Trường dành cho học sinh cá biệt tại TPHCM

Những em học sinh khiến cha mẹ bất lực vì sự ngang bướng của mình lại được những thầy cô của trường học đặc biệt này xem như là những đứa trẻ hồn nhiên với những tố chất riêng biệt.

Người thầy thương học trò nghèo, viết báo đăng bài giúp nhiều em vượt khó

Biết được câu chuyện bé Ngân có nguy cơ bị mù, thầy Nhơn đã tìm gặp và chụp hình em đưa lên mạng xã hội để kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp và học trò cũ giúp đỡ, đồng thời viết bài gửi báo.

Ngông cuồng tuổi mới lớn

Nằm trong khuôn viên Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM, trường Nội trú IVS dành cho trẻ cá biệt với 500 em học sinh luôn rộn rã tiếng cười nói.

VIDEO: Bên trong ngôi trường dạy học sinh 'đặc biệt cá tính' - Thực hiện: Vũ Phượng

Thầy Tống Văn Tam, Tổng điều hành hệ thống trường nội trú IVS tại TP.HCM cho biết 500 em học sinh trong trường là 500 hoàn cảnh, câu chuyện khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là em nào cũng cần được trải lòng và chia sẻ.

Học sinh của trường đa phần là những em nghiện game mà gia đình bất lực, cha mẹ ly hôn hoặc không tìm được tiếng nói chung với cha mẹ.

Thầy Tam phân tích, các em nghiện game luôn sở hữu những giá trị ảo, các em có thể đau xót, khóc thương cho nhân vật trong game mà quên mất đi thực tại cuộc sống đang diễn ra. Những em cha mẹ ly hôn thường sẽ bị tổn thương tâm lý sâu sắc vì thiếu vắng tình yêu thương.

Các bậc cha mẹ gửi con vào trường với mong muốn khi trở về con sẽ là người có ích cho xã hội

Ảnh: Vũ Phượng

Các em chủ yếu đang ở độ tuổi phát triển, tâm sinh lý chưa ổn định nên khá nhạy cảm. Vì vậy, một số em nhìn vào cách cư xử của cha mẹ rồi chán chường nên thành trầm cảm hoặc tăng động.

Em Nguyễn Thị Minh T. [16 tuổi, quê Đà Nẵng] cho biết em là con một trong gia đình cả ba mẹ đều làm kinh doanh, thường xuyên đi công tác nước ngoài. Tất cả việc chăm sóc T. cũng như đưa đón đi học ba mẹ đều giao lại cho người giúp việc.

Tại trường các em được học kỹ năng sống và rèn luyện giờ giấc kỷ luật như quân đội

Ảnh: Vũ Phượng

Đến trường nhìn bạn bè được cha mẹ đưa rước em tủi thân nên dùng tiền ba mẹ cho chi tiêu hàng tháng đổ hết vào game để giải sầu. Được một thời gian kết quả học sa sút, cô giáo liên hệ với gia đình thì mẹ T. đưa em vào trường IVS.

Lúc mẹ giao em cho thầy em chỉ cười nhếch môi, em nghĩ rằng ba mẹ chỉ thích kiếm tiền chứ đâu có cần em nữa nên mới gửi em vào đây. Em chán nên chẳng thèm nói hay chào hỏi gì. Ba mẹ thì khoảng 3 tháng vào thăm em 1 lần xong lại thôi, T. tâm sự.

Thầy cô quản nhiệm luôn theo sát để chia sẻ cùng các em

Ảnh: Vũ Phượng

Vốn quen tiêu xài và dùng internet nay lại phải từ bỏ tất cả nên khoảng thời gian đầu tại trường với T. rất khó chịu vì bứt rứt tay chân. Do đó, T. ngày càng cục tính với bạn bè và thầy cô.

