Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh 2023

Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc Hội đã đưa ra quy định mới về 05 trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ, áp dụng từ 01/01/2023.

Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

  • Thứ nhất, người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực

Do đó, đối với trường hợp người được bảo hiểm chết do tự tử sau 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ.

  • Thứ hai, người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Thứ ba, người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Thứ tư, người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
  • Thứ năm, trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Đây là quy định mới so với Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành. Các bên khi tham gia bảo hiểm cần thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp không bồi thường, không trả bảo hiểm nhân thọ ngoại trừ các trường hợp được luật định. Người dân khi tham gia bảo hiểm cần tìm hiểu và đọc kỹ các bản hợp đồng trước khi giao kết để đảm bảo quyền lợi của mình.

2. Một số lưu ý khác về bồi thường, trả bảo hiểm nhân thọ

Khoản 2 điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định, đối với trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, đối với 05 trường hợp không bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý [nếu có] theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Xem thêm:

  • Dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc
  • Xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy tại Vĩnh Phúc
  • THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ CÔNG TY TNHH KHÁC TỈNH
  • MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
  • THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Căn cứ khoản 77 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ [sau đây gọi gọn là Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022], từ ngày 01/01/2023 có những điểm mới về giả định quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 dành một điều để quy định về giả định quyền tác giả, quyền liên quan [Điều 198a]. Theo đó, trong các thủ tục tố tụng dân sự, hành chính, hình sự về quyền tác giả và quyền liên quan, nếu không có chứng cứ ngược lại thì quyền tác giả, quyền liên quan được giả định như sau:

– Cá nhân, tổ chức được nêu tên theo cách thông thường là tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất tác phẩm điện ảnh, nhà xuất bản được coi là chủ thể quyền đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó.

Cá nhân, tổ chức tại quy định nêu trên được hưởng quyền tác giả hoặc quyền liên quan tương ứng.

– Nêu tên theo cách thông thường quy định nêu trên được hiểu là được nêu tên trên bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan [nếu có] hoặc trên các bản sao tương ứng được công bố hợp pháp trong trường hợp bản gốc tác phẩm, bản định hình đầu tiên cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tài liệu liên quan không còn tồn tại.

2. Bổ sung quy định mới về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 bổ sung Điều 198b về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian. Cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian là doanh nghiệp cung cấp phương tiện kỹ thuật để tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ đưa nội dung thông tin số lên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet; cung cấp kết nối trực tuyến cho công chúng tiếp cận, sử dụng nội dung thông tin số trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.

– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian có trách nhiệm triển khai các biện pháp kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể quyền thực thi các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet.

– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet liên quan đến việc cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của mình trong các trường hợp sau đây:

+ Chỉ thực hiện việc truyền dẫn nội dung thông tin số hoặc cung cấp khả năng truy nhập đến nội dung thông tin số;

+ Khi thực hiện chức năng lưu trữ đệm trong quá trình truyền dẫn thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải thực hiện một cách tự động, tạm thời nhằm mục đích trung chuyển thông tin và làm cho việc truyền dẫn thông tin hiệu quả hơn, với các điều kiện sau: chỉ biến đổi thông tin vì lý do công nghệ; tuân thủ các điều kiện truy nhập, sử dụng nội dung thông tin số; tuân thủ các quy tắc về cập nhật nội dung thông tin số được quy định cụ thể theo cách thức được ngành công nghiệp thừa nhận và sử dụng rộng rãi; không ngăn cản việc sử dụng hợp pháp công nghệ được thừa nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp để lấy dữ liệu về việc sử dụng nội dung thông tin số; gỡ bỏ nội dung thông tin số hoặc không cho truy nhập đến nội dung thông tin số khi biết rằng nội dung thông tin số đó đã được gỡ bỏ tại nguồn khởi đầu hoặc nguồn khởi đầu đã hủy việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó;

+ Lưu trữ nội dung thông tin số của người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ với các điều kiện sau: không biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; có hành động nhanh chóng gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy nhập đến nội dung thông tin số đó khi biết rằng nội dung thông tin số đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;

+ Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo quy định nêu trên không phải tự giám sát dịch vụ của mình hoặc chủ động tìm kiếm các bằng chứng chỉ ra hành vi xâm phạm.

– Nội dung thông tin số quy định nêu trên là tác phẩm và các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ được thể hiện dưới dạng số.

Xem thêm:

  • Chính sách Thuế – Kế toán nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022
  • THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MỚI NHẤT TẠI VĨNH PHÚC
  • GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XỔ SỐ
  • TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
  • THỦ TỤC BỔ SUNG, THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VĨNH PHÚC

Chủ Đề