Trong GDTC khi học aerobic sinh viên sẽ được học TDTU

Học quốc phòng tranh thủ học giáo dục thể chất

Vừa qua, trên phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin một nữ sinh năm cuối trường ĐH Y dược Hải Phòng mất tích. Sau đó nữ sinh này đã được gia đình tìm thấy tại  tỉnh Thừa Thiên Huế. Lý do nữ sinh bỏ đi là do áp lực của việc thi hết môn Thể dục. Môn này nữ sinh học không tốt nên bị ám ảnh, sinh ra chán nản, bỏ cả thi tốt nghiệp kết thúc khóa học.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, hiện môn giáo dục thể chất của ĐH Y dược Hải Phòng gồm chạy cự ly  trung bình [1.500 m - hay còn gọi là chạy bền] và học bóng rổ, bóng chuyền.

Không chỉ riêng ĐH Y dược Hải Phòng, sinh viên nhiều trường ĐH khác cũng đang học những môn thể thao này. Tại trường ĐH Xây dựng, sinh viên học 5 học phần giáo dục thể chất với số tiết là 150 tiết, trong đó 90 tiết học giáo dục thể chất  cơ bản và 60 tiết học thể thao tự chọn và chia làm 5 tín chỉ: Sinh viên học các môn lý luận giáo dục thể chất, các môn điền kinh, thể dục, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn.

Sinh viên N.V.D, trường ĐH Công đoàn cho biết, môn giáo dục thể chất của trường gồm chạy bền, bóng chuyền, bóng rổ, thể dục nhịp điệu... “Nhưng có lẽ, khủng khiếp nhất với em chính là chạy bền. Một số bạn trong lớp em sức khỏe yếu là không qua được môn học này”- D. cho hay. Theo D., cơ sở vật chất của trường để phục vụ cho giảng dạy, tập luyện thể thao cũng chưa có đầy đủ. Có những môn học thiết thực cho sinh viên thì lại không được  học như bơi. “Em thấy một số trường ĐH khác đã dạy sinh viên bơi, nhưng trường em, sinh viên vẫn chưa được học”- D. chia sẻ.

Nhưng theo một số sinh viên Viện ĐH Mở Hà Nội, sinh viên ĐH Công đoàn hay ở các trường ĐH khác vẫn còn may mắn vì dẫu sao cũng có chỗ để học thể dục. Một sinh viên năm thứ hai của Viện ĐH Mở cho biết, do không có sân tập nên đợt học quân sự vừa qua ở Xuân Mai, Hà Nội, sinh viên được học luôn đợt 1 giáo dục thể chất. “Trong thời gian một tháng học quân sự, bình thường thứ 7, chủ nhật sẽ được nghỉ thì hai ngày đó, bọn em học giáo dục thể chất. Tổng thời gian bọn em được học là 8 buổi giáo dục thể chất với hai môn là chạy cự ly ngắn [100m] và thể dục nhịp điệu” - sinh viên này cho hay.  Cũng theo sinh viên này, đợt 2 sẽ học tại trung tâm thể dục của quận nào đó trong thành phố Hà Nội.

Tại ĐH Ngoại thương, sinh viên Trần Xuân Dự cho biết môn thể dục không đến mức khủng khiếp. Dự học Aerobic, Dancesport, bơi, cầu lông và dễ dàng vượt qua các môn học này. Nhưng ở trong lớp của Dự cũng có kha khá bạn trượt.

Ngất là chuyện bình thường

Một giảng viên dạy thể dục của trường ĐH Công đoàn chia sẻ, hiện nay, môn chạy bền sinh viên được học 30 tiết. Mỗi tuần học một buổi với thời lượng hai tiết. Như vậy một tháng, sinh viên được học 8 tiết chạy bền. “Trời mùa đông còn đỡ, trời mùa hè, nếu phải học ca hai từ 9h30 đến 11h30 thì đến chiều, sinh viên không còn sức để học văn hóa” - giảng viên chia sẻ. Cũng theo vị này, bất cập trong đào tạo giáo dục thể chất hiện nay đó là vừa yêu cầu người học phải đạt kỹ thuật, vừa yêu cầu phải đạt thành tích. Chạy bền là một môn thể thao cần phải rèn luyện thường xuyên thì mới có thể đạt được hai yêu cầu. Trong khi đó, mỗi tuần, sinh viên chỉ được học 2 tiết, nên không thể có đủ sức khỏe để thực hiện. Thế nên chuyện sinh viên chạy đến vòng thứ hai [quanh sân bóng mini của trường] bị ngất là chuyện vẫn xảy ra. “Chương trình dạy giáo dục thể chất đang yêu cầu sinh viên phải giống như các trường thể dục thể thao chuyên nghiệp. Trong khi các trường chuyên nghiệp đầu vào được “cân đong đo đếm” xem phù hợp với môn học hay không thì sinh viên trường thường sức khỏe của các em khác nhau. Có em thể lực yếu, có em thể lực tốt. Nhưng khi học, lại yêu cầu các em phải thực hiện đúng kỹ thuật, phải đạt thành tích bao nhiêu giờ,  bao nhiêu phút mới đạt mức điểm bằng này, bằng kia. Không đạt là trượt” - giảng viên ĐH Công đoàn phân tích. Theo vị giảng viên này, chương trình đào tạo môn giáo dục thể chất cần phải linh hoạt hơn. Có thể chỉ cần yêu cầu các em thực hiện đúng kỹ thuật động tác là đạt yêu cầu. Được biết, trường ĐH Công đoàn cũng đã có văn bản liên quan đến một số điều chỉnh đối với bộ môn giáo dục thể chất. Tuy nhiên, trên thực tế, những điều chỉnh này chưa được áp dụng.

