Tiểu sử ca sĩ thanh tuyền là ai?

Thanh Tuyền tên thật là Phạm Như Mai, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1949, là ca sĩ nhạc vàng, nhạc quê hương Việt Nam và còn là ca sĩ hải ngoại. Chị lớn lên tại thành phố sương mù đến năm 17 tuổi mới về sống ở Sài Gòn, theo học tiếp tại trường Lê Văn Duyệt đến hết lớp 12.

Bạn đang xem: Ca sĩ thanh tuyền sinh năm bao nhiêu

Có khiếu về ca nhạc từ khi còn nhỏ, được sự chỉ dẫn căn bản về nhạc lý của người cậu và qua một số giờ học nhạc ở trường, Thanh Tuyền đã tích cực tham gia nhiều buổi văn nghệ do nhà trường tổ chức. Cũng chính vì vậy mà khi mới được hơn 10 tuổi – với ước vọng trở thành ca sĩ – Thanh Tuyền đã được mọi người gọi là “thần đồng”, sau khi đi dự thi giải “Thần Đồng” của Đà Lạt vào năm 59.

Và cô bé Như Mai đã chiếm được hàng đầu với nhạc phẩm: “Nắng Đẹp Miền Nam”. Từ đó giấc mộng ca sĩ nơi Thanh Tuyền càng lớn mạnh. Chị cho biết chị đã gặp được rất nhiều may mắn vì chỉ 3 tháng sau, vào mùa Hè 64, sau khi về đến Sài Gòn là tên tuổi chị đã được biết đến. Hãng đĩa nhạc Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã mời chị ký giao kèo độc quyền ngay sau khi chân ướt chân ráo từ Đà Lạt về. Chính nhạc sĩ Mạnh Phát có dịp được nghe chị hát ở Hội trường Hòa Bình Đà Lạt và ông đã chú ý ngay, sau này đã giới thiệu chị với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông.

Từ mùa hè năm 1964 cho đến đầu năm 1965, tên tuổi Thanh Tuyền nổi lên trên các đài phát thanh củaViệt Nam Cộng Hòa, một phần do giọng hát thiên phú, một phần do giám đốc hãng dĩa Continental là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã dồn mọi nỗ lực trong việc lăng xêdòng suối trong của Đà Lạtnày trên báo chí cũng như trên đài phát thanh, nên từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu người ta cũng nhắc nhở tới tên Thanh Tuyền nhưng rất ít được nhìn thấy tận mắt.Cô góp mặt lần đầu tiên trong một chương trình nhạc của nhạc sĩPhạm Mạnh Cươngtrên đài truyền hình và liên tục trong nhiều chương trình khác. Lúc đó khán thính giả mới biết đến hình ảnh của Thanh Tuyền.

Xem thêm: Ca Sĩ Đan Trường Sinh Năm Bao Nhiêu, Tiểu Sử Ca Sĩ Đan Trường

Tuy sớm nổi tiếng, nhưng Thanh Tuyền tự nhận biết tiếng hát của mình vào khoảng giữa thập niên 60 hãy còn non nớt. Năm sau, tức 1966, khi chị về cộng tác với hãng đĩa Asia [tức Sóng Nhạc] qua sự giới thiệu của bố nuôi là Mạnh Phát thì Thanh Tuyền mới thật sự “chín” với “Đà Lạt Hoàng Hôn” và “Nỗi Buồn Hoa Phượng”.Năm 19 tuổi, Thanh Tuyền mới bắt đầu vào hát tại các vũ trường. Đầu tiên là vũ trường Tự Do của ông Ngô Văn Cường. Sau đó một thời gian, chị sang cộng tác với chương trình Hoàng Thi Thơ tại vũ trường Maxim’s.

Từ năm 1967 – 1968 Thanh Tuyền hát song ca cùng ca sĩ Chế Linh rất thành công đã trở thành một hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất vào thời gian đó và cho đến ngày nay vẫn được mọi người ngưỡng mộ. Hiện tượng này cũng được tạo dựng nên bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vào thời kỳ Chế Linh đang cộng tác với hãng đĩa Continemtal của ông. Đĩa nhạc đầu tiên trong đó có nhạc phẩm “Hái trộm hoa rừng” của Trương Hoàng Xuân được tung ra thị trường và trở thành “ăn khách” một cách không ngờ. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác để mời Thanh Tuyền-Chế Linh hát cặp.

Thanh Tuyền có tất cả 4 người con đều thích âm nhạc, trong số đó chỉ có Shayla theo nghiệp của mẹ. Con trai cả của chị hiện đang phục vụ trong binh chủng Không Quân Hoa Kỳ và đã thành hôn với nữ nghệ sĩ nổi tiếng Ngọc Huyền từ vài năm nay. Còn người chị kế Shayla hiện đang hành nghề dược sĩ. Trong khi người con trai út năm nay 26 tuổi đang theo học bác sĩ chuyên khoa mắt.

