Thế nào là nhà nước pháp quyền theo tư tưởng hcm

Ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cơ bản cho xây dựng một nhà nước dân chủ thực sự với những yếu tố tiến bộ, khoa học, nhân văn.
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thể hiện trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền thể hiện ở những điểm sau:

Theo Hồ Chí Minh nhà nước pháp quyền là nhà nước phải được điều hành bằng pháp luật. Người cho rằng, quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và có tính chất phổ biến đối với các xã hội hiện đại.

Nhận thức được tầm quan trọng của luật pháp, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc-xây có 8 điều thì trong đó 4 điều người đề cập đến vấn đề pháp quyền. Người đòi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ban hành các đạo luật:

“Bảy xin hiến pháp ban hành,

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (1) 

Với tư tưởng về nhà nước pháp quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải là một nhà nước hợp pháp, hợp hiến. Trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Người khẳng định nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời là hợp pháp. Theo Hồ Chí Minh, một nhà nước dân chủ hợp pháp phải là một nhà nước thật sự đại diện cho dân, do toàn dân cử ra, bộ máy nhà nước do dân lập ra thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ và pháp luật phải luôn đi đôi với nhau. Mọi nguồn dân chủ phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật. Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Trong những năm ở cương vị Chủ tịch nước, Người đã chỉ đạo từng bước xây dựng hệ thống pháp luật. Ngoài hai bản Hiến pháp năm 1946 và năm 1959, Người đã ký quyết định công bố 16 đạo luật và gần 1.300 văn bản dưới luật khác.

Về vấn đề xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những điểm sau:

Nhà nước của dân

Nhà nước của dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhà nước trong đó nhân dân là chủ. Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ” (2); “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là chủ” (3) . Với Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện “bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”. Ở nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. Những người ở trong bộ máy nhà nước, bộ máy quyền lực dù là ở cấp nào cũng đều là “đầy tớ của dân”, đều do dân cử ra một cách trực tiếp hay gián tiếp để đại diện cho dân mà thực thi quyền lực. Dân có quyền giám sát, bãi miễn những người trong bộ máy nhà nước do mình bầu ra khi không làm tròn trách nhiệm đại diện quyền lực cho dân.

Tính chất dân chủ nhân dân là đặc trưng nổi bật của chính quyền nhà nước kiểu mới.

Nhà nước do nhân dân

Nhà nước do nhân dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để chi tiêu hoạt động. Nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý nhà nước, phê bình, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Mọi nguồn lực nhà nước có để hoạt động đều được lấy từ dân. Hồ Chí Minh khẳng định:

“Gốc có vững thì cây mới bền

Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” (4) .

Sự thành bại của cách mạng đều gắn với vai trò của quần chúng nhân dân lao động. Trong mọi vấn đề của cách mạng, nếu có dân là có tất cả, ngược lại không có dân thì thất bại trong tầm tay:

“Dễ mười lần không dân cũng chịu

Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

Nhà nước do dân, dân làm chủ nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng cả quyền và nghĩa vụ làm chủ, nó thể hiện bản chất dân chủ triệt để của nhà nước kiểu mới.

Nhà nước vì dân

Nhà nước vì dân là một nhà nước phục vụ nhân dân. Nhà nước phải lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Hồ Chí Minh đã nêu bật sự khác nhau căn bản về chất giữa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với các loại hình nhà nước trước đó: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” (5) .

“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm.

Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh” (6) .

Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân và lấy con người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài. Trước hết là phải thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân:

1. Làm cho dân có ăn.

2. Làm cho dân có mặc.

3. Làm cho dân có chỗ ở.

4. Làm cho dân có học hành (7) .

Nhà nước quan tâm, chăm lo đời sống của nhân dân bằng cách hướng dẫn nhân dân tự chăm lo các nhu cầu, lợi ích của mình chứ nhà nước không làm thay dân.

Nhà nước vì dân được hiểu là nhà nước tồn tại và hoạt động vì quyền lợi nhân dân lao động, chứ không phải vì quyền lợi của một nhóm người hay một tập đoàn xã hội nào đó như các nhà nước ở các chế độ khác.

