Tín ngưỡng này được thể hiện như thế nào trong đời sống

Tín ngưỡng này được thể hiện như thế nào trong đời sống

Người Ba Na thường làm một số nghi thức để đoán ý của thần linh về công việc đang định làm sẽ mang lại điều dữ hay lành.

Trước hết, người Ba Na tin rằng con người là một giống hữu sinh hữu tử, sống là ở tạm trên trần gian, chết mới thật được về nơi nhất định. Vì vậy, sống là phải có mục đích, phải mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho người thân, làm sao mình có thể đạt được điều tốt nhất trong hiện tại... Những hạnh phúc đó không những được thụ hưởng ở thế giới này mà còn có thể đem đi hưởng thụ ở đời sống mai sau.

Tuy nhiên, lòng mong muốn của con người là vậy nhưng mà sức lực có hạn. Cho nên muốn đạt được mục đích trên, người Ba Na phải trông cậy vào những đấng siêu nhiên (Yàng) có quyền phép để có thể nhờ họ phù hộ cho mình từ lúc còn là hình hài trong bào thai đến lúc được sinh ra, lớn lên... và rồi đi về cõi Mang Lung.

Vì những lẽ đó mà mới có những cuộc giao tế mật thiết giữa người và thần. Người và thần là hai thế giới khác nhau nên không thể theo lối thông thường mà giao cảm hết được nên mới sinh ra những tục thờ cúng, cách cầu khấn, nguyện hứa, báo mộng, báo điềm tốt xấu... Đó là sợi giây vô hình để liên lạc giữa đôi bên. Qua đó người Ba Na có những tiên liệu và phòng bị cho cuộc sống của họ được như mong muốn hơn.

Tín ngưỡng này được thể hiện như thế nào trong đời sống

Trong Lễ Ét đông người Ba Na đã ngầm bỏ một số hạt gạo dưới đáy ghè, sau lễ họ sẽ đếm lại số hạt gạo đó để đoán sự lành dữ của gia đình mình trong năm mới.

Để biết được trước những điều lành, dữ khi làm một điều gì quan trọng, người Ba Na cũng có cách bói keo hoặc xin keo mà hỏi: Họ sẽ giết thịt một con gà, sau khi dâng gà cúng thần linh, họ sẽ cầu và nói trước với thần về việc hệ trọng sắp làm và mong thần chỉ dẫn. Họ lấy xương lưỡi của gà (xương này gồm ba cái, để đấu lại với nhau thành hình mỏ neo). Nếu cái xương ở giữa cong xuống họ tin là thần báo hiệu điều tốt cho mình, ngược lại nếu xương ấy cong lên thì là điều xấu. Vì thế nếu muốn làm việc gì hệ trọng họ cũng để lùi lại vào một thời gian khác khi thấy thuận tiện hơn.

Việc lập làng là việc rất hệ trọng nên phải được xem xét kĩ lưỡng. Để biết được thần linh có đồng ý cho lập làng trên vùng đất đã định hay không, họ lấy ba miếng bùa (là những vật mà họ tin là rất linh thiêng, được truyền từ đời tổ tiên ông bà) tung lên phần đất đã chọn và khấn: "nếu phần đất này tốt, lập làng được thì xin cho sấp hai, ngửa một", khi bùa thiêng rớt xuống nếu y như lời khấn thì họ tin là thần đã báo hiệu có thể lập làng sống lâu dài được. Nếu ngược lại thì họ bỏ mảng đất ấy đi kiếm một vùng đất khác. Bói xin keo này cũng được sử dụng trong việc xét xử những người vi phạm luật tục nghiêm trọng của làng trước kia.

Với việc xây dựng một nhà rông mới, người Ba Na cũng có niềm tin đặc biệt vào sự chỉ lối của đấng siêu nhiên như đặt những hạt gạo trong một cái bát úp hoặc một miếng lồ ô chẻ đôi rồi úp xuống vị trí định xây nhà rông. Nếu sau 3 ngày, những hạt gạo còn nguyên không mất hoặc dư hạt nào thì họ mới tiến hành xây dựng còn nếu ngược lại thì họ hoãn lại chờ đến dịp sau. 

Nếu khi đi ra khỏi nhà để làm những việc quan trọng như phát rẫy, kiếm đất lập làng... nếu gặp chim báo chao bay từ bên phải qua bên trái (bay tới mình) hoặc bay từ sau ra trước (kéo mình đi) là điềm tốt. Trái lại bay từ trái qua phải hay bay tránh mình hoặc bay từ trước ra sau (chận đường) thì là điềm xấu. Nếu nghe chim kêu hai bên phải hoặc trái của mình đều là điềm tốt còn kêu ở đằng sau hoặc đằng trước thì là điềm xấu vì kêu trước mình là chận đường còn kêu sau mình là gọi trở lại.

 

Tín ngưỡng này được thể hiện như thế nào trong đời sống

Nghe tiếng Chim gõ kiến kêu người thợ săn sẽ

 đoán được mức độ săn bắt của mình ngày hôm đó.

Đi săn mà nghe được tiếng Chim gõ kiến kêu liền tiếng là mình có thể được vật săn lớn, còn nghe kêu nhỏ mà chậm thì sẽ được con vật nhỏ hoặc đi về tay không. Đi buôn mà gặp được hai con chim dâu miệng lại cắn nhau là tốt vì mình nói ra sẽ có kẻ khác nghe mình. Nhưng nếu đi đường mà gặp những con vật chết thì họ sẽ cảm thấy không vui lắm vì lo ngại sẽ có những chuyện không may xảy ra. Khi đi phát rẫy, mới chặt vài lát mà nghe con mang kêu là điềm xấu, họ nghĩ chắc thần không cho mình làm rẫy chỗ đó, không nghe cả là tốt.

