Thế nào là lưới điện truyền tải

Skip to content

Truyền tải và phân phối là 2 giai đoạn khác nhau giúp đưa điện từ nhà máy phát điện tới người tiêu dùng. Đôi khi nhiều người nhầm lẫn 2 khái niệm này, về cơ bản không có gì nghiêm trọng cả nhưng để hiểu rõ hơn về hệ thống điện thì chúng ta nên hiểu rõ hơn vì sao truyền tải và phân phối lại khác nhau.

Sự khác nhau về điện áp truyền tải sẽ kéo theo nhiều sự khác nhau từ giai đoạn truyền tải trong hệ thống, máy biến áp, các thành phần cho đường dây điện, mạng lưới…

  • Truyền tải điện là quá trình đưa điện từ nhà máy điện hoặc trạm biến áp nguồn (có máy phát điện) tới các trạm biến áp phân phối (substation).
  • Phân phối điện là quá trình đưa điện từ các trạm biến áp phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng. Thực tế điện từ trạm phân phối tới khách hàng phải đi qua máy hạ áp (mỗi nhóm khách hàng sẽ sử dụng mức điện áp khác nhau, nghĩa là sẽ cần một máy hạ áp khác nhau), nhưng vì máy hạ áp này nhỏ và thường được treo trực tiếp trên cột điện, nên chúng ta sẽ nhóm chung máy hạ áp + khách hàng là nhóm người tiêu dùng cuối cùng.

Sự khác nhau cơ bản giữa truyền tải và phân phối là mức điện áp. Theo đó, đường dây truyền tải điện có mức điện áp rất cao, từ 66kV tới 1.100kV trong khi đó đường dây phân phối có mức điện áp tải cao nhất thường là 66kV.

Mạng lưới truyền tải sử dụng tháp truyền tải có kết cấu bằng thép và rất cao, mạng lưới phân phối chủ yếu sử dụng cột điện bằng bê tông/ gỗ với chiều cao nhỏ hơn tháp.

Ngoài ra, điện truyền tải là điện 3 pha trong khi điện áp phân phối tới người tiêu dùng có thể là 1 pha hoặc 3 pha.

Thế nào là lưới điện truyền tải
Sơ đồ truyền tải và phân phối điện năng

Lưới điện là một mạng lưới liên kết với nhau để truyền tải và phân phối điện từ nhà máy điện đến người tiêu dùng. Lưới điện bao gồm vô số kết nối phức tạp, tuy nhiên có ba phần chính là phát điệntruyền tải và phân phối điện. Các đường dây truyền tải điện cao thế kết nối các nguồn cung cấp với các trung tâm tiêu thụ, và các đường dây phân phối kết nối đến từng khách hàng sử dụng điện năng.

Nhà máy điện

Điện bắt đầu trong các nhà máy điện hoạt động để chuyển đổi năng lượng cơ học của tuabin thành năng lượng điện bằng cách sử dụng máy phát điện (ngoại trừ năng lượng mặt trời, sử dụng các tế bào quang điện để thực hiện điều này). Nhà máy điện yêu cầu năng lượng từ nhiên liệu như than đá hoặc khí đốt tự nhiên hoặc các dòng năng lượng sơ cấp, chẳng hạn như gió và ánh sáng mặt trời để làm điều này. Các nhà máy này tạo ra nhiều điện và thường ở xa nhu cầu sử dụng điện nên cần hệ thống truyền dẫn giải quyết vấn đề này.

Xem thêm cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điện năng lượng mặt trời

Truyền tải điện năng

Truyền tải điện được thực hiện bằng cách sử dụng các đường dây điện. Điện ra khỏi nhà máy điện đi qua một trạm truyền tải, nơi điện được “tăng áp“. Điều này có nghĩa là điện áp tăng lên, với sự giảm tỷ lệ thuận trong dòng điện (số lượng electron chạy trong một giây). Sự gia tăng điện áp này được thực hiện bởi một máy biến áp. Dòng điện này có thể chạy xa, với khoảng cách tối đa điển hình là khoảng 500 km.