Tư tưởng về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của Hồ Chủ tịch không chỉ dừng lại ở văn bản pháp luật, trong các bài nói, bài viết của Người mà còn thấm đượm lòng nhân ái, thương yêu nhân dân, chăm lo cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã phát triển tới một đỉnh cao, phản ánh giá trị cao quý nhất của chế độ nhà nước dân chủ và pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

                                                       ThS Vũ Thị Kim Oanh – Phó Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật

-------------------

(1)   Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, H.2000, tr.438.

(2)   Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H.2000, tr.515.

(3)   Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.2000, tr.499.

(4)   Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2011, tr.502.

(5)   Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2011, tr.56.

(6)   (7)  Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2011, tr.65,175.

Quá trình xây dựng, phát triển Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhà nước là  tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Còn theo Wikipedia, Pháp quyền (tiếng Anh: rule of law nghĩa đen: sự thống trị của pháp luật) là một triết lý chính trị mà theo đó, mọi công dân và thể chế trong một quốc gia, nhà nước hoặc cộng đồng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau, bao gồm cả các nhà lập pháp và các nhà lãnh đạo.

Vậy, nhà nước pháp quyền được hiểu đơn giản là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con người. 

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nhà nước pháp quyền. Ngay tại Việt Nam, quan niệm về nhà nước pháp quyền cũng khá phong phú. Chẳng hạn, nhà nước pháp quyền là toàn thể một quổc gia có trách nhiệm thực hiện công lí, phục tùng pháp luật và quan tâm đặc biệt đến việc tôn trọng các quyền của con người và nguyên tắc tương ứng.

Hay nhà nước pháp quyền là Nhà nước thừa nhận tẩt cả các đạo luật và văn bản dưới luật do cơ quan lập pháp và Chính phủ (trong khuôn khổ thẩm quyền của nó) đặt ra, đỏ là Nhà nước bị hạn chế bằng pháp luật, Nhà nước đứng trong pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật. 

Tóm lại, có thể hiểu nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dần chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyên nhân dãn, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, công bằng, bình đắng trong xã hội.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là một nhà nước pháp quyền.

Tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991), lần đầu tiên khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” được nêu ra tại Việt Nam và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994... Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Hiện nay, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;

- Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nhà nước pháp quyền ra đời khi nào?

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xixêrôn (l06-43 Tr.CN). Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 - 1704), Montesquieu (1698 - 1755), J.J.Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Hêghen (1770 - 1831)… phát triển như một thế giới quan pháp lý mới.

Cùng với các nhà lý luận nổi tiếng nói trên, nhiều nhà luật học, nhà tư tưởng vĩ đại khác cũng đã góp phần phát triển các tư tưởng về Nhà nước pháp quyền như Tômát Jepphecxơn (1743 - 1826 - tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776), Tômát Pên (1737 - 1809), Jôn A đam (1735 - 1826)…

Mặc dù ý tưởng về một chế độ pháp quyền đã xuất hiện từ rất xa xưa, thậm chí từ thời cổ đại bởi các nhà tư tưởng phương Tây, hay tư tưởng pháp trị tại Trung Hoa cổ đại, nhưng mãi đến khi nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản, nhà nước pháp quyền mới trở thành hiện thực.

Bởi theo nhiều nhận định, chỉ từ khi xuất hiện dân chủ tư sản, mới có cơ hội và điều kiện để xuất hiện nhà nước pháp quyền. Do vậy trên thực tế tồn tại khái niệm nhà nước pháp quyền tư sản và về thực chất nhà nước pháp quyền đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia tư bản phát triển và đang phát triển.

Tại Việt Nam, nhà nước pháp quyền đã được chính thức du nhập vào Việt Nam từ cuối năm 1991. Chính Tổng bí thư Đỗ Mười đã nêu lên khái niệm này trước tiên trong một bài nói tại hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa 07 ngày 29/11/1991.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?

Nhà nước pháp quyền là thành tựu của văn minh nhân loại, phản ánh trình độ phát triển cao về tổ chức, hoạt động nhà nước, về pháp luật và thực hiện pháp luật. 

Khác với nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, nghĩa là "thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã tạo ra cơ chế vận hành hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để cơ chế này thực sự có hiệu quả đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải phát huy tốt vai trò của các chủ thể trong hệ thống này, đặc biệt vai trò của nhân dân. 

Để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cần tập trung vào những nội dung chủ yếu:

Một là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo phương châm: đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm.