Vậy nhưng khi được thầy cô bắt bệnh và trị bệnh bằng cách quan tâm chia sẻ, sau 3 tháng T. dần mở lòng và tâm sự chuyện của mình cho thầy cô nghe. Từ đó, T. bắt đầu hòa nhập với môi trường học tập mới.

Thầy cô chữa bệnh tâm lý

Ngoài học văn hóa theo chương trình của sở giáo dục, các em ở đây còn được học nhiều kỹ năng sống, tự lập như trong môi trường như quân đội, rèn luyện thể thao và giá trị sống.

Các em tại đây không được sử dụng điện thoại nên mỗi khi thấy thầy cô cầm điện thoại đến các em luôn hào hứng để chụp hình

Ảnh: Vũ Phượng

Tại đây, các thầy cô vừa làm cha mẹ, vừa làm bạn bè vừa làm chuyên gia để đánh thức những nhân cách trong mỗi em. Đặc biệt, giáo viên quản nhiệm phải có tấm lòng vị tha, yêu thương và kiên nhẫn mới có thể hòa nhập được với các em.

Thầy Trịnh Phú Sơn, Tổng phụ trách ký túc xá IVS cho biết lúc các em mới vào trường là lúc các em đang mất lòng tin từ gia đình, vì vậy sẽ mất lòng tin với tất cả những người xung quanh. Do đó, thầy cô quản nhiệm phải hết sức khéo léo và cố gắng mới có thể hóa giải được những tâm sự trong lòng các em.

Chính vì theo sát 24/24 nên khi nhận thấy được sự thay đổi gì từ tính cách cho đến lời nói, hành động của các em thì thầy cô quản nhiệm ai cũng vui mừng. Chỉ cần các em mở lòng mình thì những thứ còn lại sẽ rất dễ dàng, thầy Sơn chia sẻ.

Các em ở phòng ký túc xá từ 7 - 10 người, tự giặt giũ quần áo, xếp mùng mền chiếu gối

Ảnh: Vũ Phượng

Tương tự, một câu chuyện khiến thầy Tam nhớ mãi đến hôm nay là chuyện của em học sinh tên An. Cha mẹ gửi An vào trường vì em mê chơi game và 2 năm không nói chuyện với gia đình. Ở trường hơn 1 tháng em vẫn không nói chuyện với bất kỳ ai. Cho đến khi em làm rơi gối được thầy Tam nhặt lên giúp em đã nói Cảm ơn Thầy.

Có những phụ huynh luôn áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái, đem con mình so sánh với bạn bè đồng trang lứa làm các em tổn thương. Cũng như có những phụ huynh không chia sẻ, trò chuyện cùng với con làm các em lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình nên phải tìm nhiều thú vui khác ở ngoài

Thầy Tống Văn Tam

Lúc này, thầy Tam mới phân tích cho An rằng, cha mẹ mang nặng đẻ đau, chăm sóc An mười mấy năm trời sao An chưa một lần nói cảm ơn, trong khi An ở với thầy chỉ hơn 1 tháng đã nói được lời cảm ơn.

An im lặng nằm khóc không nói gì, đến hôm sau thì em xin thầy được gọi điện thoại về nhà và chỉ nói đúng hai câu: Ba mẹ khỏe không? Công việc của ba mẹ thế nào? rồi cúp máy và bỏ về phòng.

Bất ngờ vì câu hỏi thăm của con trai, cha mẹ An đã liên hệ chia sẻ cảm xúc với thầy Tam và lên thăm con sau đó.

Thầy Tam trải lòng: Thấy các em thay đổi từng chút một mình nhìn cũng sướng huống gì phụ huynh. Hiện nay, An đang là sinh viên trường Đại học kiến trúc TP.HCM và thường xuyên về thăm trường.

Chị H. [ngụ Hà Nội], phụ huynh học sinh từng học tại trường nội trú IVS cũng chia sẻ, con trai chị khi còn đi học rất quậy, gia đình ai cũng đau đầu nhưng không thể quản nổi. Hết cách, chị đã gửi vào trường IVS để vừa học văn hóa vừa rèn luyện. Sau khi học hết 12, con trai chị H. thi đậu Đại học hàng hải và đã biết lo nghĩ nhiều hơn cho cha mẹ.

