Thiết kế phiếu học tập trên Canva

  • Trang chủ

  • hanoi food
  • hanoi place
  • Hanoi info
  • Hanoi Travel
  • Hướng dẫn

Breaking News

  • Hướng dẫn lưu file Canva vào thư mục | Nhơn Mỹ
  • Tiết Lộ chiêu BÁN MỘT LỜI GẤP ĐÔI. Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả
  • 50 Đề Kiểm Tra TOÁN LỚP 1 Học Kì 2 – ĐỀ 1 trang 5 | TOÁN THẦY ĐỨC
  • Cài đặt bảng xanh – rộng rãi cho phần mềm dạy học online PDF Annotator
  • Cách làm ảnh bìa thumbnail cho video Youtube bằng Canva (P1) | DebyQuynh
  • Tôi đã học toán như thế nào ? | Cách học Toán hiệu quả
  • Toán 7 Bài 3 tiết 1 Hình lăng trụ đứng tam giác hình lăng trụ đứng tứ giác trang 55 Chân trời
  • Viết trong Powerpoint khi trình chiếu – Dạy học online đơn giản
  • [Canva] Kiến thức cơ bản Canva| #3 Chuyển đổi giữa các đội trong Canva
  • Làm Youtube 2022 là Cách Marketing Online Hiệu Quả Nhất | Cách Bán Hàng Trên Youtube Hiệu Quả

Home/Hướng dẫn/Hướng dẫn thiết kế phiếu học tập trên phần mềm Canva siêu đẹp

Hướng dẫn thiết kế phiếu học tập trên phần mềm Canva siêu đẹp

19/12/2021 Hướng dẫn Leave a comment 151 Views

Tổng hợp tin hữu ích từ Youtube

Chuyên mục: https://coffelovehn.com/category/huong-dan

Xem thêm nhiều tin hay tại website: https://coffelovehn.com

Tags hướng dẫn canva

About admin

Previous Đỗ Nhật Nam chia sẻ phương pháp học tiếng Anh hiệu quả [Cách học tiếng Anh giao tiếp]

Next NGÀY ĐẦU HỌC ONLINE SAU HÈ 😪

Thiết kế phiếu học tập trên Canva

Hướng dẫn lưu file Canva vào thư mục | Nhơn Mỹ

8 mins ago

Thiết kế phiếu học tập trên Canva

Cách làm ảnh bìa thumbnail cho video Youtube bằng Canva (P1) | DebyQuynh

8 hours ago

Thiết kế phiếu học tập trên Canva

[Canva] Kiến thức cơ bản Canva| #3 Chuyển đổi giữa các đội trong Canva

16 hours ago

Check Also

Thiết kế phiếu học tập trên Canva

Tiết Lộ chiêu BÁN MỘT LỜI GẤP ĐÔI. Cách bán hàng trên Shopee hiệu quả

Tiết Lộ chiêu bán một lời hai trên Shopee. Cách bán hàng online trên Shopee …

© Copyright 2022, All Rights Reserved

TRƯỜNG THCS&THPT MỸ PHƯỚC
TỔ HỐ - SINH

CỢNG HOÀ XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHUYÊN ĐỀ

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CANVA THIẾT KẾ PHIẾU HỌC TẬP
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hố học là một bộ mơn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, có vai trị
vơ cùng quan trọng trong nền giáo dục và kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Xuất phát
từ những yêu cầu của xã hội và thực tế giáo dục hiện nay, đòi hỏi giáo viên cần đổi
mới nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá. Và
dù sử dụng theo phương pháp dạy học nào, thì một tiết học đạt hiệu quả cao khơng
thể thiếu sự chuẩn bị bài trước của học sinh ở nhà.
Qua việc thăm lớp, dự giờ các tiết học, cũng như bản thân trực tiếp tham
gia giảng dạy tôi thấy giáo viên chủ yếu sau mỗi bài dạy chỉ hướng dẫn chung chung:
các em về nhà chuẩn bị nội dung bài mới cho tiết sau. Cịn nếu có hướng dẫn cụ thể
thì cũng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài
ở nhà, nếu có cũng chỉ là ép buộc. Các em chuẩn bị hết sức sơ sài, cẩu thả. Vì thế chất
lượng tiết học nhìn chung là chưa cao.
Tại trường THCS&THPT Mỹ Phước, giáo viên hầu hết chỉ sử dụng máy
tính để soạn giáo án và hỗ trợ hoạt động giảng dạy như: Powerpoint, ActivInspire...
Số giáo viên biết sử dụng các phần mềm khác vào hỗ trợ hoạt động giảng dạy còn hạn
chế. Với cơng nghệ tiên tiến của máy vi tính và các phần mềm Hóa học, phần mềm
Canva là một trong những công cụ thiết kế phiếu bài tập theo dạng điền khuyết mơ
phỏng hình ảnh 3D rực rỡ, thí nghiệm sinh động đẹp mắt. Qua đó sẽ giúp học sinh
thêm u bộ mơn Hóa học, ghi nhớ kiến thức một các dễ dàng hơn, phát huy nội lực
tự học tự nghiên cứu ở nhà của học sinh.

