Triệu chứng bệnh tiểu đường như thế nào năm 2024

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, có thể gây ra nhiều hệ luỵ sức khoẻ như đột quỵ, bệnh thận, mù loà,... nếu không được kiểm soát tốt. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng phổ biến và bất thường của bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh có biện pháp khắc phục cũng như ngăn ngừa sớm các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng.

1. Sơ lược về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất được insulin (tiểu đường tuýp 1) hoặc không sử dụng insulin đúng cách (tiểu đường tuýp 2). Cả 2 loại bệnh tiểu đường này đều dẫn đến hiện tượng tăng glucose hoặc đường trong máu.

Theo nghiên cứu cho biết, insulin đóng vai trò là một hormone giúp điều chỉnh lượng glucose trong máu, thường được sản xuất bởi tuyến tụy. Ngoài ra, insulin cũng giúp cơ thể sử dụng đường từ carbohydrate để tạo ra nguồn năng lượng cần thiết. Nếu thiếu hụt insulin, glucose sẽ không thể di chuyển vào tế bào, thay vào đó, chúng sẽ tích tụ lại ở trong máu.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mạn tính tiến triển. Do đó, việc nhận biết được các triệu chứng chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn duy trì lượng đường huyết khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường. Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường thường không giống nhau ở tất cả bệnh nhân. Một số người bệnh có các dấu hiệu dễ nhận biết, trong khi những người khác gặp phải những triệu chứng hiếm gặp.

Nhằm giúp bạn ngăn ngừa các hậu quả tiểu đường mang lại sau này, cùng nhận biết nhanh 12 triệu chứng có thể xảy ra khi phát triển bệnh tiểu đường, cụ thể:

2.1 Da trở nên sẫm màu hơn

Một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường phổ biến nhất là sự phát triển bất thường của các mảng sẫm màu trên da, đặc biệt là khu vực xung quanh cổ. Các mảng sẫm màu có xu hướng lan rộng hoặc dễ nhận thấy ở các nếp nhăn trên da. Vùng da xung quanh cổ cũng có thể trở nên dày hơn và đậm màu hơn. Hiện tượng này được gọi là bệnh gai đen (AN), đôi khi nó cũng xuất hiện ở vùng nách và bẹn.

Bệnh gai đen là một biến chứng tiểu đường loại 2 phổ biến và xảy ra nhiều hơn cả ở những người bệnh có nước da sẫm màu. Tình trạng tăng sắc tố đen trên da thường xuất hiện khi lượng insulin trong máu tăng cao và làm thúc đẩy nhanh quá trình sản sinh tế bào da hơn so với bình thường.

2.2 Nhiễm trùng tái phát

Khi mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch cũng trở nên suy yếu và khiến người bệnh dễ mắc các vấn đề sức khoẻ hơn. Một trong những hậu quả tiểu đường gây ra là tình trạng nhiễm trùng tái phát, bao gồm:

  • Nhiễm trùng nấm men.
  • Nhiễm trùng âm đạo.
  • Nhiễm trùng da.
  • Nhiễm trùng bàng quang.

Khi đo tiểu đường và nhận thấy chỉ số đường huyết tăng cao, điều này chứng tỏ các tế bào bạch cầu đang gặp phải khó khăn khi di chuyển trong máu. Đây được xem là nguyên nhân làm giảm khả năng chống lại tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.

2.3 Thay đổi thị lực

Một biểu hiện bất thường khác khi bị tiểu đường là những thay đổi về thị lực. Lượng đường cao trong máu có thể gây ảnh hưởng lớn đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, bao gồm cả thị giác. Khi chỉ số đường huyết tăng cao sẽ làm thay đổi lượng chất lỏng trong mắt, dẫn đến tình trạng sưng tấy, mờ mắt hoặc khó tập trung nhìn vào các vật thể.

2.4 Cảm giác choáng váng, lâng lâng

Những người mắc tiểu đường cũng dễ gặp phải cảm giác choáng váng hoặc lâng lâng do lượng đường trong máu thấp. Nếu đo tiểu đường và cho chỉ số cao, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt.

Mức đường huyết cao cũng là tác nhân khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng mất nước. Khi cơ thể không đủ lượng nước cần thiết sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hoạt động của não bộ, khiến người bệnh dễ mất tập trung và suy giảm trí nhớ.

