Trong Google Search tìm kiếm nâng cao cho phép bạn

Google Tìm kiếm là một công cụ tìm kiếm hoàn toàn tự động, sử dụng những phần mềm được gọi là trình thu thập dữ liệu web có chức năng thường xuyên khám phá trên web nhằm tìm các trang để thêm vào chỉ mục của chúng tôi. Trên thực tế, rất ít trang xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm của chúng tôi được gửi theo cách thủ công. Phần lớn các trang được tự động tìm thấy và thêm vào kết quả khi trình thu thập dữ liệu web của chúng tôi thu thập dữ liệu trên web. Tài liệu này giải thích các giai đoạn trong cách thức hoạt động của Tìm kiếm cho bối cảnh trang web của bạn. Khi nắm được kiến thức cơ sở này, bạn có thể khắc phục các vấn đề về quá trình thu thập dữ liệu, lập chỉ mục các trang và tìm hiểu cách tối ưu hoá trang web trên Google Tìm kiếm.

Bạn tìm kiếm nội dung ít mang tính kỹ thuật hơn? Hãy tham khảo trang web Cách thức hoạt động của Tìm kiếm nơi giải thích cách thức hoạt động của Tìm kiếm qua góc nhìn của một người tìm kiếm.

Một vài lưu ý trước khi bắt đầu

Trước khi đi sâu vào cách thức hoạt động của Tìm kiếm, bạn cần lưu ý rằng Google không nhận tiền để thu thập dữ liệu thường xuyên hơn hay tăng thứ hạng cao hơn cho trang web. Nếu ai đó nói khác thì họ đã nhầm.

Google không đảm bảo sẽ thu thập dữ liệu, lập chỉ mục hoặc phân phát trang của bạn, ngay cả khi trang của bạn tuân thủ nguyên tắc và chính sách của Google cho chủ sở hữu trang web.

Giới thiệu ba giai đoạn của Google Tìm kiếm

Google Tìm kiếm hoạt động theo ba giai đoạn và không phải tất cả các trang đều vượt qua được mỗi giai đoạn:

  1. Thu thập dữ liệu: Google dùng các chương trình tự động gọi là trình thu thập dữ liệu để tải văn bản, hình ảnh và video trên các trang mà chúng tôi tìm thấy trên Internet.
  2. Lập chỉ mục: Google phân tích các tệp văn bản, hình ảnh và video trên trang rồi lưu trữ thông tin trong chỉ mục của Google, một cơ sở dữ liệu lớn.
  3. Phân phát kết quả tìm kiếm: Khi người dùng tìm kiếm trên Google, Google sẽ trả về thông tin liên quan đến cụm từ mà người dùng tìm kiếm.

Thu thập dữ liệu

Giai đoạn đầu tiên là tìm những trang tồn tại trên web. Do không tồn tại một danh mục trung tâm về mọi trang web, Google phải liên tục tìm những trang mới và mới cập nhập, rồi thêm những trang đó vào danh sách các trang đã biết. Quá trình này gọi là "Phát hiện URL". Google biết đến một số trang vì chúng tôi từng truy cập những trang đó. Google tìm thấy các trang khác khi đi theo đường liên kết từ một trang đã biết đến một trang mới, ví dụ: một trang trung tâm [chẳng hạn như trang danh mục], đường liên kết đến một bài đăng mới trên blog. Ngoài ra, chúng tôi cũng phát hiện một số trang khác khi bạn gửi danh sách các trang [sơ đồ trang web] để Google thu thập dữ liệu.

Khi phát hiện ra URL của một trang, Google có thể truy cập [hoặc "thu thập dữ liệu"] trang đó để tìm hiểu nội dung trên trang. Chúng tôi sử dụng một số lượng lớn máy tính để thu thập dữ liệu hàng tỷ trang trên web. Chương trình thực hiện việc tìm nạp được gọi là Googlebot [còn gọi là robot, bot hay trình thu thập dữ liệu]. Googlebot sử dụng một quy trình dựa trên thuật toán để xác định những trang web cần thu thập dữ liệu, tần suất thu thập và số trang cần tìm nạp trên từng trang web. Trình thu thập dữ liệu của Google cũng được lập trình để cố gắng không thu thập dữ liệu quá nhanh trên trang web để tránh làm quá tải trang web. Cơ chế này dựa trên phản hồi của trang web [ví dụ: lỗi HTTP 500 tức là "chậm lại"] và chế độ cài đặt trong Search Console.

