Tính đến năm 2007 Liên minh châu Âu EU bao gồm bao nhiêu nước thành viên

/2017 đánh dấu một trang lịch sử mới của nước Anh khi Thủ tướng Anh chính thức kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để khởi động sự kiện Brexit, mở đường cho những cuộc đàm phán chưa từng có tiền lệ với Liên minh châu Âu (EU). Đây sẽ là lộ trình không hề đơn giản cho cả Anh và EU.

Điều 50 là điều khoản quan trọng để sự kiện Brexit diễn ra

Để chính thức bắt đầu tiến trình rời khỏi EU, Anh cần phải thực hiện Điều 50 của Hiệp ước Lisbon năm 2007, là một phần hiệp định của EU quy định thủ tục để một thành viên rời khỏi khối liên minh gồm 28 quốc gia. Theo ông John Kerr (Anh) - tác giả soạn thảo Điều 50 Hiệp ước Lisbon, điều ước này được viết ra nhằm ngăn cản một chính quyền độc tài lên nắm quyền trong EU, do có nhiều khả năng một chính quyền độc tài lên nắm quyền sẽ muốn rời EU.

Điều luật này gồm 5 khổ (có tổng 256 từ), quy định bất kỳ một quốc gia thành viên EU nào cũng có thể quyết định rút khỏi EU, đồng thời chỉ ra cách thức rời khỏi EU. Trong đa số các nước thành viên, để kích hoạt điều luật này, cần phải tổ chức trưng cầu dân ý hoặc được quốc hội bỏ phiếu. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của EU, Anh là quốc gia đầu tiên rời khỏi EU.

Theo Hiệp ước Lisbon, khi một nước thành viên muốn rời khỏi EU phải thông báo cho Hội đồng châu Âu (EC) gồm 28 lãnh đạo của các nước thành viên. Thỏa thuận rút khỏi EU phải được đại đa số (tối thiểu 72% trong số 27 quốc gia còn lại của EU, đại diện cho 65% dân số EU) chấp nhận, đồng thời phải được sự ủng hộ của các thành viên Nghị viện châu Âu (MEPs). Đồng thời, chỉ có nước thành viên có ý định rời khỏi EU mới có quyền quyết định thời gian đưa ra tuyên bố chính thức. Theo đó, quá trình Brexit sẽ kéo dài trong 2 năm để triển khai các cuộc đàm phán chính thức được bắt đầu ngay khi Anh chính thức thông báo cho EC. Điều này đồng nghĩa với việc Anh tiếp tục là thành viên EU ít nhất cho đến năm 2019.

Điều 50 Hiệp ước Lisbon cũng quy định một nước từng là thành viên EU có thể tìm cách tái gia nhập Liên minh theo các quy định của Điều 49. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với quá trình xét duyệt tư cách thành viên được thực hiện lại từ đầu. Như vậy, sau khi sự kiện Brexit diễn ra thì Anh vẫn có thể xin tái nhập Liên minh này.

Anh chính thức khởi động tiến trình rời khỏi EU

Thủ tướng Anh Theresa May đã kêu gọi người dân trong nước đoàn kết sau quyết định rời EU: "Anh sẽ rời khỏi EU. Đây là quyết tâm mạnh mẽ của tôi nhằm mang lại một thỏa thuận đúng đắn cho mọi người dân ở đất nước này, bao gồm cả các công dân EU đang sinh sống tại Anh - những người coi Anh là quê hương thứ hai của họ” và nhấn mạnh đây là thời khắc lịch sử. Cùng lúc đó, Đại sứ Anh tại Brussels, Tim Barrow giao bức thư có chữ ký của Thủ tướng Anh cho Chủ tịch EC Donald Tusk. Ngay khi bức thư được chấp nhận, Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon của EU đã chính thức được kích hoạt. Đồng thời, bản sao lá thư của bà May cũng được gửi đến các nhà lãnh đạo của 27 nước thành viên EU khác.

Sau khi Vương quốc Anh kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, EU cũng sẽ ra các tuyên bố và quyết định chính thức công nhận việc rời bỏ khối. Đây là chặng đường gian nan với các cuộc đàm phán trên mọi lĩnh vực bởi với 44 năm là thành viên của EU, Anh đã tham gia gần như trọn vẹn vào mọi thiết chế của Liên minh với các điều khoản ràng buộc chặt chẽ. Việc rút lui khỏi tất cả các ràng buộc pháp lý trên một cách hợp lý đòi hỏi các cuộc đàm phán chi tiết xoay quanh các vấn đề tài chính, thương mại, an ninh, khoản tiền bồi thường lên tới 60 tỷ EUR để sự kiện Brexit diễn ra và hàng loạt các vấn đề phức tạp khác. Tuy nhiên, hai vấn đề quan trọng nhất cần sự thảo luận kỹ lưỡng là mức độ tiếp cận của nước Anh vào khối thị trường chung và quyền tự do đi lại của công dân châu Âu vào Anh sau khi nước này ra khỏi EU. Thủ tướng Theresa May tuyên bố sẽ tìm kiếm khả năng tiếp cận thị trường châu Âu, nhưng nước Anh sẽ thiết lập các hiệp định thương mại tự do với các nước bên ngoài châu Âu. Đồng thời, Anh sẽ áp đặt giới hạn về nhập cư từ châu Âu.

Qua các tuyên bố, cả EU và Anh đều không cho thấy có sự nhượng bộ. EU quả quyết sẽ không có các nhượng bộ trong vấn đề thị trường chung nếu Anh ngăn không cho công dân châu Âu tự do đi lại vào Anh. Trong khi đó, Chính phủ của bà Theresa May lại khẳng định, sự kiện Brexit là phản ánh đòi hỏi của dân chúng Anh về việc cần thiết lập lại các đường biên giới và kiểm soát chặt việc nhập cảnh vào Anh. Đồng quan điểm, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng bày tỏ lập trường cứng rắn đối với các thỏa thuận sắp tới với Anh. Thái độ của Thủ tướng Đức Angela Merkel hay các nhà lãnh đạo châu Âu đối với nước Anh là điều dễ hiểu, bởi thứ nhất là do thái độ cứng rắn của Thủ tướng Anh Theresa May với EU. Trong phát biểu hồi tháng 01/2017 về chiến lược tiến hành sự kiện Brexit, bà May đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về “Brexit cứng”, bao gồm việc không chấp nhận quy chế cho phép lao động EU tự do đi lại, không chấp nhận đóng góp bắt buộc vào ngân sách EU, không chấp nhận để Tòa án Công lý EU giám sát Anh và Anh được phép quyết định mối quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. Các quan chức Anh cũng đe dọa sẽ “trả đũa” nếu châu Âu chèn ép Anh (như ý định biến London thành một “thiên đường thuế” ngay tại châu Âu).

Ngày 30/3/2017, Bộ trưởng Anh phụ trách các vấn đề liên quan đến sự kiện Brexit, David Davis cũng khẳng định, Anh sẽ không thanh toán khoản bồi thường như phần đảm bảo các cam kết hiện có của nước này. Việc có thái độ cứng rắn với nước Anh trong sự kiện Brexit là một chiến lược để EU cảnh cáo các nước khác có ý định ra khỏi khối, đồng thời siết chặt lại đội ngũ. Ngoài ra, EU đang trong giai đoạn khó khăn khi phải đối mặt với nhiều vấn đề như khủng hoảng nhập cư, sự trỗi dậy của các đảng cực hữu nên cần thiết phải duy trì lập trường cứng rắn và đoàn kết đối với sự kiện Brexit, ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của khối.

Thực tế cho thấy từ khi sự kiện Brexit diễn ra, các nước thành viên EU, đặc biệt là những quốc gia dẫn đầu như: Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha… đã thể hiện sự nhất trí tương đối lớn về quan điểm và thái độ khi đàm phán với Anh. Quan điểm cứng rắn với Anh được đề cập công khai trong các tuyên bố chung, các nhận xét cá nhân, các báo cáo đánh giá của chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các đảng phái chính trị tại khắp các nước trong EU. Báo cáo chính sách mới của Đảng Dân chủ xã hội Đức - đảng cầm quyền hiện nay tại Đức đã nêu rõ quan điểm sẽ cứng rắn với Anh khi tiến hành đàm phán và kiên quyết không để Anh tiếp tục có quyền tham gia thị trường chung EU nếu như Anh không chấp thuận điều kiện tự do đi lại, làm việc của công dân các nước EU tại Anh như hiện nay. Đan Mạch cũng lên tiếng bất cứ sự nhượng bộ nào không đem lại lợi ích cho Đan Mạch thì nước này sẽ không chấp nhận thông qua. Theo kế hoạch, 27 nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị thượng định tại thủ đô Bratislava, Slovakia vào ngày 16/9/2017 để bàn về tương lai của EU thời kỳ hậu Brexit.

Chính phủ Anh sẽ có 2 năm đàm phán về các điều khoản để rời EU trước khi chính thức ra đi vào cuối tháng 3/2019. Kết quả của cuộc đàm phán sẽ định hướng tương lai của nền kinh tế lớn thứ năm thế giới trị giá 2,6 nghìn tỷ USD của nước Anh. Theo đó, kết quả đàm phán thuận lợi sẽ hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế Anh tăng trưởng, ngược lại, Anh sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nếu chấp nhận "Brexit cứng".

Số thành viên của EU tính đến tháng năm 2007 là bao nhiêu nước?

Liên minh Châu Âu có bao nhiêu nước thành viên vào năm 2007. + Ban đầu, EU có 6 nước thành viên gồm: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. + Như vậy, đến năm 2007 EU có 27 nước thành viên.

EU có bao nhiêu nước?

Liên minh châu Âu (EU) gồm 28 nước có chủ quyền tham gia. Mỗi quốc gia thành viên là thành viên của hiệp ước thành lập của liên minh và do đó chia sẻ các đặc quyền và nghĩa vụ của tư cách thành viên.

EU là gì gồm những nước nào?

28 Quốc gia thành viên của EU bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh.

Tính đến năm 1999 Liên minh châu Âu EU có bao nhiêu thành viên?

Đáp án: B: Đến năm 1999 số nước thành viên của Liên minh châu Âu là 15 nước, bao gồm: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Ireland, Anh, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển.