Triết lý kinh doanh của Viettel là gì

Trong kỷ nguyên của thời đại số, sức mạnh lớn nhất đến từ sự cộng hưởng. Bởi vậy, triết lý thương hiệu của Viettel cho giai đoạn phát triển tiếp theo là “Cộng hưởng tạo nên giá trị khác biệt”.

Trong giai đoạn phát triển thứ tư của mình, Viettel đặt ra mục tiêu tiên phong, chủ lực trong kiến tạo xã hội số ở Việt Nam

Hơn 15 năm qua, Viettel đã xác định cho mình sứ mệnh “Sáng tạo vì con người”. Với nhận diện thương hiệu là logo có ba màu vàng, xanh, trắng được cách điệu từ dấu ngoặc kép và câu slogan “Hãy nói theo cách của bạn” thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng và phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt, Viettel đã thực hiện 2 cuộc cách mạng.

Đó là cuộc cách mạng về phổ cập dịch vụ di động để mỗi người dân Việt Nam có một chiếc điện thoại di động và cuộc cách mạng phổ cập internet di động tốc độ cao để mỗi người dân Việt Nam có một chiếc điện thoại thông minh, có thể giải trí, học tập, làm việc và kiếm sống. Thành tựu này của Viettel đã giúp ghi tên Việt Nam trên bản đồ viễn thông thế giới là một trong những quốc gia có nền viễn thông phát triển nhanh nhất thế giới. 

Trong giai đoạn phát triển thứ tư của mình, Viettel đặt ra mục tiêu tiên phong, chủ lực trong kiến tạo xã hội số ở Việt Nam, với khát vọng đưa viễn thông, CNTT vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chuyển dịch từ một nhà khai thác viễn thông trở thành nhà cung cấp dịch vụ số. Viettel cũng mong muốn sẽ ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao năng lực thấu hiểu để ngày càng làm tốt hơn nữa việc phục vụ từng nhu cầu riêng biệt của khách hàng. 

Đây là những lý do chính để Viettel chủ động tái định vị thương hiệu như một lời cam kết sẽ sáng tạo hơn, quan tâm hơn để làm cuộc sống của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. 

Viettel hiểu rằng, trong kỷ nguyên của thời đại số, sức mạnh lớn nhất đến từ sự cộng hưởng. Bởi vậy, triết lý thương hiệu của Viettel cho giai đoạn phát triển tiếp theo là “Cộng hưởng tạo nên giá trị khác biệt”. Triết lý này được xây dựng trên cơ sở tiếp tục duy trì sứ mệnh “Sáng tạo vì con người” cùng ba giá trị cốt lõi được xác định là Quan tâm, Sáng tạo và Khát Khao. 

Với màu sắc nhận diện chủ đạo là màu đỏ. Viettel mong muốn thể hiện sức trẻ, sự đam mê, bản lĩnh tiên phong và khát khao sáng tạo với tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Logo của Viettel được lược bỏ chi tiết hình khối bao quanh, để mở ra không gian sáng tạo và cộng hưởng. Khối chữ được viết thường thể hiện sự gần gũi, thân thiện. Hình dấu ngoặc kép ở logo cũ được kế thừa và phát triển thành biểu tượng khung hội thoại điện tử, cách điệu thành dấu chấm trên chữ “i” – đại diện cho tinh thần của kỷ nguyên công nghệ. Slogan được xây dựng với cấu trúc mở “Theo cách của bạn” giúp Viettel truyền tải thông điệp Viettel luôn khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và thể hiện bản thân, cùng nhau để tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống. 

Đây là mục tiêu và cũng là lời hứa của Viettel để tiên phong kiến tạo một cuộc sống số, giống như cách Viettel đã làm với viễn thông - Viettel your way.