Tuy nhiên, Googlebot không thu thập dữ liệu tất cả các trang mà Googlebot phát hiện được. Một số trang có thể không được chủ sở hữu trang web cho phép thu thập dữ liệu, có thể Google không truy cập được các trang khác nếu không đăng nhập vào trang web đó và có thể các trang khác trùng lặp với trang đã được thu thập dữ liệu trước đó. Ví dụ: nhiều trang web có thể truy cập được thông qua phiên bản www [www.example.com] và không có www [example.com] của tên miền, mặc dù nội dung trong cả hai phiên bản đều giống nhau.

Trong quá trình thu thập dữ liệu, Google kết xuất trang và chạy mọi JavaScript mà Google tìm thấy bằng cách sử dụng một phiên bản Chrome gần đây, tương tự như cách trình duyệt của bạn kết xuất các trang mà bạn truy cập. Quá trình kết xuất nội dung đóng vai trò quan trọng vì các trang web thường dựa vào JavaScript để đưa nội dung vào trang. Nếu trang chưa kết xuất nội dung thì có thể Google sẽ không thấy nội dung đó.

Khả năng thu thập dữ liệu phụ thuộc vào việc trình thu thập dữ liệu của Google có thể truy cập trang web hay không. Một số vấn đề thường gặp khi Googlebot truy cập các trang web bao gồm:

Lập chỉ mục

Sau khi thu thập dữ liệu trên một trang, Google sẽ cố gắng tìm hiểu nội dung của trang đó. Giai đoạn này gọi là lập chỉ mục và bao gồm cả hoạt động xử lý và phân tích nội dung văn bản cũng như thẻ và thuộc tính chính của nội dung, chẳng hạn như phần tử và thuộc tính alt, hình ảnh, video, v.v.

Trong quá trình lập chỉ mục, Google xác định xem một trang có phải là trang trùng lặp của một trang khác trên Internet hay trang chính tắc không. Trang chính tắc là trang có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Để chọn trang chính tắc, trước tiên chúng tôi sẽ nhóm các trang có nội dung tương tự mà chúng tôi tìm thấy trên Internet rồi chọn trang thích hợp nhất cho nhóm. Các trang khác trong nhóm là các phiên bản thay thế có thể được phân phát trong nhiều ngữ cảnh, như khi người dùng đang tìm kiếm trên thiết bị di động hoặc đang tìm một trang rất cụ thể trong nhóm đó.

Google cũng thu thập các tín hiệu về trang chính tắc và nội dung của trang đó [có thể dùng trong giai đoạn tiếp theo] để phân phát trang trong kết quả tìm kiếm. Có một số tín hiệu bao gồm cả ngôn ngữ của trang, quốc gia bản địa của nội dung, khả năng hữu dụng của trang, v.v.

Thông tin được thu thập về trang chính tắc và cụm của trang đó có thể được lưu trữ trong chỉ mục của Google, một cơ sở dữ liệu lớn được lưu trữ trên hàng nghìn máy tính. Google không đảm bảo hoạt động lập chỉ mục; không phải mọi trang mà Google xử lý đều sẽ được lập chỉ mục.

Hoạt động lập chỉ mục cũng phụ thuộc vào nội dung và siêu dữ liệu của trang. Một số vấn đề thường gặp khi lập chỉ mục có thể bao gồm:

Phân phát kết quả tìm kiếm

Google không nhận tiền để tăng thứ hạng của trang. Việc xếp hạng là do thuật toán thực hiện.

Khi người dùng nhập một cụm từ tìm kiếm, công cụ tìm kiếm của chúng tôi sẽ tìm kiếm các trang thích hợp trong chỉ mục và trả về kết quả mà chúng tôi cho là có chất lượng cao nhất và phù hợp nhất cho người dùng. Mức độ phù hợp được xác định dựa trên hàng trăm yếu tố, có thể bao gồm cả thông tin về vị trí, ngôn ngữ và thiết bị của người dùng [máy tính hoặc điện thoại]. Ví dụ: khi tìm kiếm cùng một cụm từ là "cửa hàng sửa xe đạp", người dùng ở Paris và người dùng ở Hong Kong sẽ nhận được những kết quả khác nhau.

Search Console có thể cho bạn biết rằng một trang đã được lập chỉ mục nhưng bạn lại không thấy trang đó trên kết quả tìm kiếm. Điều này có thể là do:

Hướng dẫn này giải thích cách thức hoạt động của Tìm kiếm, nhưng chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực cải thiện thuật toán của mình. Bạn có thể theo dõi những thay đổi này bằng cách theo dõi blog của Trung tâm Google Tìm kiếm.

Google hỗ trợ nhiều phần tử giao diện tìm kiếm thú vị có thể áp dụng cho trang của bạn trong kết quả tìm kiếm:

Google Tìm kiếm tự động tạo một số loại kết quả, tuy vậy, trang web của bạn có thể mã hoá hầu hết những loại kết quả này theo nội dung chúng tôi giải thích ở phần sau. Nhưng trước tiên, chúng ta hãy nói về các danh mục chung của kết quả Tìm kiếm.

Các danh mục chung của kết quả Tìm kiếm

Kết quả tìm kiếm của Google bao gồm nhiều loại tính năng hiển thị. Cách hiển thị của kết quả thay đổi theo thời gian và cùng một kết quả có thể hiển thị theo cách khác nhau tuỳ thuộc vào việc bạn đang xem kết quả đó trên máy tính hay điện thoại, bạn ở quốc gia nào hoặc nhiều yếu tố khác. Google cố gắng hiển thị kết quả ở định dạng hữu ích nhất cho người tìm kiếm. Các kết quả tìm kiếm này chủ yếu rơi vào các danh mục chung sau:

Đường liên kết ban đầu mà tất cả chúng ta đều thân thuộc. "Đường liên kết màu xanh đơn giản" không phải là thuật ngữ chính thức, nhưng thường được sử dụng bên ngoài tài liệu chính thức của chúng tôi. [Trên thực tế, loại kết quả này không có tên chính thức.]

Loại kết quả này chứa nhiều thành phần phổ biến thường thấy trong các loại kết quả khác:

Breadcrumb trong một kết quả
Hộp tìm kiếm liên kết trang web trong một kết quả
Biểu trưng trong một kết quả

Kết quả nhiều định dạng là kết quả chứa các phần tử đồ hoạ, bao gồm số sao đánh giá, hình ảnh thu nhỏ hoặc một số loại hình ảnh nâng cao. Kết quả nhiều định dạng có thể đứng độc lập trong kết quả tìm kiếm, như ví dụ sau:

Một số loại kết quả nhiều định dạng có thể xuất hiện trong băng chuyền kết quả, như ví dụ sau:

Có nhiều loại kết quả nhiều định dạng. Hầu hết mỗi loại trong số đó chỉ áp dụng với một loại nội dung cụ thể được hiển thị [sách, phim, bài viết, v.v.]. Giao diện chính xác có thể thay đổi theo thời gian khi Google điều chỉnh bố cục tối ưu và hành vi của một loại kết quả. Kết quả nhiều định dạng mang lại trải nghiệm phong phú hơn có tên gọi là kết quả được bổ sung chi tiết và có những chức năng tương tác nâng cao hơn.

Trong phần lớn trường hợp, bạn cung cấp thông tin cho một tính năng Tìm kiếm bằng cách cung cấp dữ liệu có cấu trúc trong quá trình mã hoá trang web của bạn. Google sẽ xử lý thông tin này khi thu thập dữ liệu trang của bạn. Khi bạn cung cấp dữ liệu có cấu trúc cho một tính năng trên trang của mình, nếu tính năng hoặc thông tin yêu cầu có thể mang lại trải nghiệm tìm kiếm tốt hơn cho người dùng, thì tính năng hoặc thông tin đó có thể xuất hiện trong kết quả Google Tìm kiếm, Trợ lý, Maps hoặc các sản phẩm khác của Google. Tuy nhiên, các trang này chỉ thảo luận về hành vi trên Google Tìm kiếm.

Dữ liệu có cấu trúc không chỉ dùng để xác định các tính năng tìm kiếm, mà còn để giúp Google hiểu và trình bày thông tin trên trang web của bạn theo những cách mới và thú vị [chẳng hạn như hành động trên Trợ lý], để mang lại kết quả tìm kiếm tốt hơn [chẳng hạn như giúp người dùng tìm kiếm công thức nấu ăn có thành phần là thịt gà hoặc ít hơn 500 calo] hoặc để lưu trữ thông tin trong bảng tri thức.

