Tình hình dịch ở bình dương hôm nay

Bình Dương là địa phương có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, bạn đã từng đến những điểm du lịch nào dưới đây?

  • Công viên Thành Phố mới Bình Dương

  • Làng tre Phú An

  • Khu du lịch Đại Nam

  • Vườn cây ăn trái Lái Thiêu

  • Cụm du lịch hồ Dầu Tiếng

  • Khu du lịch sinh thái Thủy Châu

  • Ý kiến khác

Chọn Bình Dương TP.Hồ Chí Minh Hà Nội Đà Nẵng Khánh Hòa Hải Phòng

GIA ĐÌNH Ẩm thực Làm đẹp Mái ấm Không gian đẹp

Tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, Bình Dương ghi nhận 239.728 ca mắc COVID-19; 2.503 ca tử vong và 233.959 bệnh nhân xuất viện. Theo số liệu thống kê từ CDC Bình Dương cho thấy, số ca mắc COVID-19 ở địa phương này có xu hướng tăng, nguy cơ bùng phát dịch ở một số địa phương. Hiện, ca mắc COVID-19 ở Bình Dương từ 700 đến 900 ca mỗi ngày.

Theo TS.BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, số ca mắc mới mỗi ngày trên địa bàn đang có xu hướng tăng nhẹ trở lại. Điều này cho thấy dịch bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ cao, diễn biến khó lường và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Do đó, người dân không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Người dân cần chủ động thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Dịch bệnh còn phức tạp, người dân chủ động phòng, chống không chủ quan, lơ là

Đối với người đang cách ly tập trung, cách ly tại nhà thực hiện nghiêm các quy định về cách ly, bảo vệ an toàn cho sức khỏe, tính mạng của bản thân, gia đình và cộng đồng.

TS.BS Nguyễn Hồng Chương đánh giá, mặc dù ca mắc COVID-19 ở địa phương có tăng nhưng đang trong mức “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Bình Dương có 91 xã, phường, thị trấn. Trong đó, ở cấp 1 nguy cơ thấp [bình thường mới] tương ứng với màu xanh có 28 xã, phường, thị trấn; cấp độ 2 nguy cơ trung bình [màu vàng] có 43 xã, phường, thị trấn và cấp độ 3 nguy cơ cao [màu cam] có 20 xã, phường, thị trấn.

“Ngoài tiêu chí về số ca mắc mới trong cộng đồng/số dân/thời gian thì 2 tiêu chí khác Bình Dương đã hoàn thành trong tháng 10 là tỷ lệ độ bao phủ vắc xin và bảo đảm khả năng thu dung, điều trị bệnh COVID-19, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương thông tin.

Xét nghiệm là then chốt để định lượng đưa ra giải pháp

Ngành y tế Bình Dương xác định xét nghiệm là khâu then chốt để phát hiện F0 ở đâu và đưa ra biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Trên cơ sở đó, 3 giải pháp xét nghiệm trong thời gian này được triển khai gồm: Xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, xét nghiệm tại cơ sở y tế và xét nghiệm trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan, đơn vị nhà nước.

Đối tượng thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ cho các địa bàn có nguy cơ cao, tập trung đông người [chợ, siêu thị, bến xe, nhà trọ, chung cư…] và đối tượng có nguy cơ [có biểu hiện sốt ho, khó thở, lái xe, giao hàng, bán vé số, hàng rong…].

Không chỉ định xét nghiệm đi lại với người dân, người tiêm đủ 2 liều vắc xin, 1 liều đủ 14 ngày hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng, chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ.

Người dân chủ động xét nghiệm để phát hiện sớm tránh lây nhiễm cho người khác

Ở khu vực có cấp độ 1 [nguy cơ thấp], địa phương lấy mẫu đại diện 5% hộ gia đình hoặc phòng trọ, chung cư; cấp độ 2 [nguy cơ trung bình] lấy 10% đại diện với định kỳ 2 tuần/1 lần. Riêng khu vực cấp độ 3, cấp độ 4 [nguy cơ cao và rất cao] lấy đại diện 20% hộ gia đình, khu nhà trọ và 100% đối tượng nguy cơ, tần suất 1 tuần/1 lần.

Tuy nhiên, với những người dân sinh sống tại các khu nhà trọ, chung cư hoặc đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài lấy mẫu tầm soát định kỳ, ngẫu nhiên tại nơi cư trú còn phải chấp hành lấy mẫu tại nơi làm việc.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan đơn vị phải thực hiện xét nghiệm định kỳ cho người lao động. Các địa phương có nguy cơ rất cao tiến hành xét nghiệm cho người lao động có nguy cơ cao [tổ trưởng tổ sản xuất, quản đốc phân xưởng, lãnh đạo công ty, lễ tân], người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp [suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh] xét nghiệm hằng tuần tối thiểu cho 20% người lao động và xét nghiệm hằng tuần cho toàn bộ người lao động.

