Thủ tướng nga là ai

Ông Mikhail Mishustin, Cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga, vừa chính thức được bổ nhiệm làm tân thủ tướng nước này, không lâu sau khi ông Dmitry Medvedev từ chức. 

Theo tin từ CNN, Hạ viện Nga ngày 16/1 đã phê chuẩn quyết định bổ nhiệm ông Mishustin làm thủ tướng, chỉ một ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp mặt trực tiếp để đề nghị ông Mishustin đảm nhiệm cương vị này.

Trước đó, ông Mishustin giữ chức Cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga, nơi ông nổi tiếng với việc cải cách thành công hệ thống tài khoá của Nga. Tuy nhiên, hầu hết công chúng Nga chưa biết gì nhiều về nhân vật này và trước đó ông cũng tỏ ra không có nhiều tham vọng chính trị. 

Sinh năm 1966, tân thủ tướng Nga từng học ngành kỹ thuật hệ thống tại Học viện Máy công cụ Moscow và sau đó nhận hai bằng tiến sĩ ngành kinh tế của trường này. Ông bắt đầu sự nghiệp trong ngành thuế từ năm 1998, khi được bổ nghiệm làm phó cục trưởng Cục Thuế nhà nước Nga. 1 năm sau đó, ông được thăng chức lên chức thứ trưởng phụ trách thuế. Tới năm 2004, ông chuyển sang làm lãnh đạo tại Cơ quan Địa chính Liên bang Nga. 

Năm 2007, ông Mishustin trở thành người đứng đầu cơ quan quản lý các đặc khu kinh tế liên bang và giữ vị trí này trong một năm. 

Tới năm 2010, ông được bổ nhiệm vào vị trí Cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga. Cũng trong năm này, ông nhận bằng tiến sĩ kinh tế với luận án "Chiến lược hình thành thuế tài sản ở Nga". 

Theo tin từ Reuters, ông Mishustin đã nói trước Hạ viện rằng nước Nga phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giữ lạm phát ở quanh mức 4% và đẩy nhanh tiến độ các chương trình phát triển "dự án quốc gia" của Tổng thống Vladimir Putin.

Việc bổ nhiệm ông Mishustin được đưa ra không lâu sau tuyên bố từ chức của ông Dmitry Medvedev hôm 15/1, cùng với toàn bộ chính phủ, nhằm "dọn đường" cho những cải cách được cho là có thể giúp duy trì quyền lực của ông Putin sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2024.

Ông Putin đã đưa ra một số đề xuất thay đổi trong hiến pháp Nga, trong đó có thể tạo ra những thay đổi căn bản trong cán cân quyền lực, như chuyển bớt quyền lực của tổng thống sang cho thủ tướng và quốc hội.

Về phần ông Medvedev, Tổng thống Putin đã đề cử ông vào vị trí phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga trong tương lai. Đây là cơ quan giám sát việc soạn thảo các quyết định của  tổng thống về các vấn đề chiến lược trong phát triển đất nước, bảo vệ quốc gia trước những mối đe doạ cả trong và ngoài nước. 

Ông Dmitry Medvedev [phải] đứng cùng ông Mikhail Mishustin, người đứng đầu cơ quan thuế liên bang trong một sự kiện - Ảnh: REUTERS

Sau đó chưa đầy 24 giờ, ông Putin đã ký quyết định bổ nhiệm ông Mishustin cho vị trí thủ tướng, chưa đầy một tiếng đồng hồ sau khi Hạ viện Nga phê chuẩn.

Tân thủ tướng Nga là một nhân tố bí ẩn với thế giới. Mikhail Mishustin, 53 tuổi, tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư hệ thống của Học viện Máy công cụ Matxcơva. Ông cũng lấy bằng tiến sĩ ở đó.

Mishustin bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực thuế từ năm 1998, khi đó ông được bổ nhiệm vào vị trí phó lãnh đạo Cục Thuế nhà nước Nga. Chỉ sau 1 năm, ông được cất nhắc lên chức thứ trưởng phụ trách thuế. 5 năm sau, Mishustin chuyển sang công tác ở Cơ quan Địa chính liên bang cũng với vị trí lãnh đạo.