 PV

Để trở thành một trong những Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ lớn mạnh như hiện nay, Viettel đã xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược kinh doanh của Viettel trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Quân đội [Viettel]

Theo Wikipedia, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội [Viettel] là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989. Trụ sở chính của Viettel được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Viettel là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, internet; Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động; Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động,… Hiện Viettel là doanh nghiệp có tập khách hàng lớn nhất Việt Nam với hơn 70 triệu khách hàng.

Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di động Viettel Mobile. Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số.

Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD [234.500 tỷ VND]. Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.

Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

Ngày 17 tháng 01 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm.

Ngày 30 tháng 11 năm 2020, Viettel công bố chính thức khai trương kinh doanh thử nghiệm 5G, trở thành nhà mạng cung cấp sớm nhất 5G cho khách hàng sau thời gian phát sóng thử nghiệm về kỹ thuật. Trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, Viettel vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020, đạt tổng doanh thu hơn 264 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với 2019 và đạt 102,4% so với kế hoạch năm.

Phân tích mô hình SWOT của Viettel

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.

Xem Thêm: Những câu nói hay về cuộc sống

SWOT là viết tắt của 4 từ: Strengths [Điểm mạnh], Weaknesses [Điểm yếu], Opportunities [Cơ hội] và Threats [Thách thức] – là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Trong 4 yếu tố của mô hình SWOT, điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố để đánh giá nội bộ doanh nghiệp. Đối với 2 yếu tố này, doanh nghiệp có thể kiểm soát và thay đổi được. Thường các yếu tố này có liên quan tới hoạt động công ty, tài sản thuộc về doanh nghiệp, phát triển sản phẩm,…

Bên cạnh đó, 2 yếu tố còn lại là cơ hội và thách thức là các yếu tố tác động bên ngoài thường liên quan đến thị trường và mang tính vĩ mô. Doanh nghiệp có thể sẽ không thể kiểm soát được 2 yếu tố bên ngoài này. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt cơ hội, nhưng cũng phải quan tâm và đề phòng tới những thách thức từ bên ngoài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

>>Đọc chi tiết hơn về mô hình SWOT tại bài viết: Mô hình SWOT là gì & 7 bước phân tích SWOT

Đối với Viettel, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau.

Điểm mạnh [Strengths]

Về điểm mạnh trong chiến lược kinh doanh của Viettel, thương hiệu này có thể tận dụng những điểm mạnh nổi bật của mình như sau:

Sở hữu thị phần lớn

Hiện Viettel là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam, chiếm khoảng 44% thị phần.

Ở thị trường quốc tế Viettel đã phát triển cực kì mạnh mẽ ở ngoài biên giới chữ S như Campuchia, thậm chí là ở lục địa đen và châu Mỹ La Tinh: Ngày 7/9/2011 Natcom khai trương mạng viễn thông số ở Haiti. Ở Mozambique, Movitel của Viettel được mệnh danh là điều kì diệu của Châu Phi khi tạo ra cuộc cách mạng di động và giành tới 6 giải thưởng quốc tế.

Sở hữu nguồn vốn lớn

Viettel có nguồn lực tài chính hùng mạnh [vốn chủ sở hữu khoảng 50.000 tỷ đồng], hoạt động chủ yếu dựa trên vốn tự lực và ít phải vay ngân hàng.

Thương hiệu nổi tiếng

Hình ảnh thương hiệu cuối 2020 của Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông do VCCI phối hợp với công ty Life Media, AC Nielsen tổ chức được Brand Finance định giá thương hiệu Viettel lên tới 5,8 tỷ USD có thể nói là cao nhất trong lịch sử phát triển của tập đoàn và đứng số 1 tại Việt Nam.

Điểm yếu [Weaknesses]

Về điểm yếu, một số những điểm yếu chính mà Viettel cần khắc phục có thể được phân tích như sau.

Thiếu tính đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh

Xem Thêm: STT Cô Đơn Hay Nhất Chạm Đến Trái Tim Mọi Người

Mặc dù được đầu tư và mở rộng nhưng quy mô mạng lưới của Viettel nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, còn thiếu đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh dẫn đến những khó khăn trong vận hành, quản lý, năng suất lao động chưa cao ,cơ sở hạ tầng chưa hiện đại cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.

