Trung quốc có bao nhiêu dân số

Như vậy, Ấn Độ đã soán ngôi Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới kể từ năm 1950 khi Liên Hiệp Quốc bắt đầu công bố dữ liệu về dân số. Tuy nhiên, trang Our World in Data cho rằng thật sự Trung Quốc đã có dân số đông nhất thế giới kể từ ít nhất năm 1750, với khoảng 225 triệu người, tương đương khoảng 28% tổng số dân trên thế giới khi đó.

Thách thức cho Trung Quốc

Trong những ngày đầu sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949, chính quyền khuyến khích sinh nhiều con. Nhưng đến năm 1980, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi động chính sách sinh một con vì cho rằng nếu không làm như vậy thì "nền kinh tế của chúng ta không thể phát triển tốt và cuộc sống của người dân sẽ không được cải thiện".

Đến đầu năm 2023, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố dân số nước này đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1961.

Giờ đây với việc Ấn Độ vượt mặt Trung Quốc về dân số, báo Wall Street Journal nhận định dân số ngày càng tăng của Ấn Độ đồng nghĩa nước này có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, mua nhiều hàng hóa của thế giới hơn và đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề toàn cầu, ngay cả khi nước này phải vật lộn với nghèo đói và thiếu việc làm.

Trong khi đó, những trở ngại về nhân khẩu học của Trung Quốc sẽ khiến nước này khó đạt được các tham vọng kinh tế hơn hoặc khó thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp sự giàu có và sức mạnh quân sự đang tăng lên của Bắc Kinh.

Lực lượng lao động của Trung Quốc đang ngày càng thu hẹp lại và nhóm người về hưu đang tăng lên tại đây. Khoảng 203 triệu người, tương đương 14,3% dân số Trung Quốc, hiện nay trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên, tăng so với mức 87,5 triệu người vào năm 2000. Tỉ lệ sinh ở Trung Quốc [số con mà một phụ nữ sinh trong suốt cuộc đời] là 1,18 trẻ vào năm 2022, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 2,1 cần thiết để giúp ổn định dân số.

Trung Quốc giờ đây đứng trước nỗi lo không có đủ người trong độ tuổi lao động để thúc đẩy tăng trưởng. "Về lâu dài, chúng ta sẽ chứng kiến một Trung Quốc mà thế giới chưa từng thấy. Sẽ không còn dân số trẻ, sôi nổi và tăng liên tục", giáo sư xã hội học Wang Feng tại Đại học California bình luận.

Tuy nhiên, những thách thức về nhân khẩu học của Trung Quốc không phải là không thể vượt qua. Các quan chức Trung Quốc tin rằng với nền giáo dục tốt hơn và tiến bộ công nghệ, các yếu tố này có thể bù đắp những tác động của lực lượng lao động đang bị thu hẹp.

Cơ hội cho Ấn Độ

Dân số Ấn Độ dự kiến tiếp tục tăng trong bốn thập niên tới, có thể đạt đỉnh gần 1,7 tỉ người vào năm 2063. Về nhiều mặt, Ấn Độ hiện nay trông giống như Trung Quốc của 30 năm trước. Quốc gia Nam Á này có dân số trong độ tuổi lao động đang gia tăng nhanh chóng, với 610 triệu người dưới 25 tuổi và có tương đối ít người già trong tình trạng cần chăm sóc.

Ấn Độ sẽ là quốc gia duy nhất có lực lượng lao động đủ lớn để đóng vai trò công xưởng của thế giới như Trung Quốc, bất chấp các rào cản do cơ sở hạ tầng và quy định đầu tư, theo báo Wall Street Journal. Một số công ty Mỹ như Apple đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Hiện nay Ấn Độ đang nâng cấp cơ sở hạ tầng bằng cách mở đường và xây sân bay mới, đồng thời mở rộng khả năng tiếp cận điện và nước trên cả nước. Hệ thống thanh toán di động của Ấn Độ cũng chứng kiến sự bùng nổ trong thanh toán kỹ thuật số. Một số nhà kinh tế dự đoán GDP của Ấn Độ sẽ tăng hơn gấp đôi từ mức hiện tại lên 8.500 tỉ USD trong 10 năm tới.

Dự báo tăng trưởng kinh tế trung hạn là khoảng 4% một năm đối với Trung Quốc và khoảng 6% đối với Ấn Độ, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, Ấn Độ gần đây đã vượt Anh trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và có thể vượt qua Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc vào năm 2029.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cảnh báo Ấn Độ có thể đối mặt với bất ổn trong nước nếu không tạo ra thêm nhiều cơ hội kinh tế hơn cho người dân. Năm ngoái, chính quyền nước này đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình bạo lực ở hai bang, sau khi hơn 10 triệu người nộp đơn cạnh tranh cho chỉ 35.000 việc làm trong hệ thống đường sắt quốc gia.