Năm 2007, ông đứng đầu cơ quan liên bang về quản lý các đặc khu kinh tế, tuy nhiên ông rời khỏi ghế này chỉ sau 1 năm.

Năm 2010, Mishustin trở lại bộ máy nhà nước và giữ chức cục trưởng Cục Thuế liên bang Nga. Cùng năm đó, Mishustin nhận bằng tiến sĩ kinh tế với luận án "Chiến lược hình thành thuế tài sản ở Nga". Sau đó, ông viết hơn 40 bài báo cáo khoa học cũng với chủ đề này.

Trong khi đó, phát biểu trước cuộc họp với các bộ trưởng hôm 15-1, ông Putin tuyên bố ý định giới thiệu vị trí phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga trong tương lai và đề cử ông Medvedev vào vị trí này.

"Từ quan điểm thúc đẩy năng lực và an ninh quốc phòng của chúng ta, tôi tin rằng đây là điều có thể và đề nghị ông ấy [Medvedev] xử lý các vấn đề dạng này trong tương lai" - Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Putin.

Hội đồng An ninh Nga là cơ quan giám sát việc soạn thảo các quyết định của tổng thống về những vấn đề chiến lược phát triển đất nước, bảo vệ lợi ích sống còn của công dân, xã hội và quốc gia trước các mối đe dọa trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy một chính sách thống nhất của quốc gia để đảm bảo an ninh.

Đề xuất cải cách hiến pháp của ông Putin

* Quốc hội sẽ được trao quyền lớn hơn trong các vấn đề về nội các, các thẩm phán và các cơ quan an ninh. Quốc hội bổ nhiệm thủ tướng, thủ tướng bổ nhiệm các thành viên nội các và quốc hội sẽ phê chuẩn những thành viên này. Nếu quốc hội đã phê chuẩn, tổng thống không có quyền bác.

* Các tổng thống tương lai sẽ bị giới hạn tổng cộng tối đa 2 nhiệm kỳ. Họ sẽ buộc phải có thời gian sống ở Nga trong 25 năm và chưa bao giờ có một hộ chiếu nước ngoài hay một giấy phép cư trú.

* Hội đồng Nhà nước, cơ quan cố vấn cho tổng thống, sẽ có quyền lực mở rộng hơn.

"Hoàn toàn chưa từng có tiền lệ. Chưa từng có điều gì giống như vậy trong lịch sử Liên bang Xô viết hay nước Nga thời hậu Xô viết" - ông Andrei Kolesnikov, chủ tịch chương trình nghiên cứu về các thiết chế chính trị và chính trị trong nước của Nga tại Trung tâm Carnegie Moscow [tại Matxcơva, Nga], nhận xét về đề xuất cải tổ hiến pháp của ông Putin.

D.KIM THOA

Người được đề cử làm Thủ tướng Nga là cục trưởng cục thuế

PHÚC LONG - NHẬT ĐĂNG

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev [phải] đứng cùng ông Mikhail Mishustin, người đứng đầu cơ quan thuế liên bang - Ảnh: REUTERS

Đêm 15-1 theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Dmitry Medvedev công bố quyết định từ chức cùng toàn thể nội các chính phủ Nga. Đây được xem là động thái nhằm giúp Tổng thống Putin thực hiện những thay đổi để điều chỉnh hiến pháp.

Không lâu sau đó, ông Putin chấp thuận quyết định từ chức, đồng thời đề cử người đứng đầu cơ quan thuế Mikhail Mishustin làm thủ tướng thay ông Medvedev.

Với mối quan hệ đặc biệt suốt hàng chục năm qua với Tổng thống Putin, tương lai của ông Medvedev rất được dư luận quốc tế quan tâm.

