanh nghiệp với ứng viên, giúp công ty tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc.

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ QUA: Lập bộ quy trình quản lý doanh nghiệp hiệu quả qua 4 bước

6. Nhiệm vụ chính của Talent Acquisition trong doanh nghiệp

6.1 Hoạch định chiến lược

Nếu như Talent Acquisition được lập ra chỉ để tìm người cho vị trí đang trống trong công ty thì sẽ không khác gì việc tuyển dụng truyền thống. Talent Acquisition được lập ra khi người thực hiện xây dựng một thống tìm kiếm ứng viên và lưu trữ dữ liệu một cách chuyên nghiệp và khoa học để giúp cho các sự kiện tuyển dụng sau này và lâu dài hơn nữa.

Talent acquisition la làm gì
Hoạch định chiến lược

6.2 Phân định nguồn nhân lực

Không giống như những đợt tuyển dụng truyền thống ngắn hạn, người thực hiện Talent Acquisition cần phải nắm rõ về điểm mạnh, vai trò, lĩnh vực, cách thức vận hành của doanh nghiệp. Nhờ đó, chỉ cần công ty thiếu hụt về mặt nhân sự thì bạn sẽ dễ dàng lấp đầy chỗ trống với ứng viên tài năng nhất mà bạn đã lưu giữ.

Talent acquisition la làm gì
Phân định nguồn nhân lực

6.3 Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược Talent Acquisition vì thương hiệu doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến vị thế của công ty trên thị trường lao động. Bạn cần phải xác định được giá trị cốt lõi của công ty từ đó xây dựng thương hiệu bằng truyền thông, quảng cáo đa dạng hình thức trên các trang tuyển dụng, mạng xã hội… để từ đó thu hút các ứng viên chất lượng và phù hợp.

Talent acquisition la làm gì
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

6.4 Tạo dựng mối quan hệ với ứng viên

Công việc tạo dựng mối quan hệ với các ứng viên là việc không thể thiếu trong Talent Acquisition. Người làm Talent Acquisition cần quản lý cộng đồng đứng viên, theo dõi, giữ liên hệ với các ứng viên chưa phù hợp trước đó. Ngoài ra, bạn nên chủ động tìm kiếm các ứng viên có năng lực cao và phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp để xây dựng hồ sơ dữ liệu các ứng viên tốt hơn.

Talent acquisition la làm gì
Tạo dựng mối quan hệ với ứng viên

6.5 Đo lường và dự đoán

Việc đo lường và dự đoán các ứng viên tiềm năng là công công việc thiết yếu của người làm Talent Acquisition. Người tuyển dụng sẽ dựa và các thông tin đã thu thập được và tiến hành phân tích, đánh giá một cách khách quan, chính xác. Ngòai ra, bạn cũng cần hạn chế mặt chủ quan và cảm quan của mình để đưa ra sự lựa chọn ứng viên một cách chính xác nhất.

Talent acquisition la làm gì
Đo lường và dự đoán

>>>> KHÁM PHÁ NGAY:

  • Cách đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả cho hiệu suất x2
  • 14 tố chất của người lãnh đạo tài ba cần có để thành công

Bài viết vừa rồi đã làm rõ khái niệm Talent Acquisition là gì và cách áp dụng cho doanh nghiệp một các tổng quan nhất. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích trong công việc tìm kiếm ứng viên tiềm năng của bạn. Nếu bạn quan tâm về phần mềm quản lý nhân sự F-HRs của Fastdo thì hãy truy cập ngay fastdo.vn để tìm hiểu chi tiết nhé!