Trong khi đó, theo chia sẻ của PGS.TS Trần Văn Tớp, phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thuận lợi của trường đó là có cơ sở vật chất đầy đủ để giúp sinh viên học giáo dục thể chất tốt hơn. Trường có một sân vận động, một bể bơi, một nhà thi đấu đa năng. Từ năm học 2017-2018, trường đưa bộ môn bơi trở thành môn học bắt buộc. “Với K62 mới vào, trường yêu cầu các em đăng ký. Sinh viên nào biết bơi rồi, dù bơi bằng bất kỳ kiểu nào, nếu kiểm tra đạt yêu cầu thì sẽ miễn không phải học. Còn sinh viên nào chưa biết bơi thì bắt buộc phải học” - PGS. Trần Văn Tớp nói. Cũng từ năm học này ngoài hai môn bắt buộc là môn bơi, lý luận giáo dục thể chất, các môn học khác sinh viên được tự chọn theo sở thích, năng lực của mình. Sinh viên nào không thích môn nào, không tự chọn thì nhà trường sẽ chọn.

Tuy nhiên, PGS.Trần Văn Tớp cũng thừa nhận, với những trường cơ sở vật chất còn khó khăn thì sẽ rất khó thực hiện được việc cho sinh viên được lựa chọn học môn thể dục như mình thích. Hơn nữa, PGS.Trần Văn Tớp cũng cho hay từ thực tế của trường, vẫn có sinh viên bị chậm ra trường vì giáo dục thể chất.

“Chương trình dạy giáo dục thể chất đang yêu cầu sinh viên phải giống như các trường thể dục thể thao chuyên nghiệp. Trong khi các trường chuyên nghiệp đầu vào được “cân đong đo đếm” xem phù hợp với môn học hay không thì sinh viên trường thường sức khỏe của các em khác nhau. Có em thể lực yếu, có em thể lực tốt. Nhưng khi học, lại yêu cầu các em phải thực hiện đúng kỹ thuật, phải đạt thành tích bao nhiêu giờ,  bao nhiêu phút mới đạt mức điểm bằng này, bằng kia. Không đạt là trượt”.

 Một giảng viên dạy thể dục của ĐH Công đoàn

Đây là lần thứ tư, Trường đại học Tôn Đức Thắng tổ chức sân chơi bóng chuyền dành cho giới sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở TPHCM. Hai năm vừa qua, theo Tiến sĩ Lê Tấn Phát [Khoa khoa học thể thao], dịch Covid-19 đã khiến mọi hoạt động và sự kiện dành cho sinh viên của Trường Đại học Tôn Đức Thắng phải ngưng trệ, trong đó có giải đấu bóng chuyền vốn thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới sinh viên đam mê thể thao.

Chính vì vậy, sự trở lại của Giải bóng chuyền Trường Đại học Tôn Đức Thắng mở rộng năm 2022 nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các trường bạn, tạo nên một bầu không khí sôi nổi và hào hứng trước khi sự kiện này tổ chức họp kỹ thuật, bốc thăm chia bảng và xếp lịch thi đấu hôm 28-4.

Điều đặc biệt ở giải đấu này, theo Tiến sỹ Lê Tấn Phát, công tác tổ chức các hoạt động liên quan đều do chính các bạn sinh viên của Khoa Khoa học thể thao của trường Đại học Tôn Đức Thắng thực hiện. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các cử nhân thể thao tương lai [Kinh doanh thể thao & Tổ chức sự kiện, Golf] trải nghiệm thực tế ở các giải đấu từ cấp độ thấp đến cao, để không bỡ ngỡ khi tốt nghiệp và tìm cho mình được một công việc phù hợp trong lĩnh vực thể thao.

Các đội bóng tham dự giải năm 2019.

Giải bóng chuyền sinh viên năm nay có sự tham dự của các đội bóng: Đại học Tôn Đức Thắng [chủ nhà], Đại học RMIT, Đại học Sài Gòn, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Nông Lâm TPHCM, Đại học Văn Lang, Đại học Sư phạm TDTT, Đại học Công nghệ TPHCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Đại học Giao thông Vận tải TPHCM, Đại học Văn Hiến, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cao đẳng BTEC FPT, Đại học Ngân hàng TPHCM, Đại học Công nghiệp TPHCM, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Ngân hàng TPHCM.