Phương Tây vẫn chưa quên cách ông Putin và ông Medvedev luân phiên nắm giữ vai trò tổng thống - thủ tướng vào những năm 2000 và 2010. Chính vì vậy, vai trò mới của ông Medvedev xét theo nghĩa nào đó sẽ là gợi ý cho bất kỳ suy đoán nào liên quan tới dự định tương lai của ông Putin.

Phát biểu trước cuộc họp với các bộ trưởng hôm 15-1, ông Putin tuyên bố ý định giới thiệu vị trí phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga [Security Council], và đề nghị ông Medvedev nắm vai trò hoàn toàn mới này.

"Tôi tin rằng đây là điều khả thi và tôi sẽ thực hiện nó trong tương lai, tôi sẽ giới thiệu vị trí phó chủ tịch Hội đồng An ninh. Như chúng ta đều biết, tổng thống cũng là chủ tịch Hội đồng An ninh. Dmitry [Medvedev] đã luôn xử lý các vấn đề này. Từ quan điểm thúc đẩy năng lực và an ninh quốc phòng của chúng ta, tôi tin rằng đây là điều có thể và đề nghị ông ấy xử lý các vấn đề dạng này trong tương lai", Hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Putin.

Hội đồng An ninh Nga là cơ quan giám sát việc soạn thảo các quyết định của tổng thống về những vấn đề chiến lược phát triển đất nước, bảo vệ lợi ích sống còn của công dân, xã hội và quốc gia trước các mối đe dọa trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy một chính sách thống nhất của quốc gia để đảm bảo an ninh.

Ông Putin đang là tổng thống nên đồng thời giữ cương vị chủ tịch Hội đồng An ninh. Cơ quan này có chức vụ thư ký Hội đồng An ninh, hiện do ông Nikolai Patrushev nắm giữ từ năm 2008.

Bàn về việc bổ nhiệm ông Medvedev, ông Putin nhấn mạnh rằng "có một cụm trách nhiệm rõ ràng của tổng thống và một cụm thuộc về chính phủ, mặc dù tổng thống là người chịu trách nhiệm mọi thứ ở đây". Theo ông Putin, cụm tổng thống chủ yếu bao gồm vấn đề an ninh và quốc phòng, TASS tường thuật.

Việc ông Putin phân biệt "cụm" hay "khối" tổng thống và khối chính phủ càng cho thấy ý định thay đổi cán cân trách nhiệm và quyền lực mà ông đề xuất.

Điều này lại khiến những đồn đoán về ông Medvedev khó có lời giải hơn. Hiện tại có hai hướng bình luận về việc ông Medvedev từ chức.

Hãng tin AFP cho rằng rất có thể ông Putin không hài lòng với những gì ông Medvedev đang làm. Cụ thể AFP nhắc chuyện ông Putin chỉ trích ông Medvedev xung quanh quyết định bật đèn xanh cho chiến dịch không kích của phương Tây ở Libya năm 2011, dẫn tới cái chết của lãnh đạo Moammar Gadhafi.

Trong phát biểu ở thông điệp liên bang ngày 15-1, ông Putin cũng nhấn mạnh nhu cầu sửa hiến pháp, cho phép đặt ra ưu tiên về luật pháp quốc tế.

Hướng thứ hai chú trọng nhiều hơn vào toan tính của ông Putin. Đài RT [Nga] khẳng định ông Putin muốn phân tán quyền lực của tổng thống - vị trí mà ông sẽ không thể tiếp tục nắm giữ sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2024. 

RT nhận xét rằng ông Putin muốn tăng cường quyền lực cho thủ tướng, vai trò của hội đồng cố vấn và sau cùng sẽ hiện diện như "một chính khách thâm niên". Điều đó nhằm bảo tồn hệ thống mà ông Putin thừa hưởng từ ông Boris Yeltsin, vốn sau khởi đầu khó khăn đã "mang lại sự tự do và thịnh vượng lớn nhất mà người Nga từng được biết".

Cải tổ chính trị Nga: Tổng thống Nga sẽ có quyền như tổng thống Mỹ

NHẬT ĐĂNG

Video liên quan

Chủ Đề