Cơ hội [Opportunities]

Đối với các cơ hội, Viettel có thể nắm bắt và tận dụng những cơ hội như sau.

Sự ủng hộ của chính phủ

Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực kinh tế mở rộng đầu tư hợp tác ra nước ngoài để mở rộng thị phần và từng bước thâm nhập thị trường quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

>> Đọc thêm: Thấy gì từ chiến lược thâm nhập thị trường của Viettel?

Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều

Ngành truyền thông tuy đã phát triển rất mạnh song vẫn còn rất nhiều cơ hội cho Viettel,đặc biệt ở một số nước chưa phát triển và có hợp tác mật thiết với Việt Nam như Lào, Campuchia.

Thách thức [Threats]

Bên cạnh những cơ hội, Viettel cũng cần có kế hoạch và giải pháp để đối mặt với những thách thức như:

Mức độ cạnh tranh cao

Viettel hiện phải đối mặt và chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước như Vinaphone, Mobifone,…

Nhu cầu về đa dạng dịch vụ chất, chất lượng ngày càng cao

Nhu cầu của khách hàng về sự đa dạng dịch vụ và chất lượng ngày càng cao, điều này đòi hỏi Viettel phải không ngừng cải tiến về chất lượng dịch vụ. Mặt khác, Viettel phải hạ giá để cạnh tranh chiếm thị phần, nhất là trong giai đoạn đầu khi xâm nhập vào một quốc gia khác.

Vấn đề phong tục tập quán của người dân cũng như những quy định pháp luật kinh doanh ở nước sở tại

Việc thích ứng và làm hài lòng khách hàng ở một quốc gia khác,đồng thời phải cạnh tranh với

những đối thủ đang hoạt động ở nước sở tại cũng là một thách thức vô cùng khó khăn khi xâm nhập ra nước ngoài.

Bảng phân tích SWOT của Viettel

Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức

  • Thương hiệu nổi tiếng
  • Sở hữu thị phần lớn
  • Sở hữu nguồn vốn lớn
  • Không linh động trong các hoạt động kinh doanh
  • Chưa đáp ứng tốt nhu cầu thay đổi của khách hàng
  • Thiếu tính đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh
  • Sự ủng hộ của chính phủ
  • Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều
  • Nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường
  • Nhu cầu về đa dạng dịch vụ chất, chất lượng ngày càng cao
  • Vấn đề phong tục tập quán của người dân cũng như những quy định pháp luật kinh doanh ở nước sở tại

Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Viettel

Trong lịch sử phát triển và hoạt động của mình, Viettel đã sở hữu được những thành tựu lớn như:

  • Top 15 doanh nghiệp viễn thông phát triển nhanh nhất thế giới,
  • Xếp thứ 28 trên top 150 nhà mạng có giá trị nhất thế giới, với giá trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD, đứng số 1 tại Đông Nam Á và thứ 9 tại Châu Á
  • Chứng nhận “Best in Test” từ Công ty đo kiểm viễn thông hàng đầu thế giới Umlaut 2020
  • Giải Bạc sản phẩm viễn thông mới xuất sắc nhất của giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2020 cho gói data siêu tốc ST15K
  • Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại các thị trường đang phát triển năm 2009 và Nhà cung cấp dịch vụ data di động tốt nhất Việt Nam – 2019 [Frost & Sullivan]
  • Giải bạc hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm“ trong hệ thống giải thưởng quốc tế Stevie Awards 2014 cho Dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc.

Xem Thêm: Ngẩn ngơ với 18 bài thơ về hoa ban – hương sắc dịu dàng tô điểm đất trời tháng 3

Để đạt được những thành công như hiện nay, Viettel đã xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả và thành công. Vậy chiến lược kinh doanh của Viettel là gì?