Vì thế tổ Hóa – Sinh thực hiện chuyên đề “Ứng dụng phần mềm Canva
thiết kế phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh” góp phần nâng cao
chất lượng cơng cụ, thiết bị đồ dùng dạy học và nâng cao hiệu quả giảng dạy trong
nhà trường.
II. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của sở Giáo dục, các cấp lãnh đạo, các ban ngành đã đầu tư
các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của học sinh.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu trường.
- Giáo viên dạy mơn hố được đi dự các buổi tập huấn chuyên môn về ứng dụng
công nghệ thông tin do Sở Giáo dục tổ chức.
- Hai giáo viên dạy mơn hố THPT có sự thống nhất trong việc biên soạn giáo án
giảng dạy đặc biệt là các tiết có ứng dụng cơng nghệ thơng tin.
- Giáo viên dạy mơn hố cịn trẻ, khỏe, năng động và có tinh thần học hỏi cao.
Trang 1

- Nhà trường có bố trí phịng cơng nghệ thơng tin, có lắp các tivi thơng minh ở
lớp học và có nhân viên hỗ trợ chuẩn bị soạn dụng cụ máy tính khi giáo viên cần.
2. Khó khăn
- Khối THPT chỉ có 2 giáo viên, mỗi giáo viên phải dạy 2 khối lớp khác nhau
gây khó khăn trong q trình soạn giảng và chuẩn bị tiết dạy.
- Phần lớn học sinh ít chịu tự học, tự nghiên cứu tìm tịi xem nội dung bài học
hơm nay mình học có những nội dung gì? Thường soạn bài qua loa, đối phó giáo viên
bộ môn, chép bài từ sách tham khảo, mượn tập học chép lại của các anh chị khóa
trước.
- Một số ít các em vì hồn cảnh gia đình nên rất ít có thời gian để học và chuẩn
bị bài ở nhà.
- Một số phụ huynh khó khăn về kinh tế nên chỉ lo làm kiếm tiền ít quan tâm đến
việc học ở nhà của các em.

III. NỘI DUNG
1. Chuẩn bị tiết dạy
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên chuẩn bị Phiếu học tập dạng điền khuyết bằng phần mềm Canva ( chú
ý phối màu, lựa chọn font chữ cho phù hợp hài hịa kích thích nhãn quan của học
sinh).
- Giáo viên đăng phiếu học tập tại trang liveworksheet, yêu cầu học sinh điền kết
quả tại liveworksheet, chụp ảnh và up lên Padlet.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh truy cập link phiếu học tập tại liveworksheet do GV gửi qua nhóm
zalo.
- Học sinh điền kết quả phiếu học tập tại liveworksheet, chụp ảnh và up lên Padlet
bằng điện thoại cá nhân.
2. Nội dung về ứng dụng phần mềm Canva thiết kế phiếu học tập theo hướng
phát triển năng lực học sinh
a. Giới thiệu về phần mềm Canva
- Phần mềm Canva là một trong những công cụ thiết kế mang tới cho giáo viên
nhiều tính năng, dễ dàng thiết kế sản phẩm trực quan, đẹp mắt. Nhờ vào triệu mẫu có
sẵn, chuyên nghiệp và chất lượng. Giáo viên chỉ cần kéo thả thay đổi nội dung, tự
thiết kế các phiếu học tập tự học cho học sinh một cách đơn giản dù không giỏi
CNTT.
b. Khả năng ứng dụng phần mềm Canva
- Thiết kế phiếu học tập có chèn hình ảnh đồ họa, mơ hình phân tử, thí nghiệm
mơ phỏng… giúp học sinh hứng thú, chủ động hơn trong việc chuẩn bị nội dung bài
mới. Học sinh có thể dùng phiếu bài tập dùng thay cho vở ghi.
- Giáo viên có thể thiết kế thêm các phiếu học tập để kiểm tra bài cũ dạng điền
khuyết, ôn tập hay hướng dẫn học sinh các nội dung tự học có hướng dẫn.
- Sau khi thiết kế phiếu học tập, phần mềm Canva còn cho phép giáo viên xuất
file tải về theo dạng ảnh, pdf, word, powerpoint…hỗ trợ quá trình soạn giảng.
Trang 2

