Thể tích khối hồng cầu (hematocrit bằng máy ly tâm)

Chỉ số HCT là một trong 18 chỉ số xét nghiệm công thức máu.  HCT viết tắt cho hematocrit, chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.

Chỉ số HCT là gì?

Khi cơ thể mắc một loại bệnh nào đó, các cơ quan trong cơ thể hay các chỉ số huyết học sẽ có sự thay đổi nhất định. Các chỉ số về máu tăng hay giảm đều phản ánh sự bất thường của cơ thể. Một trong 18 chỉ số huyết học quan trọng cần lưu ý đó là HCT.

HCT [hematocrit] là tỷ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần hay còn gọi là dung tích hồng cầu

Chỉ số HCT là kết quả của phép chia giữa thể tích hồng cầu cho thể tích máu toàn phần trong cơ thể, được tính theo đơn vị phần trăm. 

Xét nghiệm HCT là gì?

Xét nghiệm HCT là phương pháp điện ly tế bào máu toàn phần [bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương] để đo được thể tích của tế bào hồng cầu trong cơ thể và xác định tỷ lệ thể tích hồng cầu trong tổng thế tích máu toàn phần trong cơ thể

Xét nghiệm HCT là một trong những xét nghiệm máu quan trọng. Việc tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cũng đơn giản, chỉ lấy một lượng máu nhỏ ở đầu ngón tay hoặc cánh tay. Sau đó  đem quay li tâm rồi cuối cùng là đo thể tích hồng cầu lắng xuống ở đáy ống nghiệm

Tuy nhiên không thể dựa vào chỉ số HCT mà đưa kết quả về bệnh được mà cần làm thêm một số xét nghiệm khác như khối lượng hemoglobin trong hồng cầu [MCH] và nồng độ của hồng cầu [MCHC], thể tích trung bình của hồng cầu [MVC] và số lượng hồng cầu RBC

==>> Xem thêm: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là gì?

Ý nghĩa của chỉ số HCT

Chỉ số HCT đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu khẩn cấp hoặc theo dõi tiến độ điều trị của các bệnh nhân mắc các bệnh huyết học có liên quan đến hồng cầu

Chỉ số HCT cao khi

  • Thiếu nước [nhiệt độ cao, thiếu nước để uống]
  • Sự thiếu hiện diện của oxy [thuốc lá, nơi sống cao, xơ hoá phổi
  • Di truyền [ bệnh tim bẩm sinh]
  • Tăng hồng cầu thứ phát [ sự sản xuất quá mức hồng cầu do tuỷ xương hay bệnh tăng hồng cầu vô căn]
  • Bệnh tâm phế mạn

Chỉ số HCT thấp khi

  • Chảy máu [từ những vết loét, chấn thương, ung thư đại tràng, xuất huyết nội]
  • Sự phá huỷ hồng cầu [thiếu máu hồng cầu hình liềm, lách to]
  • Giảm sản xuất hồng cầu [suy tuỷ, ung thư, các loại thuốc]
  • Vấn đề về suy dinh dưỡng [thiếu sắt, vitamin B12, suy dinh dưỡng]
  • Thừa nước [ uống nhiều nước, thừa nước do truyền tĩnh mạch quá mức

Chỉ số HCT cao thấp đều cho thấy dấu hiệu sức khoẻ bạn đang có vấn đề. Bạn nên đến phòng khám hoặc cơ sở y tế để được tư vấn chính xác

Phương Đông là đơn vị cung cấp các dòng máy xét nghiệm huyết học đến từ hãng sản xuất Nihon Kohden với đủ các dòng từ 18 đến 33 thông số.

HCT là gì? Như thế nào là HCT bình thường? Làm sao để biết chỉ số HCT đang ở mức nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh về chỉ số xét nghiệm HCT. Bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới đây:

1. HCT là gì?

HCT [Hematocrit] là tỉ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần. Đây là phần trăm thể tích máu mà các tế bào máu [chủ yếu là hồng cầu] chiếm giữ. Chỉ số này rất quan trọng trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng mất máu, thiếu máu biểu hiện bởi HCT thấp và nghi ngờ một số bệnh lý về phổi, tim mạch hay chứng tăng hồng cầu khi HCT cao.

HCT phản ánh tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần có trong cơ thể. [ảnh minh họa]

2. Chỉ số HCT như nào là bình thường?

Sau khi nắm được chỉ số HCT là gì, bạn cần biết như nào là chỉ số HCT bình thường. Tùy theo độ tuổi, giới tính mà mỗi người có chỉ số HCT khác nhau. Dười đây là thông tin về chỉ số HCT ở mức bình thường. Tức là một người không mang bệnh về hồng cầu sẽ có chỉ số HCT nằm trong khoảng sau:

–  Đối với trẻ em dưới 15 tuổi: chỉ số HCT trong khoảng từ 35%-39%

–  Đối với người trưởng thành: chỉ số HCT ở nữ khoảng 37%-48%, ở nam HCT khoảng 45%-52%

HCT bình thường dao động từ 37-52 và còn tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi của người bệnh [ảnh minh họa]

3. Chỉ số HCT tăng, giảm khi nào?

Bên cạnh việc hiểu được HCT là gì? bạn cũng cần nắm được chỉ số HCT tăng giảm báo hiệu bệnh lý nào?

– HCT tăng trong trong các rối loạn dị ứng, chứng tăng hồng cầu, hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, ở trên núi cao, mất nước, chứng giảm lưu lượng máu[ sốt, nôn, tiêu chảy…].

– HCT giảm có thể bạn đang gặp các vấn đề về máu như bệnh tan máu bẩm sinh [Thlassemia], bệnh thiếu máu do xuất huyết hay đang trong thời kỳ mang thai chỉ số HCT cũng có thể giảm. Nếu chỉ số HCT thấp sẽ không đủ cung cấp máu đáp ứng nhu cầu nuôi các cơ quan trong cơ thể, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của bạn.

4. Phương pháp đánh giá chỉ số HCT cao hay thấp

Xét nghiệm máu là một xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá mức độ HCT trong cơ thể. Từ kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng và mức độ tăng hay giảm của HCT để chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm máu giúp đánh giá chỉ số HCT có trong cơ thể để có biện pháp xử trí tốt nhất và giúp người bệnh hiểu HCT là gì?

Tuy nhiên  không thể chỉ dựa vào chỉ số HCT là kết quả để đưa ra kết luận ngay về bệnh được, mà ngoài ra bạn có thể phải làm thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm khối lượng hemoglobin trong hồng cầu [MCH] và nồng độ của hồng cầu [MCHC], thể tích trung bình của hồng cầu [ MVC]. Hay tính số lượng hồng cầu bằng chỉ số RBC. Các kết quả này sẽ có trong xét nghiệm máu của bạn và nó sẽ giúp bác sĩ có đầy đủ căn cứ để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và bệnh lý bạn đang gặp phải từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Trên đây là những kiến thức y khoa về chỉ số HCT là gì và cách đánh giá HCT. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu được về chỉ số HCT cũng như kết luận bệnh liên quan đến HCT. Chúc bạn luôn kiểm soát tốt nhất sức khỏe chính mình! 

Chủ Đề