Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở tiểu vùng Tây Bắc nước ta là gì

Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ:

Địa hình:

  • Đất feralit rộng, màu mỡ. Vùng trung du Bắc Bộ có địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng, thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.

Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, phân hóa đa dạng, thuận lợi để phát triển cây dược liệu, cây ăn quả ôn đới và cận nhiệt.

Tài nguyên nước:

  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Các nguồn nước nóng, nước khoáng,…

Tài nguyên khoáng sản:

Có đa dạng khoáng sản nhất cả nước như than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng. Trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.

Tài nguyên rừng:

Tài nguyên rừng khá giàu có, vùng có tỉ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước, trong rừng còn nhiều lâm sản quý và các loài chim thú.

Tài nguyên biển:

Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch [vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới].

Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú: SaPa, Hồ Ba Bể. Phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng [suối, thác, hồ nước, hang động, vườn quốc gia,…].

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

– Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến bắc. Phía bắc giáp Trung Quốc, tây giáp Lào, đông giáp Đồng bằng sông Hồng và biển, nam giáp Bắc Trung Bộ.

– Chiếm 30,7% diện tích cả nước và gồm 15 tỉnh.

– Trung du và miền núi Bắc bộ nằm liền kề với Đồng bằng sồng Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng.

– Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước, với nước bạn Trung Quốc, Lào [qua các cửa khẩu,…] và các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và thế giới [qua các cảng,…].

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

– Vùng có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình:

+ Miền núi Bắc Bộ: có địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, còn phía Đông Bắc là địa hình núi trung bình. Đây là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Trung du Bắc Bộ: dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồngđặc trưng là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.

– Trung du và miền núi Bắc Bộ phân hoá thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:

+ Đông Bắc: có địa hình núi trung bình và núi thấp với nhiều dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh và có thế mạnh kinh tế là khai thác khoáng sản; trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt đới; du lịch sinh thái và kinh tế biển.

+ Tây Bắc: có địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn và có thế mạnh kinh tế là phát triển thuỷ điện; trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm.

– Các tài nguyên:

+ Tài nguyên nước: [gồm nguồn nước và thuỷ năng ] tập trung chủ yếu ở Tây Bắc [sông Đà].

+ Tài nguyên khoáng sản tập trung ở phía Đông Bắc: than, sắt, đồng, chì, kẽm, apatit.

+ Tài nguyên biển: gồm có một vùng biển giàu tiềm năng nằm ở trong vịnh Bắc Bộ.

+ Tài nguyên du lịch: khá phong phú về du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn.

+ Tài nguyên rừng: có cả ở Đông Bắc và Tây Bắc nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt nhiều do việc chặt phá bừa bãi.

– Khó khăn:

+ Địa hình hiểm trở, chia cắt nhất là ở phía Tây Bắc do đó giao thông đi lại khó khăn.

+ Khí hậu diễn biến thất thường: mưa bão, rét đậm, lũ quét,… ảnh hưởng đến giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.

+ Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do bị tàn phá nặng nề dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng.

+ Phần lớn khoáng sản có trữ lượng nhỏ, khó khai thác.

Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi

Đề bài

Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại lý thuyết phần Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Lời giải chi tiết

Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng đồi núi gồm:

- Khoáng sản: tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh [đồng, chì, thiếc, sắt, vàng,...] và ngoại sinh [than đá, vật liệu xây dựng, bôxít,..].Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

VD. Vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung nhiều loại khoáng sản nhất cả nước.

- Rừng và đất trồng:

+ Khu vực đồi núi giàu có về nguồn tài nguyên rừng, là cơ sở để phát triển lâm – nông nghiệp, rừng đa dạng về thành phần động - thực vật với nhiều loài thú quý hiếm.

+ Địa hình đồi núi thấp và các cao nguyên rộng lớn có đất feralit màu mỡ là điều kiện để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc…

VD. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Thủy năng: các con sông lớn ở miền núi mang lại nguồn thủy năng dồi dào.

VD. Hệ thống sông Hồng, sông Đà [Tây Bắc], sông Đồng Nai [Tây Nguyên]…

- Tiềm năng du lịch: phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng [suối, thác, hồ nước, hang động, vườn quốc gia…].

Loigiaihay.com

  • Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 35 SGK Địa lí 12

  • Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất ?

    Giải bài tập Bài 1 trang 35 SGK Địa lí 12

  • Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung

    Giải bài tập Bài 2 trang 35 SGK Địa lí 12

  • Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

    Giải bài tập Bài 3 trang 35 SGK Địa lí 12

  • Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7_Bản đồ hình thể Việt Nam

    Bản đồ hình thể Việt Nam

  • Bài tập 2: a] Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2005

    Giải bài tập Bài 2 trang 98 SGK Địa lí 12

  • Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Địa lí 12

  • So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm

    Giải bài tập Bài 2 trang 80 SGK Địa lí 12

Bài 1 trang 69 SGK Địa lí 9

Đề bài

Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh tiêu biểu của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Liên hệ điều kiện tự nhiên của 2 tiểu vùng này - Xem tại đây

Lời giải chi tiết

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại [than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…].

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á [vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn]. Ngoài ra còn phân bố ở Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit [Lào Cai], sắt [Thái Nguyên, Hà Giang], kẽm – chì [Tuyên Quang], thiếc [Cao Bằng],…

⟹Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà: nhà máy thủy điện Sơn La [công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh], thủy điện Hòa Bình [1600 kWh].

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 69 SGK Địa lí 9

    Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

  • Bài 3 trang 69 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng 18.1, vẽ biểu đồ cột và nhận xét về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

  • Tình hình phát triển kinh tế - Địa lí 9

    Nhờ có nguồn thủy năng và nguồn than phong phú mà ngành công nghiệp năng lượng có điều kiện phát triển mạnh, bao gồm cả thuỷ điện và nhiệt điện.

  • Các trung tâm kinh tế - Địa lí 9

    Các thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn là những trung tâm kinh tế quan trọng. Mỗi thành phố đều có một số ngành sản xuất công nghiệp đặc trưng.

  • Xác định trên hình 18.1 vị trí các trung tâm kinh tế. Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 69 SGK Địa lí 9

  • Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 121 SGK Địa lí 9

  • Bài 1 trang 112 SGK Địa lí 9

    Hãy nêu sự khác nhau về tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • Tình hình phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

    Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc

Em hãy trình bày sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đề bài:

Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trả lời

Ta có bảng so sánh như sau:

Tiểu vùngĐiều kiện tự nhiênThế mạnh kinh tế
Đông Bắc

+ Địa hình thấp: núi trung bình và núi thấp.

+ Các dãy núi hình vòng cung [5 cánh cung].

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Khoáng sản phong phú đa dạng: sắt, than đá, thiếc, bô xít, apatit... => đa dạng nhất cả nước

- Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện.

- Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

- Du lịch sinh thái và du lịch biển.

- Kinh tế biển, đảo: nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch biển đảo [Vịnh Hạ Long]

Tây Bắc

+ Địa hình cao: núi cao, địa hình hiểm trở.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng có mùa đông ít lạnh hơn.

+ Khoáng sản: sắt, than, đồng, đất hiếm...

- Phát triển thủy điện: Hòa Bình, Sơn La.

- Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn trên các cao nguyên [Sơn La, Mộc Châu].

- Du lịch đang phát triển: Sapa.

- Giải Địa lí 9 - Đọc Tài Liệu -

Cập nhật ngày 03/12/2019 - Tác giả: Huyền Chu

Video liên quan

Chủ Đề