c. Một số thao tác cơ bản thiết kế phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực
học sinh bằng phần mềm canva
- Bước 1: Vào trang wed: Canva.com.
- Bước 2: Đăng kí tài khoản bằng google, nhập gmail của giáo viên.
- Bước 3: Sau khi đăng kí tài khoản giáo viên bắt đầu thiết kế phiếu học tập
theo triệu mẫu có sẵn. ( Chọn mẫu " giáo dục " bảng tính " kéo thả chọn bất kì một
mẫu có sẵn " tuỳ chỉnh mẫu này " kéo thả thay đổi nội dung phù hợp theo nội dung
phiếu học tập cần thiết kế) .
Một số lưu ý khi thiết kế:
+ Giáo viên phải chọn đổi cỡ trang thiết kế theo kích thước tài liệu A4.
+ Thay đổi bất kì nội dung nào trong mẫu có sẵn chỉ cần gõ phím tắt T trên bàn
phím máy tính.
+ Thêm hình ảnh, video, âm thanh chọn: mục nội dung tải lên" đưa hình ảnh,
video, âm thanh cần chèn.
+ Ghi chỉ số của phương trình hố học chọn Snipping tool " cắt phương trình
cần chèn" copy " dán.
- Bước 4: Sau khi thiết kế hoàn chỉnh, chọn tải xuống theo dạng ảnh, pdf,
word, powerpoint…tuỳ theo nhu cầu của mỗi giáo viên. Ngoài ra, người dùng có thể
chọn nút chia sẻ để các giáo viên trong tổ tham khảo hoặc sửa đổi thiết kế.
3. Phương pháp dạy học sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực
học sinh bằng phần mềm Canva
- Do yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải dạy theo
hướng phát triển năng lực cho học sinh chứ không dừng lại ở việc truyền kiến thức
(công văn 5555/BG-ĐT).
- Bước 1: Giáo viên đăng phiếu học tập tại trang liveworksheet, yêu cầu học
sinh điền kết quả tại liveworksheet, chụp ảnh và up lên Padlet.
- Bước 2: Học sinh truy cập link phiếu học tập, điền kết quả phiếu học tập tại
liveworksheet, chụp ảnh và up lên Padlet bằng điện thoại cá nhân.

- Bước 3: Mở đầu tiết học, giáo viên tiến hành đánh giá quá trình chuẩn bị bài
ở nhà của từng học sinh thông qua kết quả báo cáo trên Padlet.
- Bước 4: Giáo viên tiến hành tổ chức tiết dạy. Trong quá trình tổ chức tiết dạy,
giáo viên có thể chia lớp làm 4 nhóm, dựa trên nội dung từng phần ngẫu nhiên của
phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra dự đốn chung cuối cùng của
nhóm mình. Đại diện các nhóm truy cập link phiếu tại liveworksheet, sau khi hết thời
gian thảo luận điền kết quả tại liveworksheet, chụp ảnh và up lên Padlet để báo cáo
kết quả thực hiện của nhóm.
- Bước 5: Kết thúc tiết học, mỗi cá nhân HS tự điều chỉnh kiến thức hoàn thành
phiếu học tập, có thể dùng phiếu bài tập thay cho vở ghi.
4. Tiết dạy minh họa
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
I. MỤC TIÊU:
Trang 3

1.Kiến thức :
Trình bày được:
- Khái niệm về tốc độ phản ứng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, ....
- Ý nghĩa của tốc độ phản ứng hóa học trong đời sống thực tiễn.
Kĩ năng :
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, rút ra nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản
ứng.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm
tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
2. Năng lực:
* Năng lực chung: Góp phần phát triển cho HS NL hợp tác, NL tự học, NL giải
quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, dạy học
giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan và sử dụng bài tập hố học có nội dung gắn

với thực tiễn.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được:
- Khái niệm về tốc độ phản ứng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, ....
- Ý nghĩa của tốc độ phản ứng hóa học trong đời sống thực tiễn.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động:
- Thảo luận, quan sát thí nghiệm trong thực tiễn, từ các hiện tượng thực tiễn để tìm
hiểu
ảnh hưởng của các yếu tố đối với tốc độ phản ứng.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được các yếu tố tác động tới tốc
độ phản ứng trong đời sống.
3. Phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Hình ảnh, video về các hiện tượng thực tiễn.
- Phiếu bài tập sử dùng cho phần tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng và phiếu bài
tập dùng thay cho vở ghi.