Hai là, đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước hết đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất; đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh bảo vệ công lý và quyền con người, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, xây dựng nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh.

Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”, kết hợp giữa “xây” và “chống”, không được coi nhẹ mặt nào. Đi đôi với giáo dục đạo đức, phải kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật, trừng trị nghiêm khắc những người phạm tội, dù người đó ở cương vị nào.

Bốn là, mở rộng dân chủ đi đôi tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân trên mọi mặt đời sống xã hội. Gắn thực hiện dân chủ với tăng cường pháp chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở.

Năm là, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Người luôn coi “cán bộ là gốc của mọi công việc”, và đặt ra yêu cầu cao đối với đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền nhà nước, thông qua cán bộ, công chức mà thể hiện trách nhiệm trước nhân dân. Muốn thế, cán bộ vừa phải biết công việc quản lý nhà nước, vừa phải “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, vừa phải nêu cao phẩm chất đạo đức và tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Không chỉ quan tâm đến việc xây dựng pháp luật và đội ngũ cán bộ công chức nhà nước ngang tầm nhiệm vụ, Người còn đòi hỏi cán bộ và cơ quan nhà nước không những phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, pháp luật trong nhân dân, mà còn phải đặc biệt “gương mẫu trong việc thi hành Hiến pháp và các luật lệ”.
 

Nhà nước pháp quyền có đặc trưng gì?

Mỗi nhà nước pháp quyền có những đặc trưng riêng. Đối với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang những đặc trưng sau đây:

- Của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân: Nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước của dân, do chính nhân dân lập qua thông qua chế độ bầu cử dân chủ. Tư tưởng về một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hoá thành một mục tiêu hiến định ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên của chính thể dân chủ cộng hoà ở nước ta - Hiến pháp 1946: “Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” (Lời nói đầu - Hiến pháp 1946). Đặc điểm này của Nhà nước ta tiếp tục được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992.

- Tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp. Hiến pháp được coi là Đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của Hiến pháp là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an toàn của người dân.

Những quan điểm lớn, những nội dung cơ bản của Hiến pháp là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự duy trì quyền lực nhà nước, cho sự làm chủ của nhân dân. Và đó chính là nền tảng có tính chất hiến định để xem xét, đánh giá sự hợp hiến hay không hợp hiến của các đạo luật, cũng như các quyết sách khác của Nhà nước và của các tính chất chính trị, tính chất xã hội.

Hiến pháp có một vai trò quan trọng như vậy trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, cho nên, việc xây dựng và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay.

- Quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kết quả của sự thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá giáo dục khoa học, đối nội, đối ngoại. Pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Vì vậy, nói đến pháp luật trong Nhà nước pháp quyền là nói đến tính pháp luật khách quan của các quy định pháp luật, chứ không phải chỉ nói đến nhu cầu đặt ra pháp luật, áp dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách chung chung với mục đích tự thân của nó.

Pháp luật của Nhà nước ta phản ánh đường lối, chính sách của Đảng và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, pháp luật phải trở thành phương thức quan trọng đối với tính chất và hoạt động của Nhà nước và là thước đo giá trị phổ biến của xã hội ta: công bằng, dân chủ, bình đẳng - những tố chất cần thiết cho sự phát triển tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta.

- Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng IX xác định rõ những phương châm cơ bản: xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện (là cơ quan dân cử và các đoàn thể), làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng việc xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước tại cơ sở. Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra quyết định và thực hiện các quyết định.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là một tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan.

+ Đối với dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước, đối với xã hội không chỉ là tất yếu lịch sử, tất yếu khách quan mà còn ở chỗ sự lãnh đạo đó có cơ sở đạo lý sâu sắc và cơ sở pháp lý vững vàng.

+ Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản - Đảng duy nhất cầm quyền đối với đời sống xã hội và đời sống nhà nước không những không trái (mâu thuẫn) với bản chất nhà nước pháp quyền nói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta. Trong ý nghĩa ấy, nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động là một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Đối với Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo chính trị, quyết định phương hướng chính trị của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, thực sự của dân, do dân và vì dân, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương của Đảng bằng các hoạt động quản lý nhà nước, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…

Trên đây là giải đáp nhà nước pháp quyền là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

Thế nào là nhà nước pháp quyền theo tư tưởng hcm
 19006199 để được hỗ trợ.