Xem danh sách đầy đủ các loại kết quả nhiều định dạng.

Bảng tri thức của Google là tập hợp thông tin từ một hoặc nhiều trang, hiển thị dưới dạng kết quả nhiều định dạng kèm theo văn bản, hình ảnh và đường liên kết. Bạn có thể khó phân biệt giữa kết quả trong bảng tri thức và thẻ thông tin chi tiết một cách trực quan. Kết quả trong bảng tri thức có thể bao gồm các thông tin nhận dạng [biểu tượng, ​​tên trang web bạn muốn sử dụng]. Bảng tri thức có thể nhập dữ liệu bằng cách sử dụng phần tử bất kỳ trên schema.org, kể cả những phần tử không được mô tả trong tài liệu này.

Tìm hiểu cách quản lý dữ liệu của bạn trong bảng tri thức

Khi một người dùng đặt câu hỏi trên Google Tìm kiếm, chúng tôi có thể hiển thị kết quả tìm kiếm trích từ trang web của bạn trong một đoạn trích nổi bật đặc biệt ở đầu trang kết quả tìm kiếm. Tìm hiểu thêm về đoạn trích nổi bật.

Kết quả OneBox trình bày một câu trả lời cùng dòng hoặc công cụ trong kết quả tìm kiếm. Ví dụ: OneBox giờ địa phương hoặc OneBox dịch thuật. Bạn không thể thêm OneBox tuỳ chỉnh vào kết quả tìm kiếm.

Trang của bạn có thể hiển thị trong một danh sách kết quả dạng cuộn [không phải kết quả Google Tìm kiếm] trong một khung hiển thị đặc biệt trên các thiết bị Android. Mỗi thẻ kết quả chỉ tóm tắt một trang duy nhất.

Tìm hiểu thêm về Khám phá

Tại sao bạn nên xác định các tính năng của Tìm kiếm cho một trang?

Việc thêm các tính năng Tìm kiếm có thể cung cấp kết quả Tìm kiếm hấp dẫn hơn cho người dùng và khuyến khích họ tương tác nhiều hơn với trang web của bạn. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình về những trang web đã triển khai các tính năng tìm kiếm:

  • Rotten Tomatoes đã thêm các tính năng tìm kiếm vào 100.000 trang riêng biệt. Nhờ đó, tỷ lệ nhấp của các trang được bổ sung dữ liệu có cấu trúc tăng 25% so với các trang không có dữ liệu có cấu trúc.
  • The Food Network đã triển khai các tính năng tìm kiếm cho 80% số trang của họ và nhận thấy số lượt truy cập tăng 35%.
  • Rakuten nhận thấy rằng người dùng dành thời gian trên các trang đã triển khai các tính năng tìm kiếm nhiều hơn 1,5 lần so với các trang không thêm dữ liệu có cấu trúc. Ngoài ra, tỷ lệ tương tác cũng cao hơn 3,6 lần trên các trang AMP có các tính năng tìm kiếm so với các trang AMP không có những tính năng này.
  • Nestlé nhận thấy các trang hiển thị dưới dạng kết quả nhiều định dạng trên Google Tìm kiếm có tỷ lệ nhấp cao hơn 82% so với các trang không hiển thị dưới dạng kết quả nhiều định dạng.

Những tính năng nào hữu ích nhất cho trang hoặc trang web của tôi?

Một số tính năng chỉ thích hợp hoặc chỉ áp dụng cho các loại thông tin cụ thể trên trang web của bạn, ví dụ: số sao đánh giá chỉ áp dụng với công thức nấu ăn chứ không dành cho tập dữ liệu. Các tính năng khác chỉ sử dụng được trên một loại thiết bị cụ thể [thiết bị di động hoặc máy tính để bàn]. Bảng sau đây trình bày các tính năng mà bạn có thể nên sử dụng, dựa trên nội dung trang hoặc trang web của bạn. Một số tính năng sẽ áp dụng trên toàn trang web, một số tính năng chỉ áp dụng trên từng trang. Bạn có thể xem chi tiết về từng tính năng trong trang Thư viện.