Trải qua gần 45 năm đi hát, giọng hát của Thanh Tuyền hiện nay tại hải ngoại vẫn như một dòng suối trong ngọt ngào của Đà Lạt ngày nào đối với những người yêu nhạc.Hiện nay, Thanh Tuyền vẫn là ca sĩ đắt show nhất nhì trong dòng nhạc của mình ở hải ngoại, có lẽ cũng nhờ biết giữ gìn chữ Tín của mình theo cách đó.

Thanh Tuyền là một trong số rất ít ca sĩ sau nhiều năm vẫn giữ được chỗ đứng trong lòng khán giả ái mộ. Không chỉ có lớp khán giả trung niên dành cho Thanh Tuyền nhiều ưu ái, mà lớp khán giả thuộc thế hệ sau cũng ưa thích.

Ca sĩ Thanh Tuyền tên thật là Phạm Như Mai, là một ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam từ thập niêm 1960 đến nay. Thanh Tuyền cũng  là một trong những ba tiếng hát trụ cột của trung tâm ASIA cùng với Thanh Thúy, Hoàng Oanh ngoài ra cô còn cộng tác thường xuyên với trung tâm Thúy Nga, Làng Văn. Thanh Tuyền sinh trưởng trong gia đình có 16 người anh chị em, cô là chị Hai. Gia đình cô còn có người em là ca sĩ Sơn Tuyền nhưng vì sinh trưởng sau và thu âm “hụt” bài Má hồng Đà Lạt bên hãng dĩa Continental nên sau khi qua hải ngoại Sơn Tuyền mới bắt đầu thành danh.

“Tôi hát như thể ngày mai sẽ không được hát nữa. Tôi muốn hát đến hơi thở cuối cùng và nếu còn được hát nữa thì tôi vẫn cứ hát”.

Hiện tại Ca sĩ Thanh Tuyền có tất cả bốn người con, chỉ có Shayla theo nghề ca sĩ. Con trai đầu làm trong quân đội Mỹ, là chồng của nữ ca sĩ – nghệ sĩ cải lương Ngọc Huyền. Cô sống với phu quân ở Houston và Austin.

Tiếng hát của nữ danh ca Thanh Tuyền tựa như dòng suối trong chảy dài suốt mọi vùng miền của kí ức, của kỉ niệm và tới hôm nay tiếng hát ấy vẫn là dòng suối ghi dấu trong chúng ta những ca khúc như Dấu chân kỉ niệm, Nỗi buồn hoa phượng, Chiều mưa biên giới.

Thanh Tuyền sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt – Đà Lạt xưa, nơi con người và thiên nhiên chân chất, hiền lành. Từ mùa hè 1964 đến đầu năm 1965, khi lên Sài Gòn, cô nhận được sự dìu dắt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ca sĩ nhạc sĩ Mạnh Phát và ca sĩ Minh Diệu.

Có một kỷ niệm được cô chia sẻ như sau : Ngày xưa khi cô đi ra sở thú chụp hình thì ông chủ tiệm Viễn Kính ra hỏi sao không đánh môi son, cô nói được rồi đâu có gì đâu, thế là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phải đi vô thương xá Nguyễn Huệ mua cho cây son và chạy xe jeep mang ra cho cô tô son rồi mới chụp hình.

Thanh Tuyền trong một lần trình diễn trên sân khấu.

Thanh Tuyền sớm cộng tác với những phòng trà Quốc Tế khi còn nhỏ, đến năm 18 tuổi mới bắt đầu đi hát ở những vũ trường nổi tiếng nhu Đại vũ trường Maxim của Hoàng Thi Thơ, Tự Do. Cô hát rất khỏe, mỗi phòng trà hát chừng 15 phút nhưng có khi phải đi chạy show tận 6 phòng trà trong 1 đêm.

Khi Thanh Tuyền về cộng tác với hãng đĩa Asia Sóng Nhạc thì cô mới thật sự vút cao với Đà Lạt hoàng hôn và nhất là Nỗi buồn hoa phượng. Bản nhạc Nỗi buồn hoa phượng được nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác dựa trên một mối tình với một cô bạn cùng lớp, sau khi đưa cho Thanh Tuyền hát trên sóng phát thanh đã tạo hiệu ứng rất dữ dội mang lợi tức to lớn về cho hãng dĩa. Lúc đó giám đốc hãng dĩa Asia Sóng Nhạc là ông Nguyễn Tất Oanh mới bảo là : Nổi tiếng rồi nên đi hát phải đi xe hơi.

Nhắc đến Hoành Oanh – một nữ danh ca cùng thời với Thanh Tuyền và cùng hát chung cho hãng dĩa Sóng Nhạc, cả hai chơi rất thân dù tính tình lại trái ngược với nhau, mỗi lần Hoàng Oanh hát , Thanh Tuyền vẫn hay đứng sau bức màn sân khấu động viên cho cô.