Trang 4

-

Trang 5

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đánh giá quá trình soạn bài ở nhà của học sinh thông

qua phiếu học tập điền khuyết bằng phần mềm Canva trên Padlet.
1. Hoạt động 1: Khởi động
a, Mục đích: Thơng qua clip về các hình ảnh thực tế, hiện tượng thực tế để tạo cho
HS có sự chú ý, thắc mắc, định hướng về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
b, Nội dung:
- GV cho HS quan sát clip và dẫn nhập: Đã bao giờ các em thắc mắc tại sao củi lại
phải chẻ nhỏ ra trước khi đun nấu? tại sao khi ủ rượu lại phải rắc men lên cơm hay từ
lý do nào người ta đã sáng tạo ra tủ lạnh? Tất cả các câu trả lời đó sẽ nằm trong bài
học ngày hơm nay.
c, Sản phẩm: HS đưa ra được dự đốn, hình dung ra được nội dung kiến thức trọng
tâm sẽ học trong bài.
d, Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nợi dung 1: Khái niệm về tốc độ phản ứng
a) Mục tiêu: Khái niệm về tốc độ phản ứng.
b) Tổ chức thực hiện:
Nội dung: GV cho HS cả lớp quan sát video thí nghiệm. Làm việc cá nhân trả lời câu
hỏi:
Lấy hai cốc 100 ml
- Cốc thứ 1: lấy 25 ml dung dịch BaCl2 0,1M.
- Cốc thứ 2: lấy 25 m1 dung dịch Na2S2O3 0,1M.
- Đồng thời lấy hai cốc mỗi cốc lấy 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M, đổ từ từ vào hai cốc
trên.
Phản ứng nào xảy ra nhanh hơn? Từ đó nhận định chung về tốc độ phản ứng hóa học?
Nêu khái niệm tốc độ phản ứng hóa học.
Sản phẩm: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
Na2S2O3+H2SO4 → Na2SO4+SO2↑+S↓+H2O
- Hiện tượng:
Phản ứng (1) xuất hiện kết tủa màu trắng ngay BaSO4.
Phản ứng (2) sau một lát mới xuất hiện kết tủa màu trắng đục của S.

Nồng độ của H2SO4, BaCl2, Na2S2O3 giảm dần theo thời gian.
Nồng độ của HCl và Na2SO4 tăng dần theo thời gian.
2. Nhận xét
- Nói chung các phản ứng hóa học khác nhau xảy ra với mức độ nhanh chậm khác
nhau. Để đánh giá mức độ nhanh chậm khác nhau người ta dùng khái niệm “tốc độ
phản ứng hóa học”
Trang 6

- Khái niệm tốc độ phản ứng: là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản
ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS trả lời.
Kết luận, nhận định: GV chuẩn hóa, hướng dẫn HS cách tính tốc độ trung bình cho
phản ứng.
Ví dụ:
Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
t1=0s 0,0120M
t1=50s 0,0101M
Tốc độ trung bình của phản ứng
v=−

∆C Br2
∆t

=−

(0,0120 - 0,0101)mol
/l
=
50s

3,80.10 −5 mol/(l.s)

Nội dung 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc đợ phản ứng
a) Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng.
b) Tổ chức thực hiện:
Nội dung: GV chia lớp làm 4 nhóm một cách ngẫu nhiên trên tính năng chia nhóm
của công cụ dạy học Zoom đang sử dụng, dựa trên nội dung của phiếu học tập, các
nhóm thảo luận và đưa ra dự đốn chung của nhóm mình.
Nhóm 1,3: Nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ, áp suất.
Nhóm 2,4: Nghiên cứu về ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc, chất xúc tác và nhiệt độ.
Đại diện các nhóm truy cập link phiếu tại liveworksheet, sau khi hết thời gian thảo
luận điền kết quả tại liveworksheet, chụp ảnh và up lên Padlet để báo cáo kết quả thực
hiện của nhóm.
Link truy cập liveworksheet: https://www.liveworksheets.com/5-dk277940hb