Triết lý kinh doanh của Viettel

Triết lý trong chiến lược kinh doanh của Viettel bao gồm 3 triết lý kinh doanh chính:

  • Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.
  • Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.
  • Đem những gì tốt nhất của Viettel ra nước ngoài. Viettel sinh ra từ khó khăn với tinh thần của người lính nên không ngại đi vào vùng có “địa tô” thấp.

Mục tiêu chiến lược kinh doanh của Viettel

Đối với mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình, Viettel đã đặt ra những mục tiêu chính như sau.

Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo kiến tạo xã hội số tại Việt Nam, đạt doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025, Viettel Telecom đặt ra mục tiêu duy trì vị trí số một về thị phần di động và cố định băng rộng tại Việt Nam, đến 2025 kết nối Internet băng rộng và siêu băng rộng phủ đến 100% hộ gia đình.

Bên cạnh đó, Viettel cũng đặt mục tiêu chuyển dịch Viettel Telecom thành một doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ khách hàng và trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam; tiên phong về công nghệ 5G và các hạ tầng đáp ứng cơ hội phát triển trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Viettel cũng có mục tiêu hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng doanh thu dịch vụ số tương đương với các nhà mạng trong khu vực và trên thế giới; tập trung sáng tạo sản phẩm dịch vụ; số hóa hoạt động bán hàng, lấy khách hàng làm trung tâm; đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý có chứng chỉ quốc tế về kinh doanh, quản lý, kỹ thuật và công nghệ thông tin.

Lợi thế cạnh tranh của Viettel

Để cạnh tranh trên thị trường một cách hiệu quả, Viettel đang sở hữu những lợi thế cạnh tranh chính như:

  • Tạo dựng sự khác biệt về sản phẩm: Với Viettel, sáng tạo là yếu tố sống còn. Những gói cước mà Viettel cung cấp ra thị trường như Tomato, Ciao đều thể hiện triết lý “Caring – Innovator” [Sẻ chia – Sáng tạo] và nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng.
  • Giá cước ưu đãi: Viettel đã cụ thể hóa mục tiêu đưa viễn thông đến cho mọi người dân Việt Nam bằng giá cước ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Luôn luôn lấy khách hàng làm trung tâm: Một lợi ích cạnh tranh làm nên thành công của Viettel đó là có một chiến lược định vị đúng đắn và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vì khách hàng trước, vì mình sau”.
  • Viettel không chỉ cung cấp cái khách hàng cần mà còn tạo ra nhu cầu của khách hàng, sáng tạo ra những sản phẩm mới và cho khách hàng biết họ cần sử dụng dịch vụ đó.

Phạm vi chiến lược kinh doanh của Viettel

Để có thể cạnh tranh, phạm vi chiến lược kinh doanh của Viettel là các phân khúc thị trường mà thương hiệu này hướng tới. Trong đó, Viettel tập trung vào các đối tượng khách hàng và khu vực, địa lý sẽ cung cấp sản phẩm. Từ việc xác định phạm vi chiến lược, công ty sẽ thực hiện nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng.

Viettel lúc mới gia nhập vào thị trường viễn thông đã chọn kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ giá rẻ dành cho người thu nhập thấp. Đây là một phân khúc thị trường có tính cạnh tranh thấp nhưng lại mang tiềm năng cao.

Viettel cũng đã đạt được những thành tựu to lớn tại trong và ngoài nước nhờ đầu tư vào hệ thống mạng lưới viễn thông đến tận các vùng sâu, vùng xa, những nơi chưa được tiếp cận với sóng điện thoại. Việc nhắm vào các thị trường ngách như vậy, tuy nhỏ nhưng mang lại tiềm năng lớn.

>>Đọc thêm về các phân khúc thị trường của những thương hiệu nổi tiếng khác tại bài viết: Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường phổ biến

Video liên quan

Chủ Đề