Thanh phần Hội đồng thanh lý tài sản nhà nước

Thanh lý là tài sản cố định là bỏ đi những tài sản đã hết thời gian khấu hao, hư hỏng, những tài sản đã lâu đời và lạc hậu không thể sử dụng, hoặc những tài sản mà doanh nghiệp muốn thay thế để đổi mới. Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản là mẫu không thể thiếu trong quá trình thanh lý. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản mời bạn tham khảo!

Thanh phần Hội đồng thanh lý tài sản nhà nước

Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản

Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị thường sẽ bao gồm (nhưng không bắt buộc):

+ Người đứng đầu đơn vị (giám đốc): Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận phụ trách quản lý tài sản;

+ Nhân viên có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

(TÊN DOANH NGHIỆP)

…………………….

Số: ……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm …

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định

– Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

– Căn cứ Điều lệ của công ty………………………. ;

– Căn cứ vào Quyết định thanh lý TSCĐ số ngày…………….. của …………………………………. ;

– Xét đề nghị của ……………………………………………. ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định ……………………………………………….. (Doanh nghiệp có thể ghi rõ TSCĐ cần thanh lý, hoặc ghi nhận chung là những tài sản không còn sử dụng nữa, những tài sản bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa, hoặc những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) của ……………………………………………….. , gồm các thành viên theo danh sách đính kèm.

Điều 2. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có trách nhiệm:

– Phân tích, đánh giá cụ thể số lượng, chất lượng tài sản cố định cần thanh lý;

– Định giá tài sản cố định cần thanh lý và tiến hành bán đấu giá công khai theo đúng quy định hiện hành của pháp luật;

– Tổng hợp, chuẩn bị hồ sơ về kết quả chỉ định để báo cáo, trình Ban Giám đốc phê duyệt.

Điều 3. Hội đồng thanh lý tài sản cố định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hội đồng thanh lý tài sản cố định và các phòng ban, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận: ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
– …………………… ;

– Lưu:……………. .

CỦA DOANH NGHIỆP

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Kèm theo Quyết định số ngày )

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ CHỨC VỤ HĐ
Chủ tịch hội đồng hoặc Thành viên hội đồng)
1
2
3
4
5
6

Bước 1- Đề nghị thanh lý tài sản: Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận quản lý tài sản sẽ làm đề nghị thanh lý tài sản gửi người có thẩm quyền (giám đốc công ty, giám đốc chi nhánh).

Bước 2- Quyết định thanh lý tài sản: Người có thẩm quyền sẽ ra quyết định thanh lý tài sản cố định.

Bước 3- Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.

Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị thường sẽ bao gồm (nhưng không bắt buộc):

+ Người đứng đầu đơn vị (giám đốc): Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận phụ trách quản lý tài sản;

+ Nhân viên có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý.

Bước 4- Tiến hành định giá tài sản: Hội đồng thanh lý tài sản tự đánh giá (theo hồ sơ trích khấu hao) hoặc thuê đơn vị định giá tài sản. Kết quả định giá phải được lập thành văn bản.

Bước 5- Ra quyết định lựa chọn hình thức xử lý tài sản: những hình thức xử lý có thể là Bán đấu giá tài sản hoặc chỉ định người mua hoặc tự tìm kiếm người mua.

Bước 6- Ký hợp đồng mua bán tài sản, xuất hóa đơn và làm các thủ tục đăng ký khác nếu có (vd: khi bán nhà xưởng thì phải làm thủ tục chuyển GCN QSDĐ, khi bán xe ô tô thì cần làm thủ tục sang tên xe…)

Bước 7- Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản: Hồ sơ thanh lý tài sản bao gồm Biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản định giá tài sản, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hợp đồng, hóa đơn bán hàng ), thực hiện các bút toán kế toán có liên quan (ghi giảm giá trị tài sản, ghi tăng tài khoản tiền mặt, tiền ngân hàng …)

  1. a) Doanh nghiệp có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, hình thức và biện pháp thanh lý, tên gọi, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu số, ngày tháng năm gửi Chi cục Hải quan quản lý DNCX;
  2. b) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu;
  3. c) Trường hợp thanh lý theo hình thức nhượng bán, cho, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX thực hiện thủ tục thanh lý theo quy định và thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng như sau:

c.1) DNCX đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng;

c.2) Sau khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng thì thực hiện việc nhượng bán, cho, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, không phải làm thủ tục hải quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản của chúng tôi như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:
  • Website: accgroup.vn

     Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Nghị Định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP; Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể trình tự và thủ tục thanh lý tài sản như sau:

     1. Về điều kiện để được thanh lý (Điều 25, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP)

     - Đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định của chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng.

     - Bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả.

     - Trụ sở làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng theo quy hoạch và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước (Điều 8, Quyết định số15/2011/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng)

      - Tài sản nhà nước là trụ sở làm việc, các tài sản gắn liền với đất, phương tiện giao thông vận tải: Chủ tịch UBND thành phố quyết định thanh lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính.

    - Tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500.000.000 đồng trở lên/01 đơn vị tài sản: Giám đốc Sở Tài chính quyết định thanh lý.

    - Tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán dưới 500.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản: Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể quyết định thanh lý.

     3. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản nhà nước

    3.1. Khi tài sản nhà nước đủ điều kiện thanh lý, các đơn vị sử dụng tài sản nhà nước lập hồ sơ thanh lý tài sản gửi cho cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp gửi Sở Tài chính (trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên, thì gửi trực tiếp về Sở Tài chính). Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

      - Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước;

     - Danh mục tài sản đề nghị thanh lý, trong đó có nêu cụ thể: tên tài sản, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại; hiện trạng của tài sản ở thời điểm thanh lý.

     - Các hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng TSCĐ.

    - Đối với các loại tài sản mà pháp luật có quy định khi thanh lý cần có ý kiến xác nhận chất lượng tài sản của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan này (Trong trường hợp thanh lý xe ôtô: Biên bản xác nhận hiện trạng, chất lượng xe ôtô của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng thuộc Sở Giao thông vận tải).

     3.2. Sau khi có quyết định thanh lý tài sản, đơn vị có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo các phương thức sau: Bán tài sản nhà nước hoặc phá dỡ, huỷ bỏ tài sản nhà nước.

Trường hợp thực hiện bán tài sản nhà nước:

          Bước 1: Thành lập Hội đồng thanh lý tài sản để đánh giá lại tài sản, quyết định giá khởi điểm để bán TSCĐ.

Bước 2: Xác định giá khởi điểm và tổ chức bán đấu giá (Điều 22, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP); bán chỉ định (Điều 23, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP).

          - Trường hợp sau đây được bán chỉ định:

       + Tài sản đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán. Riêng tài sản là nhà và tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện vận tải, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản phải đánh giá lại, nếu giá trị còn lại theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng /01 đơn vị tài sản thì được bán chỉ định;

      + Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có 1 tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm.

      3.3. Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, đề nghị hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo kê khai biến động tài sản.

      3.4. Nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền thu được từ việc bán tài sản thanh lý, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc thanh lý tài sản.

Nguyễn Thị Bích Thủy