Sở dĩ máy biến áp bậc thang được sử dụng là vì khi di chuyển một quãng đường dài qua dây dẫn, điện năng sẽ bị hao hụt năng lượng do điện trở . Vấn đề này về cơ bản được giải quyết (không hoàn toàn, nhưng ở mức độ có thể chấp nhận được) bằng cách sử dụng đường dây điện cao thế. Công suất không đổi, cường độ dòng điện giảm xuống khi hiệu điện thế tăng. Theo định luật Ohm P = I2R có nghĩa là nếu dòng điện giảm hệ số 2, các tổn thất điện năng giảm theo hệ số 4

Phân phối điện năng

Việc phân phối điện trước hết bắt đầu từ các trạm biến áp phân phối sử dụng máy biến áp “hạ áp”, thực hiện nhiệm vụ ngược lại với máy biến áp “tăng áp”. Điện áp truyền tải xa không an toàn cho người sử dụng, vì vậy các máy biến áp bậc thang này đưa điện áp xuống mức an toàn hơn. Sau đó, lưới điện phân phối kết nối các trạm biến áp này với các khách hàng có nhu cầu sử dụng điện, từ các tòa nhà công nghiệp lớn đến các hộ gia đình nhỏ. Nhiều trạm biến áp và máy biến áp nhỏ hơn giúp giảm điện áp hơn nữa và phân chia điện năng giữa các phân khu.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện chuyên lắp điện năng lượng mặt trời, Chúng tôi cung cấp tới khách hàng các hệ thống điện mặt trời đạt tiêu chuẩn tốt nhất, cho hiệu suất cao, vận hành bền bỉ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ với giá thành hợp lý.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện

Địa chỉ: Phòng 746 CT10A – Khu đô thị Đại Thanh – Thanh Trì – Hà Nội

Liên hệ: 0973.356.328

Ngày hỏi:21/04/2017

Hệ thống điện truyền tải là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Hệ thống điện truyền tải là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Bảo Thạch (thach****@gmail.com)

  • Hệ thống điện truyền tải được định nghĩa tại Khoản 24 Điều 3 Thông tư 25/2016/TT-BCT quy định hệ thống điện truyền tải như sau:

    Hệ thống điện truyền tải là hệ thống điện bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.

    Trên đây là định nghĩa về Hệ thống điện truyền tải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 25/2016/TT-BCT.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Điện lưới muốn vận hành an toàn cần phải có hệ thống truyền tải, cung cấp điện cho các nhiệm vụ phụ tải. Chính vì thế pháp luật luôn có những quy định cụ thể về nguyên tắc vận hành điện lưới và hệ thống truyền điện tải cho lưới điện quốc gia. Một số lưu ý vận hành và truyền tải điện lưới được liệt kê trong bài viết dưới đây.

Điện lưới hay còn gọi là lưới điện quốc gia là một hệ thống mạng lưới dây dẫn điện kết nối với nhau nhằm thực hiện công việc truyền tải điện và phân phối điện từ nhà máy sản xuất đến người tiêu dùng. Thành phần chính trong điện lưới gồm các máy biến áp, trạm biến áp, đường dây dẫn truyền tải điện cao thế kết nối với nguồn cung cấp và các trung tâm điện tiêu thụ và các đường dây phân phối kết nối tới từng khách hàng có nhu cầu sử dụng nguồn điện năng.

Thế nào là lưới điện truyền tải

Theo thông tư 25/2016/TT-BTC hệ thống điện truyền tải là hệ thống điện lưới gồm điện truyền tải và các nhà máy sản xuất điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.

Thế nào là lưới điện truyền tải

Các chế độ vận hành của hệ thống điện truyền tải đều được quy định trong hệ thống pháp luật tại điều 59 Thông tư 25/2016/TT-BTC. Cụ thể bao gồm:

Công suất phát và phụ tải luôn ở trạng thái cân bằng.

Không thực hiện sa thải phụ tải nguồn điện.

Mức mang tải của đường dây và máy biến áp trong lưới điện truyền tải điện cần nằm dưới 90% giá trị định mức nguồn điện.

Các nhà máy điện và thiết bị điện khác vận hành trong dải thông số cho phép.

Tần số hệ thống điện trong phạm vi cho phép đối với chế độ vận hành được phép là bình thường theo các quy định tại điều 4 Thông tư này.

Điện áp tại các nút trên điện lưới truyền tải điện trong phạm vi cho phép theo đúng quy định tại điều 6 của thông tư này với chế độ điện lưới vận hành bình thường.

Các nguồn điện ở trạng thái dự phòng của nguồn hệ thống lưới điện quốc gia ở trạng thái sẵn sàng đảm bảo duy trì tần số và nguồn điện áp của hệ thống điện lưới quốc gia trong dải tần số và điện áp ở trạng thái vận hành bình thường. Các thiết bị vận hành tự động làm việc trong phạm vi cho phép nhằm giảm thiểu các sự cố bất thường không xảy ra.