Loại nội dung của bạn là... Các tính năng và tính năng nâng cao nên dùng
Bài viết/blog Bài viết, AMP, Xác minh tính xác thực, Hướng dẫn, Chuyển văn bản thành giọng nói, Gói thuê bao và nội dung có tường phí
Sách Sách, Bài đánh giá
Giáo dục Khoá học, Băng chuyền, Tập dữ liệu
Giải trí/đa phương tiện/tin tức Băng chuyền, Sự kiện, Xác minh tính xác thực, Sự kiện trực tiếp, phim, Bài đánh giá, Nội dung đăng ký và có tường phí, Video [và Video phát trực tiếp], Podcast, [xem thêm Các phương pháp hay nhất về video]
Kinh doanh Thông tin nhận dạng doanh nghiệp hoặc công ty, Doanh nghiệp địa phương [dành cho doanh nghiệp có cửa hàng thực tế], Danh sách địa điểm hàng đầu
Sự kiện Sự kiện, Video và Video phát trực tiếp
Công thức nấu ăn Công thức nấu ăn, Băng chuyền, AMP, Bài đánh giá
Sản phẩm Loại sản phẩm, Bài đánh giá, Ứng dụng phần mềm, Câu hỏi thường gặp
Tổ chức khoa học hoặc nghiên cứu Tập dữ liệu
Nội dung liên quan đến việc làm Tin tuyển dụng, Nghề nghiệp, Điểm xếp hạng tổng hợp về nhà tuyển dụng
Mọi loại

Google mang đến nhiều cách giúp bạn cung cấp thông tin chính về doanh nghiệp để hiển thị cho người dùng trong kết quả của Tìm kiếm. Thông tin nhận dạng doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp cho Google biết tên trang web và biểu tượng mà họ ưu tiên sử dụng, cũng như các thông tin khác về công ty.

Bạn cũng có thể xác nhận quyền sở hữu hoặc quản lý dữ liệu trong bảng tri thức cho một doanh nghiệp hoặc cá nhân.

Các doanh nghiệp có cửa hàng thực cũng có thể đưa thông tin về cửa hàng thực vào kết quả. Ngoài ra, bạn có thể xác nhận quyền sở hữu đối với Trang doanh nghiệp để thông tin về doanh nghiệp địa phương của bạn xuất hiện trong Google Maps và thẻ tri thức trên Google Tìm kiếm. Lưu ý: Thông tin trong Trang doanh nghiệp được coi là thông tin xác thực.

Xem phần Đưa nội dung của bạn lên Google để biết thêm nhiều cách đăng ký thông tin doanh nghiệp trên các sản phẩm của Google.

Triển khai tính năng Tìm kiếm cho trang web

Bạn có thể yêu cầu một số tính năng bằng cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc trên trang, ví dụ: sao đánh giá và thẻ công thức nấu ăn. Một số tính năng được Google tự động triển khai mà không cần bất kỳ thành phần mã hoá nào trong trang, ví dụ như đường liên kết trang web.

Lưu ý quan trọng: Việc cung cấp dữ liệu có cấu trúc để triển khai tính năng tìm kiếm nâng cao không đảm bảo rằng trang sẽ xuất hiện kèm theo tính năng đó; dữ liệu có cấu trúc chỉ giúp một tính năng đủ điều kiện xuất hiện. Google cố gắng cho người dùng xem các kết quả phù hợp và hấp dẫn nhất với họ, và có thể tính năng trong mã của bạn không phù hợp với một người dùng cụ thể tại một thời điểm cụ thể.

Cách triển khai các tính năng tìm kiếm:

  1. Dùng bảng này để giúp chọn các tính năng thích hợp cho trang hoặc trang web của bạn. Một số tính năng áp dụng cho tất cả các loại nội dung [ví dụ: có thể áp dụng tên trang web bạn muốn sử dụng cho tất cả các loại trang] và một số kết quả nhiều định dạng chỉ áp dụng cho một loại nội dung cụ thể [ví dụ: thẻ thông tin về công thức nấu ăn chỉ áp dụng cho công thức nấu ăn].
  2. Đọc thông tin chi tiết về từng phần tử giao diện để quyết định xem phần tử đó có phù hợp với bạn hay không.
  3. Triển khai tính năng theo mô tả trong tài liệu và xác thực mọi dữ liệu có cấu trúc bằng công cụ Kiểm tra kết quả nhiều định dạng để đảm bảo dữ liệu có cấu trúc của bạn đã hợp lệ và hoàn chỉnh. Hãy nhớ tuân thủ nguyên tắc về chất lượng của dữ liệu có cấu trúc để đảm bảo rằng nội dung của trang và cách sử dụng của bạn tuân thủ những nguyên tắc này. Các trang không tuân thủ sẽ không đủ điều kiện sử dụng dữ liệu có cấu trúc.
  4. Sử dụng báo cáo Trạng thái kết quả nhiều định dạng thích hợp để xem liệu Google có tìm thấy và có thể xử lý dữ liệu có cấu trúc của bạn hay không.
  5. Kiểm tra định kỳ báo cáo Trạng thái kết quả nhiều định dạng để phát hiện lỗi. Dữ liệu có cấu trúc hợp lệ trong quá khứ có thể bất ngờ gặp lỗi nếu bạn thay đổi một mẫu trang web hoặc do các sự kiện không lường trước khác.
  6. Theo dõi số lần nhấp và lần hiển thị cho các phần tử tìm kiếm của bạn.

