Thành phần hóa học của xương sinh 8

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương ?

Các câu hỏi tương tự

Chi trên của người phù hợp với lao động là do:1.Các xương tay nhỏ,đa số là khớp động.2.Xương lồng ngực nở rộng sang 2 bên nên tay được giải phóng,cử động rất linh hoạt.3.Các cơ tay phân hóa phụ trách các phần khác;ngón cái có thể đối diện 4 ngón còn lại,cầm nắm dễ dàng.4.Xương tay phân hóa gồm nhiều xương:Cổ tay,bàn tay,ngón tay,cánh tayTổ hợp đúng là:A.2,3,4         B.1,2,3          C.1,3,4          D.1,2,4 

III- Thành phần hóa học và tính chất của xươngXương gồm 2 thành phần chính là : chấtcốt giao ( hữu cơ ) và muối khống( Chủyếu là Canxi. Chất hữu cơ giúp xương có tính đànhồi , mềm dẻo . Chất khống giúp xương có tính bềnchắc. BÀI TẬP : Hãy xác định các chức năng tươngứng với các phần của xương :Sụn đầu xươngSinh ra hồng cầu , chứa mỡở người già .Sụn tăng trưởngGiảm ma sát trong khớp .Mô xương xốpXương lớn lên về bề ngangMô xương cứngPhân tán lực , tạo ô chứatủyTủy xươngChòu lực .Xương dài ra . Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK.Về nhà học bài, trả lời câu hỏi SGK.--Đọc phần “Em có biết”.Đọc phần “Em có biết”.--Chuẩn bị trước bài mới.Chuẩn bị trước bài mới.

Câu 2: Thành phần hóa học của xương có chức năng gì đối với chức năng của xương?


Câu 2:

  • Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ.
    • Chất hữu cơ bảo đảm tính đàn hồi của xương
    • Chất vô cơ (canxi và phôtpho) bảo đảm độ cứng rắn của xương.


Trắc nghiệm sinh học 8 bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: thành phần hóa học của xương, tính chất của xương, thành phần hóa học và tính chất của xương

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Thành phần hóa học của xương sinh 8

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SINH 8 - TẠI ĐÂY

Thành phần hóa học của xương sinh 8
Đặt câu hỏi

1. Cấu tạo của xương

a. Cấu tạo của xương dài

Cấu tạo 1 xương dài gồm có:

-Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.

-Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có:

màng xương mỏng→\rightarrow→mô xương cứng→\rightarrow→khoang xương

+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).

b. Chức năng của xương dài

Các phần của xương

Cấu tạo

Chức năng

Đầu xương

- Sụn bọc đầu xương

- Mô xương xốp gồm các nan xương

- Giảm ma sát trong khớp xương

- Phân tán lực tác động

- Tạo các ô chứa tủy đỏ

Thân xương

- Màng xương

- Mô xương cứng

- Khoang xương

- Giúp xương phát triển to bề ngang

- Chịu lực, đảm bảo vững chắc

- Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.

c. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

-Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.

-Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.

Cấu trúc xương người

Hệ thống xương của cơ thể người thường được chia làm 2 loại chính là xương dài xương ngắn và xương dẹt. Với mỗi loại xương đều có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt, tuy nhiên chúng cũng có những cấu trúc chung giống nhau bao gồm: lớp màng xương (gồm màng trong và màng ngoài), phần xương cứng, phần xương xốp, tủy xương:

+ Lớp màng xương: gồm 2 lớp bao bọc bên ngoài xương và bao bọc tủy xương ở bên trong. Lớp ngoài cấu tạo từ các sợi mô liên kết chắc chắn tạo thành 1 lớp mỏng bao bên ngoài và dính chặt vào xương. Lớp trong gồm nhiều tế bào sinh xương giúp xương phát triển to và dài ra, lớp màng này có các mạch máu nuôi dưỡng.

+ Phần xương cứng: là phần xương rắn chắc nhất, có màu vàng nhạt.

+ Phần xương xốp: cấu trúc gồm nhiều bè xương bắt chéo vào nhau tạo thành phần xương có nhiều các hốc nhỏ.

+ Tủy xương: nằm ở trong cùng của xương gồm các tể bào tạo máu (tủy đỏ) và tế bào nền (tủy vàng). Tế bào tạo máu có vai trò sản xuất hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu, còn tế bào nền có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau.

Hệ thống xương của con người

Câu trúc riêng biệt của từng loại xương:

+ Xương dài: là loại xương chiếm nhiều nhất, có hình ống như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân…Ở phần đầu của xương dài, lớp xương cứng rất mỏng bao bọc bên ngoài lớp xương xốp, các bè xương ở đây xếp theo nhiều hướng khác nhau tạo thành những hốc nhỏ. Phần thân xương, lớp xương chắc, đặc ở ngoài làm thành một ống xương dày ở giữa, và mỏng dần ở 2 đầu; lớp xương xốp ở trong thì ngược lại, mỏng ở giữa và dày dần ở 2 đầu; trong cùng là một ống tủy dài chứa đầy tủy vàng

+ Xương ngắn: gồm các xương như đốt sống, xương cổ tay, cổ chân…Các xương này có cấu trúc tương tự phần đầu của các xương dài bên ngoài là một lớp xương cứng mỏng, bên trong là một khối xương xốp.

+ Xương dẹt: là các xương có hình bản dẹt mỏng như xương bả vai, xương chậu, xương sọ… cấu tạo gồm 2 bản xương đặc, giữa là một lớp xương xốp.

2. Sự to ra và dài ra của xương

- Sự to ra của xương:

+ Tế bào ở màng xương phân chia →các tế bào mới→ đẩy vào trong và hóa xương →xương to ra

+ Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương →không cao thêm

+ Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm →xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.

-Sự dài ra của xương:

+ Ta nhận thấy xương có sự dài ra. Sự dài ra ở xương là nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.

3. Thành phần hóa học của xương

Thành phần hóa học chính của xương gồm 2 phần chính là chất hữu cơ và chất vô cơ (chất khoáng) liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể.

+ Chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng khô của xương) gồm có protein, lipid, mucopolysaccarid. Trong đó chiếm tỷ lệ cao là collagen và các phức hợp protein (là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat và acid hyaluronic kết hợp với protein).

+ Chất vô cơ (chiếm 70% trọng lượng khô của xương) gồm các muối Canxi, Magie, Mangan, Silic, Kẽm, Đồng…trong đó chủ yếu là CaCO3, Ca3(PO4)2.

Các thành phần hóa học của xương ở mỗi người có tỉ lệ không hoàn toàn giống nhau. Tỉ lệ đó phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác, bệnh lý. Cơ thể càng non, chất hữu cơ trong xương càng nhiều nên xương trẻ em mềm dẻo hơn. Khi về già, tỉ lệ vô cơ tăng dần lên nên xương dòn, dễ gãy.

Thành phần hóa học của xương sinh 8

Câu 2 trang 31 Sinh học 8: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

Trả lời:

- Gồm chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi.

- Ý nghĩa: chất khoáng Ca tăng tính bền chắc, chất hữu cơ tăng tính mềm dẻo. Tỉ lệ 2 chất này khác nhau theo độ tuổi giúp xương có tính chất khác nhau phù hợp tuổi.