Trang 7

Sản phẩm: Hết thời gian làm việc nhóm, yêu cầu các nhóm chụp ảnh và up lên Padlet
để báo cáo kết quả thực hiện của nhóm.
HS quan sát, nhận xét bài làm của từng nhóm, bắt đầu với nhóm 1,3. GV đặt câu hỏi:
liệu dự đốn của các bạn có đúng khơng?
Báo cáo, thảo ḷn: HS trình bày kết quả
Kết luận, nhận định: GV hướng dẫn HS quan sát các video thí nghiệm để kiểm
chứng dự đốn của các nhóm về từng yếu tố ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của nồng độ: TN1: Hòa tan vỏ trứng trong giấm ăn.
Chuẩn bị hai cốc:
Cốc 1: Đựng giấm ăn
Cốc 2: Hòa tan giấm ăn trong nước với tỉ lệ khoảng 1:1.

Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, khi tăng nồng đợ chất phản ứng, tốc đợ
phản ứng hóa học tăng.
Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc: TN2: Hịa tan vỏ trứng trong giấm ăn.
Chuẩn bị hai cốc đựng giấm ăn với lượng như nhau.
Cốc 1: Thêm vào vỏ trứng đã được đập nhỏ.
Cốc 2: Thêm vào vỏ trứng ở dạng mảnh to.
(Khí trong cốc 1 thoát ra nhanh và nhiều hơn, do cốc 1 vỏ trứng được đập nhỏ làm
tăng diện tích tiếp xúc, cốc hai vỏ trứng to hơn, làm giảm diên tích tiếp xúc => tốc độ
Trang 8

phản ứng xảy ra chậm hơn, khí thốt ra ít và chậm hơn).
Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, khi tăng diện tích tiếp xúc, tốc đợ phản
ứng hóa học tăng.
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Cho HS quan sát clip hòa tan vỏ trứng trong cốc giấm ăn hòa tan trong nước lạnh và
giấm ăn hịa tan trong nước nóng. Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và
nhận xét bài làm nhóm 3.
Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, khi tăng nhiệt đợ, tốc đợ phản ứng hóa
học tăng.
Nhóm 4: u cầu HS xem clip về thí nghiệm phân hủy H 2O2 (nước oxi già) có xúc tác
MnO2.
Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và nhận xét bài làm.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của áp suất.
Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, khi có mặt chất xúc tác, tốc đợ phản ứng
hóa học tăng.
Trong các phản ứng hóa học, khi tăng áp suất, tốc đợ phản ứng hóa học tăng.
GV tổng kết và chuẩn hóa lại nội dung về các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ của phản
ứng hóa học.
Nợi dung 3: Ý nghĩa của tốc đợ phản ứng

a) Mục tiêu: Trình bày được nghĩa của tốc độ phản ứng
b) Tổ chức thực hiện:
Nội dung: Y/c HS quan sát các hình ảnh trong thực tiễn:
Yếu tố nào đã được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau?
+ Cắt nhỏ thực phẩm trước khi nấu chín?
+ Trời nắng nóng, đồ ăn nên được bảo quản trong tủ lạnh?
+ Bề mặt viên than tổ ong lại có nhiều lỗ nhỏ?
Sản phẩm:
+ Cắt nhỏ thực phẩm để tăng diện tích tiếp xúc.
+ Sử dụng yếu tố nhiệt độ để làm giảm quá trình hoạt động của VSV.
+ Tăng diện tích tiếp xúc với oxi.
Báo cáo, thảo luận: HS trả lời dựa trên dự đoán, hiểu biết của bản thân.
Kết luận, nhận định: GV kết luận về Ý nghĩa của tốc độ phản ứng
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành.
a, Mục tiêu: Củng cố lại phần kiến thức đã học về tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh
hưởng tới tốc độ phản ứng.
b, Nội dung: Hoàn thành các bài tập sau
Trang 9

Câu 1. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
A. Nhiệt độ
C. Chất xúc tác, diện tích bề mặt

B. Nồng độ, áp suất.
D. Cả A, B và C

Câu 2. Cho phản ứng sau: Các chất p/ứ → các chất sp. Yếu tố không ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng nói trên là:
A.Nồng độ các chất phản ứng.