Xem bài nói chuyện về dữ liệu có cấu trúc tại sự kiện Google I/O

Đo lường hiệu suất của các tính năng của Tìm kiếm

Đối với một số tính năng Tìm kiếm, bạn có thể trực tiếp theo dõi lưu lượng truy cập của người dùng trong báo cáo Hiệu suất. Để theo dõi lưu lượng truy cập, hãy chọn phần Giao diện tìm kiếm trong báo cáo. Nếu bạn không thấy một bộ lọc cho tính năng cụ thể thì nguyên nhân có thể là:

  • Không phải tất cả các loại tính năng đều có thể theo dõi. Hãy đọc tài liệu để xem có thể theo dõi tính năng nào trong Search Console.
  • Google chưa phát hiện thấy bất kỳ điểm dữ liệu nào của tính năng đó trên trang web của bạn.

So sánh hiệu quả của các tính năng Tìm kiếm

Bạn có thể so sánh hiệu suất của các trang có sử dụng tính năng tìm kiếm với những trang không sử dụng để quyết định xem bạn có nên dành công sức cho những tính năng đó không. Cách thực hiện tốt nhất là chạy quy trình kiểm tra trước và sau khi sử dụng trên một vài trang thuộc trang web của bạn. Điều này có thể hơi phức tạp, vì lượt xem một trang có thể thay đổi vì nhiều lý do khác nhau.

  1. Chọn một số trang trên trang web mà hiện không sử dụng dữ liệu có cấu trúc và có một vài tháng dữ liệu trong Search Console. Đảm bảo chọn các trang không bị ảnh hưởng bởi thời gian trong năm hoặc tính kịp thời của nội dung. Hãy sử dụng các trang sẽ không thay đổi nhiều nhưng vẫn đủ phổ biến để người dùng đọc thường xuyên ở mức tạo ra được dữ liệu có ý nghĩa.
  2. Thêm dữ liệu có cấu trúc hoặc tính năng khác vào các trang của bạn. Dùng công cụ Kiểm tra URL trên trang của bạn để xác nhận mã trang là hợp lệ và Google đã tìm thấy các tính năng đó.
  3. Ghi lại hiệu suất của một vài tháng trong Báo cáo hiệu suất rồi lọc theo URL để so sánh hiệu suất của trang.

Except as otherwise noted, the content of this page is licensed under the Creative Commons Attribution 4.0 License, and code samples are licensed under the Apache 2.0 License. For details, see the Google Developers Site Policies. Java is a registered trademark of Oracle and/or its affiliates.

Last updated 2022-07-03 UTC.

[{ "type": "thumb-down", "id": "missingTheInformationINeed", "label":"Thiếu thông tin tôi cần" },{ "type": "thumb-down", "id": "tooComplicatedTooManySteps", "label":"Quá phức tạp/quá nhiều bước" },{ "type": "thumb-down", "id": "outOfDate", "label":"Đã lỗi thời" },{ "type": "thumb-down", "id": "translationIssue", "label":"Vấn đề về bản dịch" },{ "type": "thumb-down", "id": "samplesCodeIssue", "label":"Vấn đề về mẫu/mã" },{ "type": "thumb-down", "id": "otherDown", "label":"Khác" }] [{ "type": "thumb-up", "id": "easyToUnderstand", "label":"Dễ hiểu" },{ "type": "thumb-up", "id": "solvedMyProblem", "label":"Giúp tôi giải quyết được vấn đề" },{ "type": "thumb-up", "id": "otherUp", "label":"Khác" }] Bạn muốn chia sẻ thêm với chúng tôi?

Video liên quan

Chủ Đề