Truyện đồng thoại là gì nêu đặc trưng của truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại có những đặc điểm gì?

Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thể loại hồi kí?

Em hãy hoàn thành sơ đồ sau [kẻ vào vở]:...

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:...

Dùng sơ đồ để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ.

Xác định ẩn dụ và hoán dụ trong những ví dụ sau:...

Lời Cảm ƠnXin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo hướngdẫn Th.s Trần Thị Mỹ Hồng đã luôn hướng dẫn chu đáo, tậntình và luôn động viên trong suốt quá trình nghiên cứu vàhoàn thành khóa luận tốt nghiệp.Xin gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đối với các thầy côgiáo trong Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Trường Đạihọc Quảng Bình đã động viên trong suốt 4 năm học.Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ tronghọc tập và trong quá trình nghiên cứu khóa luận này.Xin chân thành cảm ơn!Quảng Bình, tháng 05 năm 2017Sinh viên thực hiệnĐinh Thị ThảoLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quảnghiên cứu không trùng với kết quả của tác giả nào khác.Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.Quảng Bình, tháng 05 năm 2017Sinh viênĐinh Thị Thảo LyMỤC LỤCMỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 12. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ........................................................................................... 23. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................. 74. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 75. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 76. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 8NỘI DUNG........................................................................................................... 9CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI VÀTRUYỆN ĐỒNG THOẠI................................................................................... 91.1. Tác giả Tô Hoài .............................................................................................. 91.1.1. Vài nét về tiểu sử ......................................................................................... 91.1.2. Những chặng đường sáng tác .................................................................... 101.1.2.1. Trước cách mạng tháng Tám.................................................................. 101.1.2.2. Sau cách mạng tháng tám ....................................................................... 141.2. Truyền đồng thoại ........................................................................................ 181.2.1. Khái niệm truyện đồng thoại ..................................................................... 181.2.2. Đặc điểm truyện đồng thoại ...................................................................... 19CHƯƠNG 2: ĐỀ TÀI, NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN ĐỒNG THOẠIVIẾT CHO TRẺ EM CỦA TÔ HOÀI ............................................................ 232.1. Đề tài trong truyện đồng thoại viết cho trẻ em của Tô Hoài........................ 232.1.1. Đề tài về tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước........................... 232.1.2. Đề tài về tình bạn....................................................................................... 262.2. Nhân vật trong truyện đồng thoại viết cho trẻ em của Tô Hoài ................... 282.2.1. Các loại nhân vật ....................................................................................... 282.2.1.1. Nhân vật - con vật .................................................................................. 292.2.1.2. Nhân vật - thiên nhiên ............................................................................ 332.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện đồng thoại viết cho trẻ em củaTô Hoài................................................................................................................37CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆNĐỒNG THOẠI VIẾT CHO TRẺ EM CỦA TÔ HOÀI................................. 403.1. Nghệ thuật hư cấu, tưởng tượng................................................................... 403.2. Nghệ thuật kể chuyện ................................................................................... 