Mức dự phòng điện là điều tần thứ cấp, dự phòng khởi động nhanh, thấp hơn so với mức yêu cầu ở chế độ vận hành dòng điện bình thường nhất

Mức mang tải của đường dây và máy biến áp trong lưới điện truyền tải từ 90% trở lên nhưng không vượt quá giá trị định mức.

Điện áp tại một nút bất kỳ nào đó trên lưới điện truyền tải ngoài phạm vi cho phép trong chế độ vận hành bình thường. Nhưng trong fair điện áp cho phép đối với các trường hợp xảy ra các sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện quy định tại điều 6 thông tư.

Có khả năng xảy ra các thiên tai hoặc điều kiện thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống cấp điện và truyền tải dòng điện.

Có khả năng xảy ra các vấn đề an ninh quốc phòng và an ninh hệ thống điện.

Thế nào là lưới điện truyền tải

Tần số hệ thống truyền tải điện vượt quá ngoài phạm vi cho phép ở chế độ vận hành bình thường nhưng dải tần số cho phép đối với các trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện được quy định tại điều 4 trong thông tư.

Nguồn điện áp tại một nút bất kỳ trên hệ thống điện lưới truyền tải nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với các trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ được quy định tại điều 6 của thông tư.

Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải vượt quá hạn mức 110% giá trị định mức. Sẽ giúp giảm thiểu các sự cố vận hành cực kỳ khẩn cấp của lưới điện quốc gia.

Hệ thống điện lưới truyền tải vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp khi có các điều kiện xuất hiện như sau:

Tần số hệ thống điện nằm ngoài dải tần số cho phép đối với các sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện quy định tại điều 4 thông tư này.

Mức mang tải của thiết bị điện bất kỳ nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị đấu nối với lưới điện truyền tải từ 110% giá trị định mức trở lên mà thiết bị này có sự cố quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện.

Khi hệ thống điện truyền tải đang ở chế độ vận hành khẩn cấp với các biện pháp được thực hiện nhằm giúp hệ thống lưới điện về trạng thái vận hành ổn định không thực hiện thành công có thể dẫn tới hiện tượng tan rã từng thành phần của hệ thống điện quốc gia.

1 Đầu tiên đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm chung trong công việc vận hành hệ thống điện truyền tải an toàn, tạo độ tin cậy, ổn định và đảm bảo được chất lượng kinh tế. Đảm bảo sự phù hợp nhất định với các nguyên tắc, quy định vận hành tại hệ thống điện lưới quốc gia được quy định trong thông tư.

2 Nguyên tắc lập kế hoạch vận hành hệ thống truyền tải điện lưới quốc gia.

Đảm bảo khả năng vận hành an toàn, tin cậy và có sự ổn định cho người sử dụng.

Tuân thủ các yêu cầu chống lũ, tưới tiêu, duy trì hệ thống dòng chảy hệ sinh thái theo đúng các quy trình vận hành hồ chứa thủy điện quốc gia đã được phê duyệt.

Đảm bảo tuân thủ đúng các điều kiện về nhiên liệu sơ cấp cho hệ thống nhà máy điện quốc gia.

Đảm bảo các yêu cầu về tổ chức phát điện, truyền tải điện cho lưới điện quốc gia.

Đảm bảo cần thực hiện các thỏa thuận về sản lượng điện lưới, công suất trong hợp đồng xuất nhập khẩu điện và hợp đồng mua bán điện lưới quốc gia.

Đảm bảo các nguyên tắc vận hành với chi phí mua điện cho toàn hệ thống điện quốc gia của thành phố.

3 Đơn vị vận hành hệ thống lưới điện quốc gia và thị trường điện cần có trách nhiệm lên kế hoạch vận hành cho hệ thống điện truyền tải cho vài năm tới theo tháng, theo tuần, chu kỳ giao dịch.

Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, lưới điện truyền tải cần được lên kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn cụ thể.

Đưa ra dự báo nhu cầu phụ tải điện, kế hoạch cung cấp các nhiên liệu điện từ các nhà máy nhiệt điện, tiến độ đi vào vận hành của các công trình điện mới. Dự báo thủy văn từ các nhà máy thủy điện, tính toán mức dự phòng của hệ thống điện, kế hoạch huy động nguồn nhân lực, hỗ trợ dịch vụ phụ trợ sa thải phụ tải nguồn điện nhằm đảm bảo hệ thống an ninh điện tối ưu nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về lưới điện quốc gia và hệ thống truyền tải điện lưới quốc gia. Mong rằng sẽ giúp mọi người hiểu hơn về mạng lưới điện quốc gia để biết cách sử dụng an toàn, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm: Van điều khiển bằng điện là gì?