Vì đâu nên nỗi?

Theo thầy Tam, các học sinh trong trường đa phần là con của những gia đình có điều kiện nhưng các em vẫn rất đáng thương vì không được tâm sự, gần gũi với cha mẹ. Thầy Tam cho rằng sự quan tâm của cha mẹ là một trong những lý do chính các em trở thành những học sinh cá biệt.

Thầy Tam nói: Có những phụ huynh luôn áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái, đem con mình so sánh với bạn bè đồng trang lứa làm các em tổn thương. Cũng như có những phụ huynh không chia sẻ, trò chuyện cùng với con làm các em lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình nên phải tìm nhiều thú vui khác ở ngoài.

Các em rèn luyện thể thao sau một ngày học tập

Ảnh: Vũ Phượng

Bên cạnh đó, một vài trường hợp khác mà phụ huynh khiến nhiều thầy cô quản nhiệm đau đáu trong lòng vì gửi các em vào trường rồi 1 năm chỉ gọi điện thoại cho các em một, hai lần.

Những lúc như vậy nhìn các em thấy rất thương, dù sao thì tình cảm gia đình cũng là tình cảm thiêng liêng, các em có quậy đến mấy nhưng sâu thẳm trong lòng vẫn yêu thương, kính trọng cha mẹ. Những trường hợp như vậy, chúng tôi chỉ biết tâm sự, động viên để các em khuây khỏa, thầy Tam cho hay.

Những học sinh cá biệt, nghiện game... được liệt vào danh sách khó dạy, tuy nhiên với cách nhìn nhận của trường IVS thì các em chưa hẳn đã hư mà chỉ là chưa được yêu thương và giáo dục đúng cách.

Một ngôi trường đặc biệt

Ngày 7/5, tại Trường IVS, cơ sở huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Theo dòng lịch sử Việt Nam", giao lưu cùng anh hùng Phạm Tuân và nhà thơ Hồng Thanh Quang.

Gần 600 học sinh có mặt tại hội trường rất hào hứng khi được gặp nhà thơ nổi tiếng, anh hùng dân tộc "bước ra" từ trang sách. Cũng tại buổi giao lưu, học sinh được truyền cảm hứng tình yêu văn thơ cùng những chiến công lịch sử vang dội. 

Ông Phạm Quang Long, Chủ tịch Hệ thống trường IVS và 2 khách mời. Ảnh: Phạm Hưng

Cô Nghiêm Thị Nguyệt Anh [ngoài cùng bên phải] và cô Lã Thị Oanh [ngoài cùng bên trái]. Ảnh: Phạm Hưng

Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Nghiêm Thị Nguyệt Anh, Hiệu trưởng Trường THPT IVS, cơ sở Hà Nội, mời các chuyên gia, nhân vật tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực để truyền cảm hứng cho học sinh là một hoạt động thường niên của Hệ thống trường IVS, mở rộng kiến thức cho học sinh và giúp các em có định hướng tốt hơn cho tương lai.

Hệ thống trường IVS có 3 cơ sở tại Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM. Đây cũng là ngôi trường nội trú nổi tiếng dạy cho đối tượng học sinh "đặc biệt" nghịch và nghiện game, ngoài những học sinh quanh địa bàn. 

Mục tiêu đến năm 2025 của IVS sẽ là Tập đoàn hàng đầu của Việt Nam và khu vực trong sự nghiệp giáo dục và phát triển tài năng cho thế hệ trẻ. Ảnh: Phạm Hưng

Mặc dù gọi là học sinh cá biệt, nghiện game nhưng với Hệ thống trường IVS, các em lại là những học sinh có tố chất đặc biệt. Tại trường IVS, các em đang được sống và học tập tại môi trường tốt về chất lượng giáo dục, lành mạnh về lối sống để rèn luyện, phát triển bản thân.  

