Thời kì bao cấp là gì

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là gì? Đặc điểm cơ bản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp? Hậu quả của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp?

Sau năm 1960, miền Bắc nước ta đã đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ đó tiến hành xây dựng đất nước theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp và cũng đã từ đó gặt hái được nhiều thành công. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự đổi mới của thế giới và trong nước, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng đã lộ rõ nhiều hạn chế và từ đó đòi hỏi Nhà nước cần có sự đổi mới để có thể phát triển nhiều hơn. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là gì? Đặc điểm, hậu quả?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là gì?
  • 2 2. Đặc điểm cơ bản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:
  • 3 3. Hậu quả của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp được hiểu cơ bản là cơ chế mà trong đó nền kinh tế của đất nước ta vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về việc thu nhập.

Nhà nước ta sẽ thực hiện can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng đối với các quy luật thị trường. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sẽ giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác sẽ không được chú trọng. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp tuy có những ưu điểm thích hợp cho hoàn cảnh của đất nước thời kỳ cũ nhưng cho đến nay, nó cũng có nhiều hạn chế và nó đã kìm hãm sự phát triển của đất nước sau này.

2. Đặc điểm cơ bản của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có những đặc điểm cơ bản như sau:

– Nhà nước ta thực hiện quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính và dựa trên hệ thống chỉ tiêu, pháp lệnh chi tiết được áp từ trên xuống dưới. Nhà nước ta xây dựng các chỉ tiêu một cách chủ quan, sau đó sẽ đưa các chỉ tiêu đó xuống cho các doanh nghiệp và cả các hợp tác xã đều cùng thực hiện.

Và việc cấp phát vốn, vật tư, giao nộp sản phẩm cho Nhà nước trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng đều nằm trong chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho. Điều này cũng sẽ buộc các doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ chỉ được quan tâm đến một vấn đề duy nhất đó là thực hiện việc hoàn thành chỉ tiêu.

– Cơ quan hành chính quốc gia trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng thường sẽ can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Những thiệt hại về vật chất do các quyết định không đúng gây ra thì Ngân sách Nhà nước sẽ có trách nhiệm cần phải gánh chịu.

Xem thêm: Hướng dẫn đấu thầu qua mạng, quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

Bên cạnh đó thì Nhà nước ta cũng thường sẽ chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, việc chỉ coi trọng kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể cũng sẽ làm hạn chế đối với sự phát triển và đóng góp vào nền kinh tế của các thành phần kinh tế khác. Hậu quả đó là sẽ khiến các cơ quan quản lý Nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Quan hệ hàng hóa – tiền tệ của các chủ thể cũng sẽ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu. Trong thời kỳ khi cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp xuất hiện, các công cụ cụ thể như giá cả, lãi suất, tiền lương sẽ chỉ áp dụng để nhằm mục đích có thể tính toán một cách hình thức. Giá cả sẽ không phản ánh quan hệ cung cầu.

Mặt khác, tiền lương được quy định theo cấp bậc hành chính và thâm niên, tính theo chủ nghĩa bình quân, không được tính theo hiệu quả lao động của mỗi chủ thể. Tất cả những điều đó trên thực tế cũng đã dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa khiến cuộc sống chật vật không những về số lượng mà cả về chất lượng của nhiều mặt hàng khác.

– Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian:

Hệ thống thể chế giai đoạn này vẫn chưa có sự đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm. Tổ chức bộ máy đất nước vẫn còn khá cồng kềnh nhiều tầng nấc, phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán chưa được thông suốt, gây ra nhiều tổn hại. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta thời kì này vẫn còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần, trách nhiệm.

3. Hậu quả của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp:

Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng, hay có thể hiểu cơ bản đó là dựa vào sự tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, sức lao động giá rẻ và một số lợi thế khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng có những tác dụng nhất định. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đất nước vào các mục tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thế, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng đã góp phần quan trọng tạo sự thống nhất trong thực hiện các mục tiêu.

Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung ra đời thực chất cũng đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến, bởi vì khi đất nước bị xâm lược, mục tiêu của cả nước đó chính là giải phóng dân tộc. Bởi vậy nên việc trong giai đoạn đó, đất nước ta thực hiện kế hoạch hóa tập trung cũng sẽ góp phần quan trọng có thể huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế để nhằm mục đích có thể thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, đây được đánh giá là nhiệm vụ chung chứ không phải riêng ai.

Nhà nước ta cũng cần phải thực hiện bao cấp hoàn toàn, giúp cho các chủ thể là những người chiến sĩ khi ra chiến trường cũng yên tâm phục vụ chiến đấu hơn, bởi những người chiến sĩ này sẽ không phải lo nghĩ đến chuyện gia đình, vợ con ở nhà, vì mọi thứ đã được nhà nước ta chu cấp.

Xem thêm: Xử lý trường hợp đấu thầu qua mạng nhưng chỉ có một nhà thầu

Đối với kinh tế:

Trong thời kỳ kinh tế nước ta vẫn còn tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng thì cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp có tác dụng nhất định, như đã phân tích bên trên, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp được tạo lập đã cho phép tập trung tối đa các nguồn lực kinh tế vào mục đích chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa theo xu hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

Tuy nhiên, theo thời gian, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp ngày càng không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Ta thấy rằng, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã làm thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với các chủ thể là những người lao động, cơ chế này cũng không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Chính vì nguyên nhân này đã làm cho nền kinh tế nước ta bị rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

Đối với văn hóa:

Biểu hiện rõ nhất của cơ chế này kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đó là tuy các văn nghệ sĩ được tập hợp trong các hội sáng tác, nhưng ta thấy rằng, cơ cấu và cách làm việc của các hội sáng tác này chủ yếu vẫn giống như mọi cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước. Văn nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng chính là những cán bộ trong biên chế, những viên chức ăn lương để nhằm mục đích thực hiện việc sáng tác. Trên thực tế thì điều này có những mặt tốt và nó cũng đã từng phát huy được hiệu quả của mình.

Quy luật sàng lọc thời kỳ này đã không phát huy được tác dụng. Số lượng văn nghệ sĩ chuyên nghiệp đến một lúc nào đó thực tế cũng sẽ vượt quá tỷ lệ cần thiết so với số dân, bên cạnh đó thì số lượng văn nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng quá tải so với khả năng cung cấp vật chất của kinh tế đất nước.

Không những thế thì các văn nghệ sĩ cũng không sống chủ yếu bằng sáng tác. Một số người đã trở thành quan chức đầu ngành, ngoài các quyền lợi của những viên chức cấp cao, nếu các văn nghệ sĩ này vẫn sáng tác, họ còn được hưởng đặc quyền của lối khen chê theo chức vụ, và khả năng quan liêu hóa, xa rời đời sống nhân dân của các chủ thể này lại nhiều hơn các đồng nghiệp khác.

Đối với xã hội:

Xem thêm: Mê tín dị đoan là gì? Biểu hiện, hậu quả và phòng chống mê tín dị đoan?

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này ra đời trong thời kỳ đất nước vừa bước qua những năm tháng đau thương của chiến tranh. Tình hình xã hội giai đoạn này cũng còn nhiều rối ren, phức tạp. Vì vậy, cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp cũng đã góp phần ổn định đời sống xã hội, duy trì trật tự xã hội.

Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp này càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó. Việc tiếp tục thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

Chủ Đề