Thế nào là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Nông, lâm, ngư nghiệp là khu vực kinh tế chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong cơ cấu GDP của thành phố, khu vực này chỉ chiếm 1,7% năm 2002 và sẽ tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,8% năm 2010.

Tuy nhiên, giá trị sản xuất của khu vực I liên tục gia tăng, tuy mức độ có khác nhau giữa các giai đoạn. Trong giai đoạn 1991 1995, tốc độ gia tăng trung bình năm đạt hơn 4,8%, trong đó nông nghiệp tăng gần 4,5%, lâm nghiệp 4,6% và ngư nghiệp 6,03%. Song đến giai đoạn 1996 2000, tốc độ chỉ còn khoảng 0,6% và không ổn định. Để đảm bảo sự phát triển chung của cả nền kinh tế, theo quy hoạch, giá trị sản xuất của khu vực I sẽ tăng bình quân năm 2,4% ở giai đoạn 2001 2005 và 3,2% ở giai đoạn 2006 2010, trong đó các ngành sẽ tăng tưng ứng là: nông nghiệp 1,7% và 1,0%; ngư nghiệp 5,86% và 6,86%. Riêng lâm nghiệp sẽ giảm trung bình năm là 2,5%.

GIÁ TRỊ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA KHU VỰC I Ở THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH [THEO GIÁ CỐ ĐỊNH NĂM 1994]

Năm

Tiêu chí

Tổng số

Chia ra

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Ngư nghiệp

1995

Giá trị sản xuất [tỉ đồng]

Cơ cấu [%]

1.819,2

100,0

1.476,4

81,2

44,7

2,4

298,1

16,4

2000

Giá trị sản xuất [tỉ đồng]

Cơ cấu [%]

1.879,7

100,0

1.523,7

81,1

45,5

2,4

310,5

16,5

2002

Giá trị sản xuất [tỉ đồng]

Cơ cấu [%]

1.522,4

100,0

1.522,1

70,6

48,2

2,2

585,1

27,2

Như vậy, trong nội bộ khu vực I đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù vẫn chiếm ưu thế, nhưng tỉ trọng của nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất thuộc khu vực I đã giảm mạnh, từ 81,2% năm 1995 xuống 70,6% năm 2002. Ngược lại, ngư nghiệp đang dần dần khẳng định vai trò của mình với xu thế tăng tỉ trọng, từ 16,4% năm 1995 lên 27,2% năm 2002. Trong khi đó, lâm nghiệp vốn đã nhỏ bé và sự thay đổi tỉ trọng hầu như không đáng kể.

a] Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn trong khu vực I, nhưng lại rất nhỏ bé so với toàn bộ nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của ngành này còn chậm.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố đã tăng từ 1.476,4 tỉ đồng năm 1995 lên 1.522,1 tỉ đồng năm 2002. Về cơ cấu, ngành trồng trọt tuy vẫn chiếm ưu thế, nhưng tỉ trọng giảm mạnh. Gía trị sản xuất của ngành trồng trọt đã giảm từ 63,8% năm 1995 xuống 51,4% năm 2002. Trong khi đó, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng nhanh hơn, từ 26,6% lên 36,4%; dịch vụ nông nghiệp từ 9,6% lên 12,2%. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản xuất và đời sống của nhân dân thành phố.

- Trồng trọt

Trong nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay ưu thế vẫn thuộc về ngành trồng trọt. Trong thời kì 1991 2000, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành này chỉ đạt trung bình năm là 0,9%. Ở giai đoạn 1991 1995 giá trị sản xuất tăng gần 3,9% năm, còn giai đoạn 1996 2000 lại giảm 2%/năm. Về các nguyên nhân chủ yếu, ngoài ảnh hưởng của thiên tai cũng như dịch rầy nâu trên diện rộng vào năm 1998 là tác động của quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách rất mạnh mẽ.