Nghiêng về Nam Á

Dân số thế giới trong tương lai được dự báo sẽ nghiêng nhiều hơn về phía nam bán cầu, không chỉ vì Ấn Độ. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, cả khu vực Nam Á sẽ có dân số trong độ tuổi lao động lớn nhất trong tất cả các khu vực vào năm 2041.

"Chúng ta đang ở đỉnh điểm của quá trình chuyển đổi dân số, có thể là quan trọng nhất trong 200 năm qua. Trọng tâm của thế giới đã và đang dịch chuyển trong một thời gian nhưng nó sắp được cố định" - ông Irfan Nooruddin, giám đốc Trung tâm Nam Á tại Hội đồng Đại Tây Dương [Mỹ], nhận định.

Trung Quốc có diện tích lãnh thổ lớn thứ 3 thế giới với 9,6 triệu km2. Tuy nhiên gần ½ diện tích của đất nước này hầu như rất ít người sinh sống. 94% dân số trong tổng số hơn 1,4 tỉ người hiện đang sống ở phía đông, chiếm diện tích 43%. Và 6% dân số sống trên diện tích 57% còn lại ở phía tây [khoảng 5,5 triệu km2].

Theo trang britannica.com, mật độ dân số thay đổi đáng kể, với sự tương phản lớn nhất xảy ra giữa phía đông của Trung Quốc với các vùng đất phía tây, tây bắc bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Thanh Hải…

Trong khi đó ở bờ đông, mật độ dân số cao đặc biệt tại đồng bằng Trường Giang [Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang], đồng bằng Châu Giang [Quảng Đông] và đồng bằng Thành Đô của lưu vực phía tây Tứ Xuyên. Hầu hết các khu vực có mật độ dân cư cao nằm liền kề với các đồng bằng phù sa nơi tập trung nền nông nghiệp thâm canh.

94% dân số trong tổng số hơn 1,4 tỉ người Trung Quốc hiện đang sống ở phía đông

MATADOR NETWORK

Ngược lại, các khu vực phía tây và biên giới bị cô lập, lớn hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia châu Âu nào, lại có dân cư thưa thớt với mật độ 15 người/km2. Các khu vực rộng lớn hiếm người ở bao gồm phần phía bắc của Tây Tạng, các vùng đất ở trung tâm lưu vực Tarim, Tân Cương, sa mạc và núi cằn cỗi ở phía đông Lop Nur...

Vào những năm 1950, chính phủ Trung Quốc ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của các vùng biên giới đã khởi xướng việc thu hút các cựu quân nhân và trí thức trẻ đến định cư ở đó.

Đường sắt và đường cao tốc mới được xây dựng để đi qua vùng đất hoang. Điều này đã thúc đẩy sự gia tăng dân số và sự phát triển của một số thị trấn khai thác mỏ, công nghiệp nhỏ.

Những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy di cư có kế hoạch vào các vùng nội địa và biên giới đã mang lại kết quả đáng chú ý. Mặc dù không rõ tổng số người từng tham gia vào các cuộc di cư như vậy, nhưng người ta ước tính rằng vào năm 1980, từ một phần tư đến một phần ba dân số của các khu vực và tỉnh thành như Nội Mông, Tân Cương, Hắc Long Giang và Thanh Hải đã nâng tỷ lệ người Hán lên khoảng 2/5 trên tổng số dân.

Tuy nhiên, những cải cách kinh tế bắt đầu vào cuối những năm 1970 đã tạo ra một làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị và từ tây sang đông, đảo ngược xu hướng của ba thập kỷ trước. Điều này làm trầm trọng thêm sự phân bổ dân số không đồng đều của đất nước, mang lại dòng người khổng lồ đến các khu vực đô thị của các tỉnh phía đông và tiếp tục làm cạn kiệt dân số ở khu vực phía tây.

Sa mạc Gobi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt

T.L

Kể từ cuối những năm 1970, Trung Quốc tăng cường đáng kể sự tương tác với nền kinh tế thế giới và nước này dần trở thành một trong những quốc gia thống trị thương mại toàn cầu. Cả ngoại thương và tổng sản phẩm quốc gia [GNP] của Trung Quốc đều tăng trưởng nhanh và bền vững, đặc biệt kể từ khi các công ty nước ngoài bắt đầu sử dụng Trung Quốc làm nền tảng xuất khẩu cho hàng hóa sản xuất ở đó gọi là "đặc khu kinh tế".