Ở nội dung nam, 15 đội bóng được chia thành 4 bảng, thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt để chọn ra các đội vào vòng trong. Trong khi đó, nội dung nữ có 10 đội được chia thành 3 bảng, cũng thi đấu vòng tròn tính điểm để chọn các đội xuất sắc đi tiếp. Đồng hành với giải đấu năm nay có các nhà tài trợ KeepDri [Thể thao Tiên Phong], GERU Stars,La Vie, cà phê Ông Bầu.

PHÚC NGUYỄN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***o0o***

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tên học phần: Giáo dục thể chất 1- Aerobic

Mã học phần: GDTC1

Khoa/ Bộ môn phụ trách học phần: Bộ môn Giáo dục thể chất thuộc Khoa Cơ bản

Số tín chỉ: 01

Các học phần tiên quyết:

TT Tên giảng viên Email Điện thoại Văn phòng
1. Nguyễn Thị Phương 0962281930 Khoa cơ bản- vp bộ môn GDTC
2. Nguyễn Bảo Long 0988839198 Khoa cơ bản- vp bộ môn GDTC
3. Nguyễn Quang Huy 0915615536 Khoa cơ bản- vp bộ môn GDTC
4. Thang Văn Minh 0983035872 Khoa cơ bản- vp bộ môn GDTC
5. Võ Xuân Lộc 0967670665 Khoa cơ bản- vp bộ môn GDTC

Môn học sẽ hướng dẫn sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về các động tác thể dục tay không, có tính nhịp điệu kết hợp âm nhạc. Môn học hướng dẫn cho sinh viên biết cách làm việc theo nhóm, tinh  thần đoàn kết hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. 3. 3. Mục tiêu của học phần         

Sau khi học xong môn giáo dục thể chất 1 giúp cho sinh viên biết cách tự rèn luyện thân thể để nâng cao sức khỏe bản thân.

– Sách tham khảo:

+ Đề cương chi tiết môn học giáo dục thể chất 1

+ Tiến trình giảng dạy môn học giáo dục thể chất 1

+ Các tài liệu chuyên đề về các môn học giáo dục thể chất

+ Giáo dục học thể dục thể thao – Trường ĐH TDTT 1

  1. Nội dung chi tiết học phần
Nội dung chi tiết học phần Phân bổ thời gian Ghi chú
Số tiết trên lớp Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập/Thảo luận/Thực hành,
Chương 1:

1.1 Khái niệm về Thể dục nhịp điệu [Aerobic]

1.2 Các đặc điểm và một số nguyên tắc, phương pháp tập luyện môn

6 0    
Chương 2: Học bài nhịp điệu đoạn 1

2.1. Động tác chạy, cổ, xoay, tay

2.2. Tập kết hợp âm nhạc

2.3. Ôn tập đoạn 1

2.4. Kiểm tra giữa kỳ

  9    
Chương 3: Học bài nhịp điệu đoạn 2

3.1.  Học động tác của đoạn 2

3.2.  Ôn tập đoạn 2

3.3.  Ôn tập toàn bộ bài Aerobic

  15    
Tổng số tiết: 6 24    
Buổi Nội dung chính Yêu cầu SV

chuẩn bị trước khi lên lớp

Ghi chú  
1 + 2 Chương 1:

1.1 Khái niệm về Thể dục nhịp điệu [Aerobic]

1.2 Các đặc điểm và một số nguyên tắc, phương pháp tập luyện môn

Sinh viên chuẩn bị trang phục trước khi lên lớp    
3 Chương 2: Học bài nhịp điệu đoạn 1

2.1. Động tác chạy, cổ, xoay, tay

2.2. Tập kết hợp âm nhạc

 

Yêu cầu sv thuộc động tác, kết hợp nghe nhạc tốt, tập có tính nhịp điệu

     
4 2.3. Ôn tập  đoạn 1 Phối hợp tốt động tác và âm nhạc    
5 2.4. Kiểm tra giữa kỳ Thuộc bài, tập đúng nhạc    
6 Chương 3: Học bài nhịp điệu đoạn 2

3.1. Học đoạn 2 bài nhịp điệu

     
7 3.2. Ôn tập đoạn 2 Thuộc động tác, nghe được nhạc    
8 3.3. Ôn tập 2 đoạn của bài aerobic Phối hợp tốt động tác và âm nhạc    
9 3.4. Hoàn thiện bài tập chuẩn bị thi kết thúc Dựng bài hoàn chỉnh theo nhóm    
10 3.5. Thi kết thúc Chuẩn bị bài và âm nhạc cho nhóm sinh viên    
  1. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần
Phương pháp đánh giá Tỷ lệ Hình thức đánh giá Thời gian
Chuyên cần [đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực luyện tập, …] 10% Điểm danh và kiểm tra trên lớp  
Kiểm tra giữa kỳ 30% Kiểm tra bài tập đoạn với âm nhạc 3 tiết
Thi hết môn 60% Kiểm tra thực hành bài aerbic theo nhóm 3 tiết
Trưởng Khoa

[Ký tên]

Trưởng bộ môn

[Ký tên]

Video liên quan

Chủ Đề