Tiểu luận trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hưng - huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA HƯNG - HUYỆN NGA SƠN Người thực hiện: Phạm Thị Quý Chức vụ: Giáo Viên Đơn vị công tác: Trường MN Nga Hưng-Nga Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC STT Nội Dung Trang 1 1. MỞ ĐẦU 1 2 1.1. Lý do chọn đề tài 1 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 6 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 7 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 8 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 9 2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề 5 10 2.3.1.Tích cực sưu tầm và lựa chọn các trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với chủ đề và nội dung giáo dục trẻ. 5 11 2.3.2. Khuyến khích trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi, chuẩn bị địa điểm, trang phục trước khi tổ chức các trò chơi dân gian. 7 12 2.3.3 Thường xuyên dạy trẻ đọc thuộc lời ca các bài đồng dao kết hợp với các động tác minh họa 9 13 2.3.4. Thường xuyên lồng ghép trò chơi dân gian vào các hoạt động, ở mọi lúc, mọi nơi. 11 14 2.3.5. Lồng ghép các tổ chức các trò chơi dân gian trong các ngày lễ, ngày hội, các hội thi 14 15 2.3 .6. Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi 15 16 2.3.7. Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc tổ chức các trò chơi dân gian 16 17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 17 18 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18 19 3.1 Kết luận 18 20 3.2 Kiến nghị 18 1. LỜI MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trên con đường hội nhập với thế giới về nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộinên đòi hỏi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ phải tích cực, năng động, ứng dụng sáng tạo những thành tựu khoa học kỹ thuật, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới mà vẫn giữ được bản sắc của dân tộc Việt Nam. Do đó, một nhiệm vụ mới đặt ra cho giáo dục là phải đào tạo nên những con người sáng tạo, năng động, có năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng với mọi biến động trong mọi đời sống kinh tế xã hội, có đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh, có sức khỏe và tích cực nhận thức để cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân mình. Chính vì vậy mà việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ trở thành mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng cho ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng vì trường mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm: “Học mà chơi, chơi mà học” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục mầm non trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi, có rất nhiều trò chơi học tập và một bộ phận không thể không nhắc đến đó là các trò chơi dân gian - đây là một loại trò chơi được trẻ mẫu giáo yêu thích [1].Trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thông qua trò chơi trẻ được chia sẻ niềm vui với bạn bè, cộng đồng và thế giới xung quanh. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói về trò chơi dân gian với trẻ em: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu thêm về tình, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Trẻ em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết” [2]. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại thì có biết bao trò chơi của trẻ dần được thay thế bằng những cỗ máy hiện đại, công phu, với đầy đủ các chức năng, màu sắc sặc sỡ những khoảng đất giờ cũng được thay vào đó là những nhà máy, những công trình lớn. Trò chơi dân gian cũng vì thế mà ngày dần bị mai một theo sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Đó là sự thiệt thòi lớn với trẻ khi không được làm quen và chơi với những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước. Cho nên việc lựa chọn các trò chơi phù hợp với lứa tuổi, sở thích, điều kiện của học sinh; thời lượng và phương pháp tổ chức trò chơi một cách có hệ thống, khoa học tại trường mầm non sẽ giúp trẻ dần dần hình thành và phát triển nhân cách theo hướng tích cực, nhằm dạy cho con trẻ biết những giá trị của nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc). Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất giúp các em hiểu về cội nguồn bản sắc dân tộc với những trò chơi dân gian. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hưng - Huyện Nga Sơn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. Với mong muốn đưa trò chơi dân gian đến gần hơn với trẻ, hình thành ở trẻ sự tự hào và lòng yêu giá trị truyền thống của quê hương đất nước. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm tìm ra giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hưng - Huyện Nga Sơn, giúp trẻ hiểu biết và mở rộng kiến thức, kỹ năng trò chơi dân gian nhiều hơn. Thông qua các trò chơi dân gian trẻ phát triển một cách toàn diện nhân cách. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về trò chơi dân gian Việt Nam để lồng ghép vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non Nga Hưng – huyện Nga Sơn nhằm giáo dục trẻ hiểu biết hơn về các trò chơi dân gian truyền thống, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liên quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, nhằm tìm ra những biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi. - Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của trẻ để đưa ra các phương pháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi. - Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi. - Phương pháp thể nghiệm sư phạm: Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm. - Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hoá dân gian. Trò chơi dân gian không chỉ thỏa mãm nhu cầu chơi của trẻ mà còn góp phần hình thành nhân cách trẻ [3], giúp cho trẻ phát triển trí tưởng tượng, cũng là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi tham gia chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp Qua đó, vốn từ của trẻ được phong phú, ngôn ngữ mạch lạc.   Các trò chơi dân gian có kèm theo các câu đồng dao rèn luyện sự khéo léo, vui đùa tập thể, tính linh hoạt, nhanh nhẹn.... giúp trẻ rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác.Trò chơi dân gian còn có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt, góp phần giáo dục cho học sinh về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, xây dựng tình đoàn kết, ý thức cộng đồng trách nhiệm. ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sự khéo léo và sức chịu đựng của con người, giúp con người ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ. Qua đó cho thấy, trò chơi dân gian có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Đặc điểm tâm lý của trẻ em là thích bắt chước, tò mò, luôn muốn biết có cái gì đang diễn ra xung quanh, thích khám phá, phát hiện cái mới, tưởng tượng mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội. Trò chơi là món ăn tinh thần, một phần tất yếu của cuộc sống để thỏa mãn các yêu cầu tâm lý của trẻ. Theo tác giả Đỗ Thị Hoà trong bài “Một vài kiến nghị về việc bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay” có viết “Một trò chơi rất đơn giản giúp các em rèn luyện được khá nhiều: Thực hiện được cùng một lúc các động tác: miệng hát, tay đếm nhịp vào chân, mắt nhìn vào tay, người đong đưa theo nhịp hát. Sự nhanh nhạy của các cơ quan: mắt, tay, chân, miệng, tai... của trẻ đều có thể phát triển tốt qua các trò chơi quen thuộc như chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên mây. Cái hay, cái đặc sắc của trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ nhỏ vận động về thể lực mà còn rèn luyện trí nhớ, vốn từ, khả năng phát âm. Cao hơn nữa, nó kích thích trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của các em....Việc bảo tồn một loại văn hoá dân gian truyền thống – trò chơi dân gian trẻ em là một công việc cần được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và của toàn xã hội tạo điều kiện và khuyến khích các em chơi các trò chơi dân gian. Bên cạnh các trò chơi hiện đại, trò chơi dân gian sẽ giúp các em có một sự phát triển toàn diện về cả thể chất, tinh thần. Công việc bảo lưu, khôi phục và phát triển, nâng cấp các trò chơi dân gian để vừa giữ được bản sắc dân tộc vừa mang tính hiện đại, thu hút mạnh mẽ trẻ em, đang chờ đợi tất cả chúng ta – những người yêu thích nền văn hoá dân gian của dân tộc và quan tâm sâu sắc tới thế hệ trẻ tương lai của đất nước...” [4]. Chính vì những lí do trên, ngày 17/11/2008 thủ tướng chính phủ ra quyết định: Ngày 19/04 hàng năm là ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam. Mục đích là để chung tay gìn giữ nét văn hóa của dân tộc, đồng nghĩa với việc duy trì tổ chức có hiệu quả trò chơi dân gian cho trẻ, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Thuận lợi. Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi và tích cực nghiên cứu tài liệu, có chút ít vốn hiểu biết về một số trò chơi dân gian truyền miệng. Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như: Phòng học có khuôn viên rộng rãi thoáng mát, tranh ảnh, sách báo, đồ dùng đồ chơi đầy đủ. Bản thân được dự giờ thường xuyên của của chuyên môn nhà trường trong công tác bồi dưỡng lý thuyết lẫn thực hành. Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn, đã nhiều năm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lí và nguyện vọng của trẻ trong độ tuổi mẫu giáo lớn khi tham gia vào các trò chơi dân gian. 100% trẻ đã được học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã được tham gia một số trò chơi và thuộc lời đồng dao của một số trò chơi dân gian. Các cháu năng động, khoẻ mạnh, thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ xung quanh. Được phụ huynh quan tâm hỗ trợ các nguyên vật liệu dễ kiếm ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi. Đồ chơi đơn giản, dễ kiếm, đảm bảo an toàn cho trẻ và đảm bảo khoa học. 2.2.2. Khó khăn. Các cháu lớp tôi chủ yếu là con của những gia đình nông dân thuần tuý nên khó có điều kiện chăm sóc cho các cháu đầy đủ dẫn đến sự tiếp thu của các cháu không đồng đều, có những cháu sinh đầu năm, có những cháu sinh cuối năm, có những cháu phát âm chưa rõ ràng còn nói lắp, nói ngọng, có những cháu còn chậm, nhút nhát chưa tự tin, mạnh dạn chưa hứng thú trong giờ học, giờ chơi. Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hẹp, vì đa số trò chơi dân gian chỉ tổ chức lồng ghép với các hoạt động khác. Quan điểm của một số phụ huynh chỉ chú trọng đến việc học chưa chú ý tạo điều kiện để cho trẻ được hoạt động vui chơi. Dẫn đến việc trẻ tham gia các trò chơi dân gian ở lớp cũng như ở gia đình đạt kết quả chưa cao. Việc lồng ghép tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động học tập của trẻ chưa được logic nên khi tổ chức các hoạt động có trò chơi dân gian chưa thực sự lôi cuốn trẻ tham gia tích cực vào trò chơi vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Khả năng chú ý có chủ định của một số trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. 2.2.3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực trạng ngay từ tháng 9 đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch khảo sát chất lượng trên trẻ ở lớp tôi như sau. Bản khảo sát chất lượng tháng 9 năm 2018 ( Kèm theo phụ lục 1) Từ kết quả trên bản thân tôi rất lo lắng, trăn trở, luôn suy nghĩ tìm tòi các biện pháp tối ưu, để áp dụng nhằm tích hợp các trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách có hiệu quả nhất kích thích tính tò mò, sự sáng tạo và lòng ham hiểu biết của trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các trò chơi dân gian. Từ những đặc điểm và tình hình thực tế của bản thân và của lớp mình, tôi đã suy nghĩ và tìm ra biện pháp thích hợp, để từng bước dẫn dắt trẻ tích cực tham gia vào các trò chơi dân gian. Để làm được điều đó tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: 2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Tích cực sưu tầm và lựa chọn các trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với chủ đề và nội dung giáo dục trẻ . Các trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú về thể loại, nội dung, hình thứcVì vậy muốn đưa vào dạy trẻ, tổ chức cho trẻ chơi, bản thân tôi phải nghiên cứu lựa chọn, sưu tầm cho phù hợp với nội dung, hình thức giảng dạy của trẻ ở lớp mình, để trẻ yêu thích và tham gia tích cực vào các trò chơi dân gian, các bài đồng dao, hò, vè để góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ. Đặc biệt tôi chú trọng đến những trò chơi gần gũi, phù hợp với địa phương, vùng miền của mình. VD: “Rềnh rềnh, ràng ràng”; “Xỉa cá mè”; “Chơi chuyền”. Bên cạnh đó, khi sưu tầm trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ hoạt động, bản thân tôi luôn chú ý sưu tầm và sử dụng trò chơi gắn liền với nội dung của chủ đề, các trò chơi có mối liên hệ mật thiết với cuộc sống của trẻ, trò chơi mang đến cho trẻ nhiều cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động, nội dung chơi, cách thức chơi phù hợp với độ tuổi, với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ như: - Trò chơi trí tuệ: còn được gọi là trò chơi học tập, nhằm thúc đẩy hoạt động trí tuệ, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh thông qua các thao tác trí óc kết hợp với hành động chơi như: “Ô ăn quan”, “Cờ hùm”, “Cờ chiếu”  - Trò chơi vui - khỏe - khéo léo là những trò chơi dân gian tổng hợp vì mỗi trò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại này nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ, giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ như trò chơi: “Lộn cầu vồng”, “cắp cua bỏ giỏ”, “ném  bóng vào rỗ”, “bịt mắt bắt dê”, “kéo co”... Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo, đầu tiên tôi lập kế hoạch hoạt động rõ ràng để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian sao cho phù hợp với từng chủ đề của lớp mình phụ trách.Trước hết để lập được kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ, với những nội dung công việc rõ ràng cụ thể. Đối với trẻ lớp tôi thể lực, ngôn ngữ, khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Do đó tôi thường xuyên củng cố những trò chơi mà trẻ đã được thực hiện ở các độ tuổi trước. Đồng thời tôi tiếp tục sưu tầm lựa chọn những trò chơi có lời ca dài hơn và yêu cầu khó hơn để tổ chức cho trẻ chơi. Ví dụ: TT Tên chủ đề Tên trò chơi dân gian Mục tiêu cần đạt 1 Trường mầm non Dung dăng dung dẻ, Lộn cầu vồng, Nu na nu nống, Chi chi chành chành, Tập tầm vông, kéo cưa lừa xẻ... Có kỹ năng phối hợp các bộ phận trong cơ thể. 2 Bản thân Kéo co, cướp cờ, Chuyền thẻ, ném vòng cổ chai. Rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo. 3 Gia đình Xúc xắc xúc xẻ, Thi nấu ăn, nhảy bao bố, thả diều, Rèn luyện sự khéo léo, thể lực, sức bật, sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng của người chơi. 4 Nghề nghiệp Thi hái dưa hấu, kéo cưa lừa xẻ, Rồng rắn lên mây Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, linh hoạt.. 5 Thế giới động vật Xỉa cá mè; Bịt mắt bắt dê, Múa lân, chọi trâu Lùa vịt Rèn luyện sự khéo léo, luyện thính giác, óc phán đoán phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp cho trẻ. 6 Thế giới thực vật Trồng nụ trồng hoa, ném còn, Đi cà kheo, Nhảy lò cò Rèn luyện thể lực và khéo léo. 7 Phương tiện giao thông Đi tàu hỏa, ném vòng cổ chai, ô ăn quan, Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác 8 Nước và một số HTTN Chuyền sỏi, lộn cầu vòng, dẫn nước, chong chóng Biết phối hợp cử động bàn tay, ngón tay. 9 QH – ĐN - Bác Hồ Chồng đống chồng đe, Kéo Mo cau Rèn kỹ năng chạy, đuổi bắt, sức nhanh, bền bỉ, sự khéo léo.Tinh thần tập thể 10 Trường tiểu học Tán u, Chuyền thẻ, nhảy dây Rèn luyện cho trẻ kỹ năng, nhảy, di động. Hình thành sức bật cùng sự khéo léo. Khi đã lập được kế hoạch tôi thường xuyên bám sát kế hoạch để cho trẻ làm quen và rèn luyện cho trẻ. Đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát, trầm cảm, tôi luôn tìm cách để lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi. Bản thân luôn tự rèn luyện mình trong chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức kĩ năng và biết sáng tạo trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Kết quả: Tôi đã lựa chọn, sưu tầm được 36 trò chơi dân gian. Khi đã lựa chọn được theo các chủ đề, đã giúp tôi sử dụng các trò chơi dân gian không những dạy trẻ một cách hiệu quả mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức cho trẻ. Đồng thời, nhận ra những điều hợp lý, không hợp lý khi sử dụng nguyên bản các trò chơi dân gian khi dạy trẻ. Trẻ hào hứng tham gia các trò chơi dân gian mà tôi tổ chức. Trẻ nắm được cơ bản cách chơi, luật chơi của các trò chơi. 2.3.2. Khuyến khích trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi, chuẩn bị địa điểm, trang phục trước khi tổ chức các trò chơi dân gian. * Khuyến khích trẻ cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi, cho các trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian thường có những dụng cụ chơi đơn giản, dễ làm và dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Bên cạnh đó, trẻ ở lứa tuổi 5- 6 tuổi do tôi phụ trách vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng phong phú, nên trẻ rất thích thú với những nguyên liệu chơi, thích tìm kiếm các vật liệu khác nhau để làm đồ chơi phục vụ cho trò chơi của mình.Vì vậy, trong các giờ hoạt động góc hay sinh hoạt chiều, tôi tổ chức hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi dễ làm từ những nguyên vật liệu gần gũi như: Tre, cỏ, sỏi, bao tải, giấy, cành cây, lá cây, nứa, chai nhựa, vải vụnTrẻ rất hứng thú, tích cực hoạt động khi chơi những trò chơi có sử dụng đồ dùng do chính tay mình tạo ra. Việc làm đồ