B. Nhiệt độ.
C.Chất xúc tác.
D.Nồng độ các chất sản phẩm.
Câu 3: Khi đốt củi nhóm lị, việc làm nào sau đây KHÔNG làm tăng tốc độ phản ứng
cháy?
A. Chẻ nhỏ thanh củi.
B. Quạt gió vào lị.
C. Xếp tạo khoảng trống giữa các thanh củi.
D. Xếp các thanh củi sát chặt với nhau.
Câu 4: So sánh tốc độ phản ứng trong mỗi cặp thí nghiệm sau.
1. 1 gam bột Fe + dd HCl 0,1M và 1 gam bột Fe + dd HCl 2M ở cùng một nhiệt
độ.
2. Kẽm hạt + dd HCl 1M ở 250C và kẽm bột + dd HCl 1M ở 250C.
Câu 5: Tích vào các biện pháp làm TĂNG tốc độ phản ứng trong bảng dưới đây.
A. Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ rượu.

x

B. Cho thức ăn vào tủ lạnh để bảo quản.
C. Nén hỗn hợp khí nitơ và khí hiđro ở áp suất cao để tổng hợp
amoniac.

x

D. Đập nhỏ đá vôi khi nung để sản xuất vôi sống.

x

E. Ngâm mẫu sinh vật vào dung dịch fomon để bảo quản.
c, Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi từ phía HS.

d, Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra 5 câu hỏi theo thứ tự tăng dần, các câu hỏi liên quan đến các nội
dung vừa học trong bài. Tất cả các bạn đều tham gia, mỗi câu hỏi có thời gian 60 giây
suy nghĩ và trả lời, trả lời bằng hình thức giơ tay của ứng dụng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
a, Mục tiêu: Nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để
giải quyết các câu hỏi, nội dung nâng cao hơn đối với hs khá giỏi, giúp các em có
thêm các kĩ năng giải các bài tập nâng cao.
b, Nội dung: HS giải quyết các câu hỏi sau: Tìm thêm 5 ví dụ trong thực tế về ý
nghĩa của việc vận dụng các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng?
Tìm hiểu thơng tin về chất xúc tác “men”.
Trang 10

c, Sản phẩm: HS trình bày vào vở, GV cho HS trình bày kết quả của bài tập vào
giờ sau.
d, Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân tại nhà.
5. Dặn dị:
HS điều chỉnh kiến thức hồn thành các phiếu học tập làm tài liệu học bài.
Học bài và chuẩn bị hoàn thành phiếu học tập tự học bài “ Cân bằng hoá học”

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Với chuyên đề này, tôi đã áp dụng trên 2 lớp 10A3 và 10A4 ở HKII của năm
học 2020-2021. Kết quả đạt kết quả như sau:
Trước khi áp dụng
Lớp – Sĩ số

Dưới trung
bình
(%)

Trên trung bình
(%)
Trang 11

Sau khi áp dụng
Dưới trung
bình
(%)

Trên trung bình
(%)

Lớp

Sĩ số

TS

Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ

TS

Tỉ lệ

10A3

36

8

22,23%

28

77,78%

6

16,67

30

83,33%

10A4

34

5

14,71%

25

85,29%

0

0%

34

100%

Nghiên cứu sử dụng phần mềm Canva thiết kế phiếu học tập theo hướng phát
triển năng lực học sinh đã mang lại hiệu quả như mong đợi. Tất cả học sinh ở nhà
tự ý thức trong việc chuẩn bị bài mới , tích cực tham gia phát biểu, làm việc nhóm
hiệu quả hơn, hiểu bài sâu hơn, góp phần nâng cao chất lượng cơng cụ, thiết bị đồ
dùng dạy học và nâng cao hiệu quả giảng dạy trong nhà trường.
V. KẾT LUẬN
Trên đây là chuyên đề “Ứng dụng phần mềm canva thiết kế phiếu học tập theo
hướng phát triển năng lực học sinh”của bộ môn Hoá trường THCS – THPT Mỹ
Phước đã áp dụng trong q trình giảng dạy và đã mang lại thành cơng. Do đó có thể
áp dụng rộng rãi cho các khối cịn lại của mơn Hóa học hoặc có thể áp dụng cho cả
các mơn xã hội.
Trong q trình thực hiện chun đề khơng thể nào tránh khỏi những sai sót.
Chúng tơi rất mong nhận được nhiều sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp
để cho chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính
chào!
Mỹ Phước, ngày tháng 04 năm 2022

DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Cẩm Hằng

Nguyễn Thị Quế Trân

DUYỆT CỦA BGH

Trang 12