2.5 Rối loạn chức năng tình dục

Rối loạn cương dương là một triệu chứng, đồng thời cũng là biến chứng tiểu đường loại 2 phổ biến ở nam giới. Tình trạng này có thể khiến cánh mày râu khó đạt được sự cương cứng khi quan hệ tình dục.

Nhìn chung, vấn đề rối loạn chức năng tình dục này thường xảy ra khi lượng đường huyết tăng cao làm tổn thương đến các dây thần kinh cũng như mạch máu dẫn máu đến dương vật. Khi bị rối loạn cương dương, nam giới mắc tiểu đường cũng dễ mắc phải tình trạng yếu sinh lý hoặc giảm ham muốn tình dục.

Ngoài ra, tình trạng rối loạn chức năng tình dục cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ mắc tiểu đường. Chỉ số đường huyết không ổn định khiến cho chị em dễ gặp phải hiện tượng khô âm đạo do ít tiết dịch nhờn. Điều này cũng góp phần gây đau đớn và giảm khoái cảm cho phái nữ trong lúc quan hệ tình dục, lâu ngày dẫn đến chứng lãnh cảm và không còn hứng thú với “chuyện ấy”.

2.6 Thay đổi tâm trạng

Thường xuyên cáu gắt hoặc thay đổi tâm trạng là một triệu chứng bất thường khác của bệnh tiểu đường. Tình trạng này xảy ra là do bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt và dẫn đến những thay đổi đột biến về lượng đường huyết.

Theo chuyên gia, lượng đường trong máu là yếu tố góp phần làm thay đổi nhanh chóng tâm trạng của người bệnh. Do đó, khi đo tiểu đường và nhận thấy chỉ số đường huyết ở mức thấp hoặc cao hơn bình thường có thể cảnh báo những thay đổi về cảm giác hay tâm trạng của bạn. Tuy nhiên, những cảm xúc này chỉ là nhất thời và có thể biến mất khi lượng đường trong máu trở về mức ổn định.

2.7 Giảm cân bất thường

Khi cơ thể không sử dụng insulin đúng cách hoặc không thể sản xuất hormone này sẽ khiến quá trình cung cấp glucose để sử dụng năng lượng cho các tế bào gặp nhiều khó khăn. Hậu quả là, cơ thể bắt đầu chuyển sang đốt cháy chất béo cũng như khối lượng cơ bắp để lấy năng lượng, từ đó dẫn đến tình trạng giảm trọng lượng cơ thể đột ngột.

2.8 Cảm giác ngứa trên da

Lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng các sợi dây thần kinh chạy khắp cơ thể. Những tổn thương này có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào, đặc biệt là các dây thần kinh ở bàn tay / chân. Khi đó, người bệnh sẽ có triệu chứng ngứa trên da vô cùng khó chịu.

Ngoài ra, tổn thương mạch máu do lượng đường huyết cao cũng làm giảm lượng máu lưu thông đến tay chân. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như khô da, ngứa và bong tróc da.

2.9 Hơi thở có mùi trái cây

Hơi thở có mùi trái cây là một triệu chứng ít phổ biến khác của bệnh tiểu đường, tình trạng này còn được biết đến với tên gọi khác là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Khi cơ thể không sử dụng insulin để tạo nguồn năng lượng cần thiết, nó sẽ phá vỡ các tế bào mỡ để lấy năng lượng. Quá trình này đã tạo nên một loại acid, cụ thể là ceton.

Lượng ceton dư thừa trong máu thường bài xuất ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, khi cơ thể bắt đầu thực hiện hành động phá huỷ chất béo để lấy năng lượng, điều này có thể dẫn đến hiện tượng hơi thở có mùi trái cây, mùi ceton hoặc sơn móng tay. Nhìn chung, nhiễm toan ceton là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng, người bệnh cần đi khám sớm nếu gặp phải các triệu chứng của tình trạng này.

2.10 Đau chân hoặc tay

Chỉ số đường huyết cao sau khi đo tiểu đường có thể dẫn đến bệnh thần kinh do tiểu đường và làm phát triển các triệu chứng như đau tay / chân hoặc chuột rút. Cơn đau do tổn thương thần kinh thường xuất hiện chủ yếu ở chân, tay, bàn tay hoặc bàn chân. Đôi khi, người bệnh cũng có cảm giác nóng rát, ngứa ran và tê bì ở tay chân.