Các địa bàn có nguy cơ cao và có nguy cơ xét nghiệm 2 tuần lần tối thiểu cho 5-10% người lao động và xét nghiệm 2 tuần lần cho toàn bộ người lao động. Đối với người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin hoặc 1 mũi nhưng ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh không thực hiện xét nghiệm, nếu có chỉ khuyến khích không bắt buộc. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về chất lượng test nhanh kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm.

Ngành y tế Bình Dương đánh giá, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn chủ yếu phát hiện trong khu phong tỏa, các đơn vị chủ động xét nghiệm định kỳ. Hiện, địa phương này còn 503 điểm, khu vực phong tỏa với 19.679 người. Đến nay, Bình Dương đã tiêm 4.105.964 liều/4.601.390 liều vắc xin được phân bổ [2.389.689 liều mũi 1 và 1.716.275 liều mũi 2]; đã tiêm 75.900 liều vắc xin Pfizer cho trẻ em từ 15-17 tuổi.

Ngày 24/8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho hay, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh này đang có xu hướng gia tăng, do xuất hiện các biến thể phụ của Omicron có khả năng lây lan nhanh. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Bình Dương đã ghi nhận 93.720 ca mắc COVID-19, có 20 trường hợp nhiễm biến thể phụ của Omicron. Riêng từ đầu tháng 8 đến nay, Bình Dương ghi nhận khoảng 500 ca được công bố, ngoài ra có nhiều ca không khai báo, tự điều trị tại nhà.

Đáng nói, số ca mắc cần điều trị tại bệnh viện đang có xu hướng gia tăng. Chỉ tính riêng từ đầu tháng 8 đến nay có 72 ca phải nhập viện, trong đó có 1 trường hợp tử vong, 11 trường hợp điều trị tầng 3 [tầng F0 nặng và nguy kịch].

Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp, nguy cơ đại dịch bùng phát trở lại, Bình Dương đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch. Một lần nữa, Bình Dương yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc để ứng phó với dịch bệnh.

Ngành y tế Bình Dương đề nghị người dân chủ động tiêm phòng COVID-19 để đảm bảo sức khỏe

Tỉnh Bình Dương hiện đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn; trong đó chú trọng bao phủ vắc xin cho học sinh, sinh viên để bước vào năm học mới an toàn cho các em.

Tính đến ngày 22/8, Bình Dương đã triển khai tiêm được 7.274.883 liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó mũi 1: 2.807.323 liều, mũi 2: 2.417.716 liều, mũi 3: 1.733.424 liều và mũi 4: 316.420 liều.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành y tế tỉnh Bình Dương, việc thực hiện tiêm chủng phòng COVID-19 đang gặp trở ngại do người dân lơ là, ít mặn mà tiêm phòng vì nghĩ đại dịch đã qua đi.

Việc người dân đi tiêm với số lượng ít dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực được huy động, bố trí tại các điểm tiêm. Mặt khác, số lượng vắc xin nhận về nguy cơ hết hạn, trong khi nếu nhận số lượng ít xảy ra tình trạng thiếu, phải chờ đợi.

“Một bộ phận người dân thụ động, chờ đến lúc nguy nan mới đi tiêm phòng dẫn đến tình trạng ồ ạt cùng một lúc, ảnh hưởng công tác tiêm chủng. Thực tế đã chứng minh hiệu quả của vắc xin, do đó người dân cần nắm bắt cơ hội”, đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Dương chia sẻ.

Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, ngành y tế xác định nhiệm vụ tiêm vắc xin đủ liều và liều nhắc lại cho tất cả các đối tượng được đặt lên hàng đầu. Cũng theo ông Chương, ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với biến thể mới, phương án thu dung điều trị ca mắc COVID-19, bố trí phương tiện, vật tư y tế, thuốc men để có thể đáp ứng tình huống dịch bệnh, đặc biệt các bệnh nhân nặng tại tầng 2, tầng 3.

Để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Bình Dương đề nghị mỗi địa phương căn cứ số ca mắc trên địa bàn, chuẩn bị sẵn sàng một số khu vực cách ly y tế. Mỗi bệnh viện, phòng khám đa khoa [kể cả công lập, ngoài công lập và y tế ngành] bố trí từ 5-10% số giường kế hoạch, sẵn sàng tiếp nhận cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19.

Thực hiện xét nghiệm, khám sàng lọc, phân luồng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường công tác tập huấn, chuẩn bị sẵn sàng thuốc men, vật tư, trang thiết bị, thực hiện công tác chuyển viện an toàn bệnh nhân nặng lên tuyến trên kịp thời để hạn chế tử vong.

Bên cạnh đó, tổ chức tiếp nhận, phân bổ vắc xin, tổ chức các điểm tiêm chủng vắc xin COVID-19 kịp thời, theo quy định. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm vận động, huy động người dân đến các điểm tiêm chủng vắc xin.

Video liên quan

Chủ Đề