Cô Lã Thị Oanh, Hiệu trưởng trường Phổ thông IVS, cơ sở Bắc Ninh, cho hay, nhà trường áp dụng những phương pháp giáo dục mới nhất, hiện đại nhất từ nhiều nước như The Leader in Me, Giá trị sống, Phương pháp giảng dạy mới cho giáo viên thế kỷ 21, Đa trí tuệ trong lớp học, Các kỹ năng tổng hợp để nâng cao năng lực học sinh sẽ giúp các em chia sẻ về bản thân và hứng thú học tập, sáng tạo và yêu trường, yêu bạn, gắn bó với thầy cô, đây là chìa khóa giúp học sinh “cá biệt” trở nên “đặc biệt”  phát huy tối đa tố chất bản thân.

Cơ sở vật chất trường IVS khang trang nhưng với mức học phí phù hợp với phụ huynh. Ảnh: NTCC

Hơn nữa, với mô hình thiếu sinh quân, học sinh sẽ được học về kỷ luật trong nếp sống hằng ngày theo quy định của quân đội. Các em được rèn luyện ý thức tự giác chấp hành kỷ luật, sống tự lập. 

"Học sinh cá biệt sau khi vào trường, đội ngũ chuyên gia sẽ khảo sát để nắm bắt những đặc điểm cũng như tố chất riêng của từng em, từ đó đưa ra những “phác đồ” phù hợp.

Sẵn sàng cho chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo cô Nghiêm Thị Nguyệt Anh, nhà trường đổi mới phương pháp giáp dục theo chỉ đạo của Bộ GDĐT. Giảng dạy theo phương pháp nghiên cứu bài học, giáo viên không phải truyền đạt kiến thức mà gieo vấn đề, tạo tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh tìm ra kiến thức. Trường có nhiều giáo viên trẻ tâm huyết, nhiệt tình và kỹ năng công nghệ thông tin tốt, luôn cố gắng cải tiến phương pháp dạy, lồng ghép video hoặc tiểu phẩm hóa, kịch hóa sự kiện lịch sử. 

Học sinh được phát triển khả năng theo đam mê với hình thức sinh hoạt các CLB: Guitar, Piano, Yoga, Hội Họa, Tiếng Anh… và nhiều môn thể thao khác. Ảnh: NTCC

Chia sẻ thêm về kế hoạch năm học mới 2022-2023, cô Nguyệt Anh cho hay, hiện tại trường có 300 học sinh hệ nội trú và gần 600 học sinh ngoại trú gần 600 học sinh. Sắp tới tuyển sinh 5 lớp 10 và trường đã xây dựng 12 tổ hợp môn học, công khai để phụ huynh lựa chọn. Các phòng học chức năng đầy đủ, đảm bảo dạy các môn năng khiếu như nhạc, mỹ thuật, võ. Khi học sinh nhập học, nhà trường mời giảng viên ở Học viện Âm nhạc Việt Nam đến kiểm tra phát hiện có tốt chất sẽ có lớp đào tạo năng khiếu.

Môn võ Vovinam - Việt võ đạo mang bản sắc dân tộc Việt được đưa vào giảng dạy trên toàn hệ thống IVS  giúp học sinh tập thói quen vận động, tăng cường sự tập trung để quên dần những trò chơi Game ảo, học cách sống chủ động, loại bỏ những thói quen xấu, chiến thắng bản thân.

Đồng thời các em được phát triển khả năng theo đam mê với hình thức sinh hoạt các CLB: Guitar, Piano, Yoga, Hội họa, Tiếng Anh… và nhiều môn thể thao khác.

Phương châm phát triển môi trường giáo dục toàn diện Văn - Thể - Mỹ của trường IVS đã mang lại nhiều thành tựu về sự thay đổi nhân cách, trí tuệ cho học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề