Trẻ dưới 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần năm 2024

Chào bác sỹ! Bác sỹ cho em hỏi bé nhà e bé gái sinh 39 tuần nặng 3.2kg sức khỏe bình thường. Bé bú mẹ và bú bình thường. Từ lúc sinh đến nay 20 ngày bé mỗi lần đi ị rất khó khăn, phải rặm nhiều khóc lóc mà mỗi lần rặn ị cũng chỉ són đc tí, phân nhiều nước ít cái [cái có mài vàng và thi thoảng có màu xanh nhạt]. Bé rặn ị hậu môn mở phải rất to và nhô cả phần thịt đỏ bên trong hậu môn cảm giác rất rát. Bé rặn ị khó khăn mỗi lần phụt ra thì rất mạnh ít cái và nhiều nước nhưng cũng chỉ són dc tí. Một lúc sau lại rặn. Nhiều khi vừa thay bỉm xong bé lại rặn dc ít cứ thế lúc nào bỉm cũng ẩm ướt làm bé khó chịu và rặn nhiều đau hậu môn khó chịu. Bác sỹ cho em hỏi vậy là bé nhà em bị sao vâyh ạ? Vì bé dc ít ngày em chưa muốn đi bệnh viện khám cho bé. Mong bác sỹ giúp đỡ Em cảm ơn

Trả lời

Chào bạn, bạn cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn như vậy là rất tốt. Bú sữa mẹ bé sẽ đi tiêu phân sệt và nhiều lần trong ngày hơn [có thể đến 10 lần]. Để phân của bé đẹp hơn, bạn hãy vắt bỏ chút sữa đầu [sữa khi bắt đầu bú chủ yếu là nước đường], mà cho bé bú sữa sau để chất lượng sữa đậm đặc hơn. Cho bú hết một bên vú rồi mới qua vú bên kia. Không nên chỉ bú được nửa vú này rồi lại qua nửa vú kia.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy là một trong những hiện tượng rất phổ biến hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó mà các mẹ cần phải nắm rõ kiến thức liên quan đến vấn đề này để có biện pháp xử lý đúng cách, kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho con.

1. Vì sao trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy? Có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy không phải là hiện tượng xa lạ tuy nhiên các bậc phụ huynh tuyệt đối không chủ quan vì có thể để lại những hậu quả khó lường.

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Những nguyên nhân khiến bé dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy mà các bậc cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc con là:

  • Vi khuẩn, virus như Rotavirus, E.Coli, Shigella,... là những tác nhân gây tiêu chảy ở trẻ phổ biến do sức đề kháng của bé dưới 1 tháng tuổi rất kém nên chúng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
  • Các loại ký sinh trùng như Giardia, Cryptosporidium,... cũng có thể khiến trẻ dưới 1 tháng bị tiêu chảy.
  • Trẻ đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, đặc biệt là trường hợp uống kháng sinh kéo dài gây ảnh hưởng đến lợi khuẩn đường ruột.
  • Sữa mẹ hay sữa công thức không đạt tiêu chuẩn hoặc không phù hợp hệ tiêu hóa trẻ cũng có thể dẫn đến tiêu chảy.
  • Môi trường vệ sinh không đảm bảo, không gian xung quanh trẻ hoặc vú mẹ không được giữ sạch sẽ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy với bé 1 tháng tuổi.
  • Bên cạnh đó, hội chứng kích thích ruột, dị ứng thực phẩm,... cũng có thể là nguyên nhân không thể bỏ qua gây tiêu chảy ở trẻ.

Vi khuẩn E.Coli có thể là lý dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trẻ dưới 1 tháng tuổi tiêu chảy có nguy hiểm không?

Không ít người cho rằng tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở bất kỳ trẻ nào nên dễ dàng chủ quan, xem nhẹ. Tuy nhiên, tiêu chảy kéo dài sẽ nguy cơ dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn chất điện giải.

Những trường hợp trẻ tiêu chảy do nhiễm khuẩn E.coli hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, nôn, mệt mỏi, quấy khóc nhiều, co giật,... nếu không được xử lý can thiệp sẽ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là tử vong.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ dẫn đến đi ngoài liên tục, phân thay đổi mà, mùi thối

2. Dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy

Khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tiêu chảy sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng giúp ba mẹ dễ dàng nhận biết. Khi đó, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng có biện pháp xử lý để bảo vệ sức khỏe con.

Dấu hiệu

Những dấu hiệu phổ biến khi trẻ dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy mà ba mẹ nào cũng cần phải biết là:

  • Số lần trẻ đi ngoài và lượng phân đều nhiều hơn bình thường, phân loãng và chứa nhiều nước, có sủi bọt.
  • Phân có màu vàng hoặc xanh, đôi khi còn lẫn máu, chất nhầy và có mùi tanh, thối rất khó chịu.
  • Tiêu chảy liên tục khiến trẻ bị mất nước, môi khô, khát nước liên tục, người mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc.
  • Trẻ sốt cao liên tục có thể dẫn đến tình trạng mắt lờ đờ, mệt mỏi, ngủ li bì hoặc có giật.
  • Mất nước còn có thể khiến trẻ đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.
  • Tình trạng nặng sẽ thấy mắt bé trùng, thóp sâu và da giảm độ đàn hồi.

Trẻ đau bụng sẽ thường xuyên quấy khóc, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, ngủ li bì

Cách xử lý

Khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, tìm nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, một số biện pháp hỗ trợ điều trị mà mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp bé bớt đau bụng và khó chịu là:

  • Nếu trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh lâu ngày thì cần hỏi ngay ý kiến bác sĩ có nên ngưng hay đổi kháng sinh khác hay không.
  • Cho bé bú thường xuyên và uống nước nhiều hơn bình thường để bù lại lượng nước mất. Chú ý không cho bé bú 1 lần quá no mà nên chia thành nhiều cử nhỏ để bé dễ chịu hơn.
  • Massage bụng thường xuyên để giúp bé giảm các cơn đau bụng, xoa hai lòng bàn tay để nóng rồi áp lên bụng bé. Điều này không chỉ giúp bé cải thiện tình trạng khó chịu bụng, đầy hơi, đi ngoài mà còn hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để cho trẻ uống men tiêu hóa hỗ trợ đường ruột.
  • Thay đổi sữa bột công thức đang dùng và đổi qua loại khác an toàn với hệ tiêu hóa của bé.
  • Giữ vệ sinh sẽ tất các dụng cụ ăn uống của trẻ, có thể ngâm với nước sôi trước khi dùng hoặc sau khi rửa sạch.
  • Giữ cơ thể bé luôn sạch sẽ, khô thoáng, chú ý các loại sữa tắm hoặc thảo dược an toàn và phù hợp với da trẻ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ vừa đảm bảo cân bằng dinh dưỡng vừa tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng.
  • Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc pha nước Oresol cho trẻ uống khi chưa có sự thăm khám hay chỉ định của bác sĩ.
  • Đặc biệt, ông bà xưa thường hay cho trẻ uống các loại nước lá hay sử dụng bài thuốc dân gian, điều này đôi khi sẽ khiến tình trạng trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, cha mẹ cần chú ý vấn đề này để đảm bảo sức khỏe cho con.

Cách tốt nhất là đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra

Cách tốt nhất là khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy thì đến ngay các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra. Tất cả các biện pháp can thiệp tại nhà nào thì mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh gây hại cho trẻ. Điều trị tiêu chảy sớm sẽ tránh được tình trạng mất nước hoặc sốt cao dẫn đến co giật, kiệt sức, ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Nếu các mẹ đang cần một địa chỉ uy tín để kiểm tra và điều trị khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy thì có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một cơ sở y tế uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ nhi khoa dày dặn kinh nghiệm kết hợp hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, hỗ trợ quá trình điều trị, xử lý nhanh chóng các vấn đề mà trẻ đang mắc phải.

Mẹ có thể gọi đến hotline: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ cũng như đặt lịch khám cho bé với bác sĩ chuyên khoa Nhi.

Chủ Đề