Nhìn chung, diện tích gieo trồng cây hàng năm liên tục giảm. Nếu như năm 1995 cả thành phố có 107,77 nghìn ha thì vào năm 2000 chỉ còn lại 95,8 nghìn ha và đến năm 2002 giảm xuống 74,9 nghìn ha. Các cây trồng có quy mô lớn nhất về diện tích là lúa và rau các loại.

+ Cây lương thực

Diện tích gieo trồng cây lương thực của thành phố giảm sút nhanh chóng, từ 81,25 nghìn ha năm 1995 xuống 57,9 nghìn ha năm 2002. Cơ cấu cây lương thực gồm có lúa, ngô [bắp], sắn [khoai mì] và khoai lang.

  • Cây lúa

Trong cơ cấu diện tích cây lương thực, lúa chiếm vị trí độc tôn [97,9% năm 1995 và 97,3 năm 2002]. Tuy nhiên, diện tích gieo trồng lúa cả năm giảm mạnh, từ 79,5 nghìn ha năm 1995 xuống 75,8 nghìn ha năm 2000 và 56,3 nghìn ha năm 2002.

Trong những năm qua, năng suất lúa cả năm nhìn chung là thấp và chỉ dao động ở mức 31 32 ta/ha. Tuy vậy ít nhiều có sự phân hóa theo mùa vụ và theo lãnh thổ. Vụ đông xuân thường cho năng suất cao nhất [38,4 tạ/ha năm 2002] và năng suất thấp nhất là vụ mùa [30 tạ/ha năm 2002]. Giữa các quận huyện cũng có sự khác nhau về năng suất. Cao nhất là Quận 8 [37,1 tạ/ha năm 2002], huyện Củ Chi [34,3 tạ/ha]. Hóc Môn [33,5 tạ/ha] và thấp nhất là Quận 7 [10 tạ/ha].

Do diện tích giảm nên sản lượng lúa của thành phố cũng giảm. Sản lượng lúa cả nước từ 24,7 vạn tấn năm 1995 đã giảm xuống 18,2 vạn tấn năm 2002.

Về phân bố, đương nhiên diện tích gieo trồng cả năm tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Dẫn đầu về diện tích là huyện Củ Chi [27,0 nghìn ha năm 2002], Bình Chánh [14,9 nghìn ha] và ít nhất là huyện Cần Giờ [1,4 nghìn ha]. Cho đến năm 2002 chỉ có 7 quận nội thành còn diện tích gieo trồng lúa, trong đó nhiều nhất là Quận 9 [2,23 nghìn ha] và ít nhất là Quận 12 [88 ha]. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ, diện tích gieo trồng lúa ở các quận sẽ giảm nhanh và dần dần không còn nữa.

Về cơ cấu mùa vụ, Thành phố Hồ Chí Minh gieo trồng 3 vụ trong năm [vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ mùa]. Vụ đông xuân và vụ hè thu có diện tích gần như nhau [hơn 1,1 vạn ha/vụ năm 2002]. Vụ mùa có diện tích nhiều nhất, gấp 3 lần vụ đông xuân hay vụ hè thu [hơn 3,3 vạn ha]. Chính vì vậy, trong cơ cấu sản lượng lúa cả năm của thành phố, vụ mùa dù có năng suất thấp nhưng luôn dẫn đầu về sản lượng [9,9 vạn tấn so với 4,6 vạn tấn của vụ đông xuân và 3,7 vạn tấn của vụ hè thu năm 2002].

  • Cây ngô [bắp]

Ngô là cây lương thực có hạt được gieo trồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích ngô tuy đứng hàng thứ hai sau lúa, nhưng rất nhỏ.

Khác với cây lúa và một vài cây lương thực khác đang có chiều hướng giảm nhanh, diện tích gieo trồng ngô liên tục tăng lên. Năm 1995 cả thành phố mới có 674 ha, nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 1.132 ha và năm 2002 là 1.161 ha. Năng suất ngô trung bình trong những năm gần đây đạt trên 30 ta/ha [32,9 tạ/ha năm 2002] với sản lượng 3,4 3,8 nghìn tấn [3,82 nghìn tấn năm 2002]. Về phân bố, cây ngô được trồng chủ yếu ở các huyện ngoại thành.

  • Các cây lương thực khác

Các cây lương thực khác gồm có sắn [mì], khoai lang,với diện tích không đáng kể và liên tục giảm.

Cho đến năm 2002, sắn chỉ còn 191 ha [so với 528 ha năm 1995] với sản lượng 1,42 nghìn tấn; khoai lang là 105 ha [so với 301 ha năm 1995], đạt sản lượng 844 tấn.

+ Cây thực phẩm

Cây thực phẩm có nhiều điều kiện phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thành phố hơn 5 triệu dân. Vì thế cơ cấu diện tích, cây thực phẩm, rau các loại chiếm ưu thế tuyệt đối để giải quyết nhu cầu rau xanh cho nhân dân.

Trong giai đoạn 1995 2000, diện tích rau các loại giảm sút, từ 12,76 nghìn ha xuống 9,2 nghìn ha. Còn trong vài năm gần đây, diện tích rau xanh dao động trong khoảng 9 9,8 nghìn ha [9,34 nghìn ha năm 2002] với sản lượng đạt trên 17 vạn tấn [17,2 vạn tấn năm 2002]. Ngoài rau các loại còn có đậu [cho hạt] với diện tích rất ít và giảm mạnh. Năm 2002 cả thành phố chỉ còn 83 ha [so với 399 ha năm 1995] với sản lượng khoảng 50 tấn.

Rau, đậu các loại được phân bố ở 14 quận, huyện. Ba huyện ngoại thành [Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh] có thể được coi là vành đai xanh của thành phố. Đứng đầu về diện tích là các huyện Củ Chi [3.116 ha năm 2002], Bình Chánh [2.186 ha] và Hóc Môn [1.198 ha]. Ở các quận, huyện khác, diện tích dao động từ vài trăm cho đến vài ha.

+ Cây công nghiệp hàng năm

Cây công nghiệp hàng năm ở Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là mía, lạc [đậu phộng] và thuốc lá. Diện tích nhóm cây này giảm mạnh, từ 12,84 nghìn ha năm 1995 xuống 5,5 nghìn ha năm 2002.

· Trong số các cây công nghiệp hàng năm, mía là cây có diện tích lớn nhất [68%], nhưng cũng giảm nhanh. Năm 1995 cả thành phố có 5,7 nghìn ha thì đến năm 2002 chỉ còn 3,6 nghìn ha. Do diện tích giảm nên sản lượng mía cũng giảm trong thời gian nói trên, tương ứng từ 27,2 vạn tấn xuống 20,0 vạn tấn dù năng suất đã tăng từ 470 tấn/ha lên 557 tấn/ha.

Hiện nay cây mía được phân bố ở 8 quận, huyện của thành phố. Đại bộ phận diện tích trồng mía tập trung ở huyện Bình Chánh. Năm 2002, Bình Chánh có 2,8 nghìn ha, chiếm 78% diện tích mía của thành phố. Sau Bình Chánh là huyện Củ Chi [622 ha, năm 2002]. Diện tích trồng mía của các quận, huyện còn lại là không đáng kể.

· Cây lạc [đậu phộng] đứng thứ hai về diện tích trong số các cây công nghiệp hàng năm. Cũng như các cây trồng khác, diện tích trồng lạc giảm rất mạnh, từ 6,49 nghìn ha năm 1995 xuống 1,67 nghìn ha năm 2002. Mặc dù năng suất tăng nhanh trong thời gian kể trên từ 19,8 tạ/ha lên 31,8 tạ/ha, song sản lượng lạc vẫn giảm từ 12,87 nghìn tấn xuống 5,32 nghìn tấn do diện tích giảm quá nhanh.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, cây lạc được trồng tại 6 quận huyện, nhưng chủ yếu tập trung ở huyện củ chi. Năm 2002, huyện này trồng 1,64 nghìn ha, chiếm 98% diện tích lạc của thành phố. Các quận huyện còn lại chỉ vẻn vẹn có 34 ha.

· Cây thuốc lá cũng có mặt trong cơ cấu cây trồng của thành phố, nhưng hiện nay diện tích còn lại không đáng kể vì giảm nhanh, từ 438 ha năm 1995 xuống 52 ha năm 2002. Nơi trồng nhiều nhất là huyện Củ Chi [37 ha năm 2002].

+ Các loại cây khác

Diện tích các cây hàng năm ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng, từ 526 ha năm 1995 lên 2.085 ha năm 2002. Trong số này, đáng lưu ý hơn cả là cây làm thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Cây làm thức ăn phục vụ chăn nuôi tăng từ 230 ha năm 1995 lên 816 ha năm 2002. Xu hướng này góp phần vào việc phát triển đàn gia súc, gia cầm nhằm thỏa mãn nhu cầu thực phẩm chất lượng cao cho nhân dân thành phố.

+ Để đẩy mạnh ngành trồng trọt trong tương lai, thành phố đã đưa ra một số định hướng chủ yếu. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2010, hướng phát triển sẽ tập trung vào một số điểm sau đây:

· Đối với cây lương thực, [chủ yếu là lúa] sẽ tập trung thâm canh trên diện tích còn lại [khoảng 5 vạn năm 2010], đưa diện tích lúa đặc sản lên 40 50%. Những vùng lúa cho năng suất cao sẽ được phân bố ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn.

· Đối với cây thực phẩm, rau các loại sẽ là cây chủ lực. Thành phố sẽ từng bước chuyển sang trồng rau sạch trên diện tích gieo trồng khoảng 1 vạn ha với sản lượng không dưới 20 vạn tấn.

· Đối với cây công nghiệp, chủ yếu là trồng mía và lạc nhưng diện tích sẽ giảm so với hiện nay. Ngoài ra, trên cơ sở chuyển đổi đất lúa và cải tạo vườn tạp, dự kiến sẽ tăng diện tích trồng cây ăn quả.

- Chăn nuôi

So với trồng trọt, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời kì 1991 2000, tốc độ tăng trưởng trung bình của chăn nuôi đạt mức 4,7%, cao hơn nhiều so với ngành trồng trọt [0,9%].

Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng tương đối nhanh, từ 393 tỉ đồng năm 1995 lên hơn 554 tỉ đồng năm 2002 [theo giá cố định năm 1994]. Vì thế, chăn nuôi đã đóng góp tới 36,4% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2002. Tuy nhiên, cơ cấu ngành chăn nuôi ít có sự thay đổi trong thời gian nói trên. Ưu thế chủ yếu vẫn thuộc về chăn nuôi gia súc [66,4% giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi năm 2002] và tiếp sau là chăn nuôi gia cầm [30,5%]. Các ngành chăn nuôi khác chiếm tỉ trọng không đáng kể [3,1%].

SỐ LƯỢNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Vật nuôi

1995

2000

2001

2002

- Trâu [con]

Trong đó trâu cày kéo

- Bò [con]

Trong đó bò sữa

- Lợn [nghìn con]

Trong đó lợn thịt

- Gà [nghìn con]

Trong đó gà mái đẻ

- Vịt [nghìn con]

Trong đó vịt mái đẻ

- Ngan [nghìn con]

- Ngỗng [nghìn con]

26.521

17.618

39.922

14.283

183,5

150,1

2.150,5

687,9

821,1

328,4

112,0

11,3

7.938

5.056

39.711

25.089

211,7

171,4

2.267,8

668,0

656,9

270,0

82,0

7,6

9.260

5.987

49.938

30.893

205,0

166,4

2.059,4

631,5

748,0

307,4

82,1

7,9

7.153

3.658

53.174

36.547

211,5

173,0

2.095,6

642,6

722,4

296,9

67,5

6,0

Đàn trâu bò của Thành phố Hồ Chí Minh có xu thế giảm nhanh. So với năm 1995, đàn trâu năm 2002 giảm tới 3,7 lần. Năm 2003 đàn trâu tiếp tục giảm và chỉ còn 6,2 nghìn con. Về cơ cấu, khoảng ½ là trâu cày kéo.