Ngoài ra người Ba Na còn rất chú ý những điềm báo (điềm triệu). Họ tin đây là dấu hiệu hoặc tự nhiên hoặc vì người hỏi mà thần dùng để tin cho người biết điều lành mà làm, điều dữ mà tránh: Những điềm báo kì dị như gà 3 chân, gà đẻ trứng mềm và những việc quái lạ như gà mái gáy, gà trống đạp mái trên sàn nhà, heo cạp máng...đều là những điềm không lành. Nhà ai có những điềm ấy thì phải làm thịt ngay nếu không thì nhà đó sẽ có nhiều chuyện xảy ra không tốt.

Lại có khi thần báo mộng cho người biết qua giấc chiêm bao khi ngủ: Nếu trong đêm người Ba Na mơ thấy điều gì, thức dậy họ cố đoán cho biết thần muốn báo tin gì cho mình. Không đoán được thì phải nhờ thầy cúng hoặc những người nào có thể hiểu và giải được những điềm báo mộng đó để giúp mình lý giải ý Thần linh muốn báo tin gì qua điều mơ thấy. Chẳng hạn như: Mơ thấy nước sông tràn bờ (lúa nhiều không đủ chỗ để) hay mơ thấy một cây đa to có rất nhiều cành (người đến mua lúa của mình đông như chim nằm trên cành đa). Đi buôn được lợi thì mơ thấy mình câu được cá tràu, ca trê (cá tràu là trâu, cá trê là bò của thần) v.v. Thấy được chiêm bao lành thì người Ba Na giâú kín không dám cho ai biết vì sợ sẽ gặp người chơtâm chơ tu (là người bị ô uế về tinh thần) thì thần sẽ sinh gớm không cho điềm lành ứng nghiệm nữa. Còn nếu mơ điều dữ, lập tức sáng hôm sau họ lấy chổi đập vào bậu cửa (là cái xấu xa, ô uế vì có nhiều người bước qua) và nói: xin đừng cho chiêm bao ứng nghiệm, hãy cho nó xấu xa như cái bậu cửa này, theo họ khi nghe thấy thế thần linh sẽ thấy gớm mà không thực hiện cái điềm dữ ra nữa….

Những tín ngưỡng nêu trên được người Ba Na dựa vào đấy để lý giải những sự vật, hiện tượng của tự nhiên cũng như muốn liên kết với thế giới siêu nhiên mà ngày thường trong thâm tâm mỗi người dân mong muốn được khám phá từ xưa cho đến nay, và càng ngày những tín ngưỡng trên lại càng được làm phong phú thêm trong cuộc sống của mỗi cá nhân, cộng đồng và dân tộc mình. Thông qua những “điều lành dữ” này, con người có thể sẽ có thêm quyết tâm, động lực để thực hiện phần việc quan trọng của mình (của cộng đồng) nếu tốt còn sẽ hành động cẩn trọng hơn nếu điều đó là ngược lại.

Tường Lam

Tín ngưỡng này được thể hiện như thế nào trong đời sống

“Xin chào luật sư. Theo quy định hiện nay, tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng? Quyền tự do tín ngưỡng được quy định ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

Nội dung tư vấn

Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã giải thích cụ thể tín ngưỡng là gì? Theo đó, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tín ngưỡng ở Việt Nam mang các đặc trưng sau đây:

– Tín ngưỡng phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của con người và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

– Mỗi tín ngưỡng mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, góp phần tạo nên nét đẹp cho nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc.

 – Vấn đề tín ngưỡng là vấn đề rất nhạy cảm, thường bị các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng để gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Tín ngưỡng này được thể hiện như thế nào trong đời sống
Tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, cụ thể:

  • Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Không chỉ đưa ra định nghĩa về tín ngưỡng là gì, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 còn liệt kê cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tại Điều 5 của Luật này như sau:

– Phân biệt đối xử, kỳ thị người khác vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

– Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào đó.

– Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

– Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo nhằm mục đích:

  • Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường.
  • Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
  • Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
  • Chia rẽ dân tộc; tôn giáo; những người theo và không theo tín ngưỡng, tôn giáo; những người theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

– Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để trục lợi.

Tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ xa xưa trong lịch sử, trên cơ sở tư duy trực quan, cảm tính của cư dân nông nghiệp trước sự sinh sôi để duy trì sự sống của con người, sự sống của cây trồng, vật nuôi. Họ nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái các hiện vật, các hiện thực đó như thần thánh. Như vậy, bản chất của tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng cầu sự sinh sôi nảy nở và sự no đủ.

Tín ngưỡng phồn thực đã từng tồn tại suốt chiều dài của lịch sử, dưới hai dạng biểu hiện là thờ cơ quan sinh dục nam, nữ được coi là thờ sinh thực khí (sinh là đẻ, thực là nảy nở, khí là công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó rất phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới.

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt có gốc sống bằng nghề trồng lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt, việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên đã dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng đó là tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm trọng nữ, và trong tín ngưỡng là tình trạng nữ thần chiếm ưu thế. Vì vậy tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.

  • Thờ Tam phủ, Tứ phủ
  • Thờ tứ pháp
  • Thờ động vật thực vật

Tín ngưỡng sùng bái con người

  • Hồn và vía
  • Tổ tiên
  • Thành Hoàng làng
  • Vua tổ
  • Tứ bất tử

Tín ngưỡng sùng bái thần linh

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
  • Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
  • Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
  • Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký làm lại giấy khai sinh; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Điểm khác biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng là gì?

Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. 

Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần có nghĩa vụ gì?

Theo Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nghĩa vụ thực hiện như sau:Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định ra sao?

Về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tín, tôn giáo của Nhà nước, theo Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:– Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.– Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.

– Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

0

FacebookTwitterPinterestEmail