2.11 Khô miệng

Khô miệng có thể là một triệu chứng khác cảnh báo bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm giảm lưu lượng nước bọt, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng và sâu răng. Tình trạng khô miệng có thể tiếp diễn ngay cả sau khi người bệnh được chẩn đoán mắc đái tháo đường. Ngoài ra, khô miệng cũng là một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng một số loại thuốc điều trị tiểu đường.

2.12 Buồn nôn

Buồn nôn và nôn mửa là những biểu hiện khác của bệnh tiểu đường, có thể xảy ra do bệnh lý thần kinh. Những tổn thương dây thần kinh khiến cơ thể không thực hiện đúng các chức năng di chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột như bình thường. Khi quá trình này bị gián đoạn sẽ khiến thức ăn trào ngược trong dạ dày, dẫn đến cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí nôn ói.

3. Một số triệu chứng khác phổ biến hơn khi mắc tiểu đường

Ngoài việc nhận biết các triệu chứng bất thường của bệnh tiểu đường, bạn cũng cần lưu ý đến một số dấu hiệu phổ biến hơn nhằm phát hiện sớm bệnh. Những triệu chứng này thường liên quan chủ yếu đến việc sử dụng insulin không đúng cách của cơ thể, bao gồm:

  • Tăng tần suất đi tiểu.
  • Thường xuyên khát nước.
  • Đói cực độ.
  • Có vết loét chậm lành.

4. Bệnh nhân tiểu đường khi nào cần đi khám bác sĩ?

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ biện pháp nào giúp chữa khỏi bệnh tiểu đường, tuy nhiên vấn đề sức khỏe mãn tính này có thể được quản lý hiệu quả thông qua một kế hoạch điều trị phù hợp. Nếu không được phát hiện và khắc phục sớm, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng tiểu đường sau đây:

  • Mù loà.
  • Không thể hồi phục những tổn thương dây thần kinh.
  • Các biến chứng về da.
  • Cắt cụt tứ chi.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh thận.
  • Tử vong.

Nếu gần đây bạn nhận thấy bản thân có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bệnh tiểu đường, chẳng hạn như ngứa da, mờ mắt, tăng tần suất đi tiểu,... hãy chủ động đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Thông qua các xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, đo tiểu đường theo thời gian, xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm A1C có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Sau khi được chẩn đoán, phác đồ điều trị cho bệnh nhân có thể bao gồm thuốc uống, insulin, tập thể dục và một số biện pháp thay đổi chế độ ăn uống khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Làm sao biết mình bị bệnh tiểu đường?

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh Đái tháo đường.

Khát nước và uống nước nhiều..

Cơ thể yếu kém, mệt mỏi thường xuyên..

Ăn nhiều nhưng sụt cân..

Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao..

Tầm nhìn giảm sút..

Xuất hiện nhiều vết thâm nám..

Viêm nướu..

Vết thương lâu lành..

Tiểu đường tuýp 2 có biểu hiện như thế nào?

Diễn biến theo thời gian bệnh đái tháo đường type2 không được kiểm soát và lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương dây thần kinh đặc biệt thần kinh ngoại biên. Các triệu chứng bao gồm: Ngứa ran, tê, đau, và cảm giác ghim và kim - thường ở ngón tay, bàn tay, ngón chân hoặc bàn chân của bạn.nullTriệu chứng sớm của đái tháo đường type 2 - Vinmecwww.vinmec.com › vie › bai-viet › dau-hieu-som-cua-tieu-duong-type-2-vinull

Khi nào thì mắc bệnh tiểu đường?

- Chỉ số tiểu đường khi đói: ≥ 126mg/dl (7mmol/l) chứng tỏ một người đã bị tiểu đường và cần có biện pháp điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. - Chỉ số tiểu đường khi đói: 110 - 126 mg/dl (6.1 - 7 . 0 mmol/l) chứng tỏ một người đang bị rối loạn đường huyết khi đói (tiền tiểu đường).nullChỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm và cách kiểm soát đường huyếtmedlatec.vn › tin-tuc › chi-so-tieu-duong-bao-nhieu-la-nguy-hiem-va-cach...null

Nước tiểu của người bị tiểu đường có mùi gì?

Nước tiểu có mùi ngọt Đây là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường, gan, nhiễm trùng đường tiết niệu, rối loạn di truyền hiếm gặp.nullBảng màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?tamanhhospital.vn › mau-nuoc-tieunull