Chăn nuôi bò phát triển tương đối nhanh. Số lượng đàn bò tăng mạnh và đạt hơn 5,3 vạn con năm 2002, gấp 1,3 lần so với năm 1995. Năm 2003, đàn bò tiếp tục tăng và đạt trên 6,2 vạn con. Đáng lưu ý hơn cả là sự gia tăng nhanh của đàn bò sữa. Năm 2002, đàn bò sữa chiếm 68,7% tổng đàn bò của cả thành phố. Việc phát triển đàn bò sữa chủ yếu phục vụ cho nhu cầu về sữa tươi của nhân dân.

Đàn lợn có xu hướng tăng lên, tuy chậm, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Lợn được nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình và tập trung nhiều ở các huyện ngoại thành.

Đàn gia cầm tương đối lớn, bao goầm gà, vịt, ngan [vịt xiêm] ngỗng. Riêng đàn gà dao động trong khoảng trên 2 triệu con, nhằm cung cấp thịt và trứng cho nhân dân. Chăn nuôi gia cầm được chú trọng phát và phân bố rộng rãi với hình hình thức nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình và trang trại.

Ngoài ra, còn nuôi dê [khoảng 1,5 nghìn con năm 2002], thỏ [gần 5 nghìn con], ngựa, ong,...

Về sản phẩm cụ thể, ngành chăn nuôi [năm 2002] đã cung cấp được: 28,9 nghìn tấn thịt lợn; 45 nghìn tấn thịt trâu bò; 10,6 nghìn tấn thịt gia cầm; 51,7 nghìn tấn sữ bò tươi; gần 1,1 nghìn tấn mật ong, 297 kg sữa ong chúa,...

Trong tương lai, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi, phát huy thế mạnh về bò sữa, lợn, gà và sẽ đạt tỉ trọng khoảng 38% giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2005 và 42% vào năm 2010.

b] Ngư nghiệp

Ngư nghiệp là ngành có nhiều khả năng phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh và có vị thế ngày càng được khẳng định. Trong thời kì 1991 2000 tốc độ tăng trưởng trung bình năm của ngành ở mức 3,5%, trong đó giai đoạn 1991 1995 là 6,3% và giai đoạn 1996 2000 chỉ tăng 1,1%.

Giá trị sản xuất của ngành tăng liên tục từ 298,1 tỉ đồng năm 1995 lên 585,1 tỉ đồng năm 2002 [theo giá cố định năm 1994]. Trong những năm gần đây, cơ cấu giá trị sản xuất của ngư nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng và giảm tỉ trọng của hoạt động đánh bắt. Năm 1995 hoạt động đánh bắt chiếm tới 59,8%, còn hoạt động nuôi trồng chỉ có 39,1%. Năm 2002 xu thế đã thay đổi ngược lại với 74,0% thuộc về hoạt động nuôi trồng và 24,5% là của hoạt động đánh bắt. Trong khi đó, tỉ trọng của dịch vụ thủy sản ít thay đổi [1,1% năm 1995 và 1,5% năm 2002].

Năm 2002, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của thành phố là 5,9 nghìn ha, trong đó bao goầm 3,1 nghìn ha cho thủy sản nước ngọt và 2,84 nghìn ha cho thủy sản nước lợ, nước mặn. Số hộ chuyên nuôi trồng là 6,9 nghìn và số hộ hoạt động đánh bắt là 1,6 nghìn. Cả thành phố có hơn 1 nghìn tàu thuyền đánh bắt có động cơ và 288 ghe thuyền không động cơ.