Năm 2010 Trung Quốc vượt tổng sản phẩm quốc nội của Nhật Bản [GDP] và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

Điều kiện địa lý thuận lợi ở bờ đông

Phía đông Trung Quốc vừa giáp biển, vừa có những đồng bằng rộng lớn, khí hậu ấm áp, lượng mưa lớn, điều kiện vô cùng tốt để trồng trọt.

Trong khi đó vùng phía tây thì khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Dãy Himalaya phủ bóng lên cao nguyên Tây Tạng và sa mạc Gobi, ngăn chặn khu vực này nhận lượng mưa cần thiết hình thành từ Ấn Độ Dương. Hai nơi này là một trong những nơi khô hạn nhất trên trái đất. Do vậy nông nghiệp không thể phát triển.

Điều kiện khí hậu khiến miền tây hình thành 2 sa mạc khổng lồ là Gobi và Taklamakan. Nhiệt độ vào mùa đông giảm xuống -40 độ C, trong khi mùa hè lên đến 45 độ C. Người dân sống ở vùng này chủ yêu là dân du mục.

Ba khu vực giàu có nhất nằm dọc theo bờ biển phía đông nam, tập trung ở châu thổ Châu Giang, trung tâm là hạ lưu Trường Giang và khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Liêu Ninh. Nhất là những khu vực này có thêm 2 con sông nổi tiếng là Hoàng Hà và Trường Giang thuộc hàng lớn nhất hành tinh.

Thành phố Thượng Hải

T.L

Chính sự phát triển nhanh chóng của những khu vực này đang có tác động đáng kể nhất đối với toàn bộ nền kinh tế khu vực châu Á. Các chính sách của chính phủ Trung Quốc được thiết kế để loại bỏ những trở ngại giúp tăng trưởng ở những khu vực giàu có này.

Vùng đất phía tây giữ vai trò quan trọng

Cao nguyên Tây Tạng dù chỉ có dân số 4 triệu người nhưng giữ vai trò quan trọng, nơi có hàng ngàn con sông băng, với trữ lượng nước ngọt lớn thứ 3 thế giới. Cao nguyên Tây Tạng không chỉ quan trọng với Trung Quốc mà còn cả châu Á khi không ít con sông lớn bắt nguồn từ đây trong đó có 2 con sông Hoàng Hà và Trường Giang. Sông Mê Kông tạo nên đồng bằng màu mỡ ở Việt Nam cũng xuất phát từ Tây Tạng.

Nắm giữ cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc giữ nguồn nước của hàng tỉ người.

Phía tây còn tạo nên lớp "giáp" bảo vệ vững chắc Bắc Kinh và các thành phố thịnh vượng phía đông. Ngoài ra phía tây còn có Con đường tơ lụa, hàng ngàn năm qua là hành lang giao thương quan trọng giữa khu vực phía đông giàu có của Trung Quốc với các xứ Ả Rập.

Vùng lãnh thổ phía tây có trữ lượng dầu khí lớn. Chỉ riêng Tân Cương đã có trữ lượng dầu mỏ cực lớn và là khu vực sản xuất khí thiên nhiên nhiều nhất Trung Quốc.

Dân số Trung Quốc hơn Việt Nam bao nhiêu?

Trung Quốc là một nước lớn, diện tích 9.597km2, đứng thứ 3 trên thế giới, sau Liên bang Nga [17.075 km2] và Canada [9.971 km2], rộng gấp 30 lần Việt Nam. Dân số đã vượt qua mốc 1,3 tỷ người, đông nhất thế giới và gấp 15 lần Việt Nam .

Trung Quốc có bao nhiêu dân 2023?

Dân số hiện tại của Trung Quốc là 1.453.665.312 người vào ngày 27/12/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Trung Quốc hiện chiếm 18,01% dân số thế giới.

Dân số Ấn Độ và Trung Quốc ai cao hơn?

Số liệu của Liên Hiệp Quốc vừa công bố cho thấy Ấn Độ đã soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới của Trung Quốc.

Dân số thế giới năm 2023 là bao nhiêu?

Trước đó, Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ ước tính dân số thế giới đạt 8 tỷ người vào ngày 26/9/2023. Tuy nhiên, theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc [UNFPA], điều này đã xảy ra vào ngày 15/11/2022. Sự tăng trưởng dân số thế giới đã chậm lại kể từ những năm 1960. Phải mất 12,5 năm để dân số toàn cầu tăng từ 7 tỷ lên 8 tỷ.

Chủ Đề