Cô có chơi chung với tổng giám đốc của Thúy Nga, nhận thấy thị trường chưa có ai hát nhạc solo cả, nên trung tâm đột phá làm album tiếng hát Thanh Tuyền chỉ để giải trí và mướn mặt bằng bán ở ngoài 12D Công Lý nhưng cuốn này bán vô cùng chạy, việc này làm nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phật lòng Thanh Tuyền vì lúc trước nhận lời hát độc quyền cho hãng dĩa của nhạc sĩ. Sau đó Thanh Tuyền có tự sản xuất cuốn Rừng lá thấp – Tiếng hát Thanh Tuyền số 2 bán cho hãng dĩa Việt Nam, sau đó nhờ hãng dĩa Việt Nam mới làm cuốn Thuyền không bến đỗ – Tiếng hát Thanh Tuyền 3.

Ngoài giọng ca tuyệt vời, Thanh Tuyền còn biết xướng vọng cổ từ thời thiếu nữ, lúc trước khi đợi đến lượt thâu thanh, cô Thanh Tuyền ngồi nghe những ca sĩ vọng cổ nên đã ngồi hát theo, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và Mạnh Phát lúc đấy cảm thấy chất giọng tốt nên đưa Thanh Tuyền đi tầm sư nhạc sĩ Viễn Châu nhằm mục đích thay đổi phong cách trình diễn sang tân cổ giao duyên, và đi thâu âm cô vẫn phải nhờ nhạc sĩ bắt nhịp nhưng vẫn bán được rất nhiều đĩa.

Từ những năm 1967-1968 cặp đôi Chế Linh – Thanh Tuyền bắt đầu kết hợp với nhau nhờ bài Hái Hoa Rừng Cho Em của Trương Hoàng Xuân, từ đó tạo nên những “cơn sốt song ca” với các bài hát như: Tình bơ vơ, Phút cuối, Con đường xưa em đi.

Vào ngày 1/9/2019, trung tâm Thúy Nga Để đánh dấu 55 Năm Kỷ Niệm Tiếng Hát Thanh Tuyền đã tổ chức một buối ghi hình trực tiếp với chủ đề Thanh Tuyền – Một đời cho âm nhạc. Theo lời cô phát biểu, việc này giống như là một giấc mơ mà bất cứ nghệ sĩ nào cũng đều mong ước, vì việc bán đĩa so với tình hình bây giờ thì không còn quá bùng nổ như ngày xưa nữa nên mỗi khi có dịp, cô đều thầm cảm ơn cuộc đời đã cho cô hết thảy những may mắn như thế này. Trong cuốn băng Rừng lá thấp mà vẫn còn lưu giữ trong kệ dĩa của nhiều người, Thanh Tuyền có xướng một đoạn “Dòng máu này còn chảy trong tim, ân tình này chưa phải theo kỉ niệm, hơi thở này còn thì tiếng hát Thanh Tuyền còn mãi vang xa”, câu nói đó thể hiện đúng với cuộc đời của cô, tiếng hát này gắn với vận mệnh nổi trôi của đất nước, giữa thời chiến loạn.

Sau cái video Thanh Tuyền – Một đời cho âm nhạc này tôi chắc chắn sẽ không bao giờ quay thêm được hoàn thiện cuốn video nào về cuộc đời âm nhạc của tôi nữa.

Thanh Tuyền và con dâu Ngọc Huyền

Ngoài ra cô còn nhắc đến con gái và con dâu của mình trong đêm diễn này, Shayla đã bỏ hết công việc để đến tập diễn với mẹ và sẽ hát bài hát do chính Shayla sáng tác. Vốn đã có năng khiếu về nhạc lý cộng thêm ảnh hưởng từ người mẹ, người dì nên đã sớm được Thanh Tuyền đưa qua trung tâm Asia cộng tác. Con dâu Ngọc Huyền cũng góp mặt trong chương trình này

Ngọc Huyền rất là đam mê, chết sống ở trong nghề, những năm vừa qua nó có nhiều cái không vui nhưng mà Ngọc Huyền rất hào hứng khi góp mặt trong chương trình của cô. Ngọc Huyền hứa sẽ làm một bài nhạc tân cổ để đời.

Kể về kỉ niệm với con dâu, Thanh Tuyền nói khi vừa giới thiệu Ngọc Huyền cho Asia, giám đốc trung tâm đã sớm từ chối vì lý do thấy không hợp. Nhưng vì Thanh Tuyền vẫn mong muốn hát cùng con dâu, nên Trúc Hồ và Diệu Uyên đã dời màn tân nhạc của Thanh Tuyền thay vào đó là màn tân cổ giao duyên và chủ đề là mẹ – con để Thanh Tuyền được hát với Ngọc Huyền. Chỉ trong vòng 2 ngày, Ngọc Huyền đã biên soạn được bài nhạc Mẹ chồng – Nàng dâu với tình cảnh cô dâu xa xứ, quay ở San Jose, sau sự kiện đó Ngọc Huyền đã gắn bó rất nhiều với trung tâm Asia.

Thiên Giang.

Video liên quan

Chủ Đề