SẢN LƯỢNG ĐÁNH BẮT VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

[Đơn vị: tấn]

Các loại

1995

2000

2001

2002

1. Đánh bắt

Trong đó:

- Cá

- Tôm

- Thủy sản khác

2. Nuôi trồng

Trong đó:

- Cá

- Tôm

- Cua

- Sò huyết

3. Tổng cộng [1+2]

26.300

14.570

1.358

10.372

19.357

2.799

291

40

277

45.657

22.618

17.394

1.651

3.573

19.809

3.403

697

102

7

42.427

25.612

18.956

1.251

5.405

26.168

3.079

2.909

110

70

51.780

19.203

15.684

1.241

2.278

34.226

1.866

3.812

59

485

53.429

Đánh bắt hải sản là nghề truyền thống của hầu hết cư dân vùng ven biển. Các sản phẩm đánh bắt chủ yếu là cá các loại. Tuy nhiên, trong những năm qua sản lượng hải sản đánh bắt đang có chiều hướng giảm sút mạnh.

Với tiềm năng sẵn có cùng với thị trường tiêu thu rộng lớn, hoạt động nuôi trồng đang phát triển với tốc độ nhanh. Vì thế, sản lượng đã nghiêng hẳn về hoạt động nuôi trồng. Trong cơ cấu sản lượng nuôi trồng, nghêu chiếm tỉ trọng lớn nhất với 28 nghìn tấn năm 2002 [81,8%], song giá trị kinh tế thấp. Đáng lưu ý hơn cả trong vài năm qua là việc nuôi tôm, nhất là tôm sú. Do nhu cầu lớn của thị trường và giá trị kinh tế cao nên sản lượng tôm nuôi tăng nhanh, từ chưa đầy 300 tấn năm 1995 đã lên tới hơn 3,8 nghìn tấn năm 2002, trong đó tuyệt đại bộ phận là tôm sú [3,7 nghìn tấn].

Trong tương lai, bên cạnh các hoạt động nuôi trồng, thành phố sẽ tập trung đầu tư cho việc đánh bắt xa bờ nhằm đưa sản lượng đạt khoảng 80 vạn tấn vào năm 2010, trong đó dành cho xuất khẩu 30%.

c] Lâm nghiệp

Lâm nghiệp có địa vị rất khiêm tốn trong nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh với chức năng của rừng được xác định là nhiệm vụ phòng hộ. Gía trị sản xuất của ngành ít thay đổi và trong những năm qua, dao động trong khoảng 45 48 tỉ đồng [theo giá cố định năm 1994].

Trong lâm nghiệp, hai hoạt động chính là trồng nuôi rừng và khai thác lâm sản. Các sản phẩm chủ yếu được thể hiện qua số liệu ở bảng thống kê trong giai đoạn 1995 2002.

CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP

Các sản phẩm chính

1995

2000

2001

2002

1. Trồng và nuôi rừng

- Rừng tập trung [ha]

- Cây phân tán [ha]

2. Khai thác lâm sản

- Gỗ [m3]

- Củi [ste]

- Tre trúc, lồ ô [nghìn cây]

3. Hoạt động khác

Quản lí, bảo vệ rừng [ha]

600

630

18.312

73.024

12.826

30.761

88

445

34.651

38.305

8.070

27.125

232

418

28.253

39.091

7.860

30.778

92

408

38.818

39.630

7.845

27.241

Định hướng phát triển lâm nghiệp của thành phố cho đến năm 2010 là tiếp tục phát triển các mảng xanh với hệ sinh thái đa dạng làm chức năng phòng hộ là chính và là tiền đề cho việc phát triển kinh tế đô thị bền vững, điều hòa mật độ cây xanh cho thành phố.

Video liên quan

Chủ Đề