433.3. Nghệ thuật miêu tả ....................................................................................... 463.4. Nghê thuật sử dụng ngôn ngữ ...................................................................... 49KẾT LUẬN ........................................................................................................ 55TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀITừ xưa đến nay, văn học đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trongđời sống con người. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một loại hìnhnghệ thuật, văn học làm phong phú hơn hiểu biết của con người, góp phần hìnhthành nhân cách, đúng như M.Gorki đã từng nói “ Văn học là nhân học”.Ở Việt Nam, trong sự phát triển của nền văn học dân tộc, mỗi đối tượng,mỗi lứa tuổi, cũng có những sáng tác văn học phù hợp. Trong đó, văn học thiếunhi là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên diện mạo của văn học nướcnhà. “Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống”. Đó là những bức tranh muônmàu về cuộc sống, về thế giới tâm hồn đáng yêu, hồn nhiên và trong sáng củalứa tuổi ấu thơ.Và với bất kì ai, tuổi thơ là quãng thời gian đáng nhớ, quãng thời đẹp,quãng thời gắn bó với những cảm xúc, suy nghĩ hồn nhiên, sống động. Nhữnglời hát ru, những câu chuyện cổ tích thời thơ ấu sẽ theo chúng ta suốt cuộc đờivà trở thành kỉ niệm khó quên của tuổi thiếu niên. Lớn lên, khi bắt đầu biết đọcnhững con chữ các em lại tiếp tục tìm những câu chuyện phù hơp sở thích, đểthỏa mãn trí tưởng tượng phong phú của mình. Văn học thiếu nhi, vì vậy đã trởthành một bộ phận không thể thiếu của bất kì nên văn học nào.Khi nhắc đến văn học trẻ em, chúng ta không thể không nhớ đến Tô Hoài.Ông được xem là người có công đặt viên gạch đầu tiên dựng nên ngôi nhà vănhọc trẻ em Việt Nam hiện đại. Nhà văn Tô Hoài là một nhà văn tài năng và làtấm gương sáng về lao động nghệ thuật. Nhà văn đã có nhiều tác phẩm dành chotrẻ em. Từ những câu chuyện nhỏ hằng ngày, từ những cốt truyện khai thác từtruyện cổ tích, truyền thuyết trong dân gian, từ chuyện viết về những loài vậtgần gũi, đáng yêu đến những loài cây cối xanh tươi,… tác giả dành phần lớn sựnghiệp cầm bút viết nên những tác phẩm hay dành tặng lứa tuổi thiếu nhi. Thôngqua hình tượng nhân vật, tác giả đã giúp các em có nền tảng tốt đẹp để cảm nhậnvà thấu hiểu điều hay lẽ phải ở đời.1Đồng thoại là mảng truyện mượn hình ảnh của loài vật để khắc họa nhữngdiễn biến tâm lý, tình cảm, sự nhận thức và thái độ của thế giới tuổi thơ trướcthế giới và cuộc sống xung quanh. Có thể nói, truyện đồng thoại đã thực sự tạora một thế giới rất riêng, sinh động hấp dẫn nhưng cũng rất gần gũi với tâm sinhlý, với trí tưởng tượng của trẻ thơ. Bởi vậy mà truyện đồng thoại đã trở thànhngười bạn thân thiết của tuổi thơ, là nguồn dinh dưỡng tinh thần không thể thiếucuả các bạn độc giả nhỏ tuổi. Là một giáo viên tương lai chúng tôi muốn thôngqua kết quả nghiên cứu của đề tài này để có hướng giúp bản thân tích lũy vốn trithức, đồng thời giúp trẻ tìm hiểu, cảm nhận được cái hay, cái đẹp những bài họcý nghĩa đằng sau mỗi câu chuyện.Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đặc điểmtruyện đồng thoại viết cho trẻ em của Tô Hoài”, để góp phần khám phá,khẳng định tài năng của nhà văn, đồng thời có cách tiếp cận đúng đắn truyệnđồng thoại của Tô Hoài.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀTừ những năm đầu thế kỷ XX, truyện đồng thoại được nhiều tác giả nghiêncứu và có những đánh giá sâu sắc. Có nhiều công trình nghiên cứu về đặc trưng,chức năng của thể loại truyện đồng thoại như: Tìm hiểu đặc điểm của đồng thoạicủa Vân Thanh, Lại nói về truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi của Võ Quảng,Về sức tưởng tượng của đồng thoại của Nguyễn Kiên và Truyện đồng thoại viếtcho lứa tuổi nhi đồng của Định Hải. Trong các công trình trên các tác giả trênđều khẳng định: Truyện đồng thoại phản ánh cuộc sống không theo quy luật tảthực mà theo quy luật tưởng tượng. Theo họ, nhờ tưởng tượng mà cuộc sốngtrong truyện đồng thoại hiện lên rõ hơn, lộng lẫy hơn, có sức khái quát cao hơn.Nhờ đó, thể loại này dễ dàng bắt nhịp với tuổi thơ, tham gia rất sớm vào quátrình hình thành nhân cách của mỗi con người. Khi nói về đặc trưng của truyệnđồng thoại, các tác giả trên cũng bàn đến vấn đề nhân vật. Theo họ, hệ thốngnhân vật của truyện đồng thoại rất đa dạng, nhưng trọng tâm vẫn là loài vật, vàchúng được miêu tả theo một số nguyên tắc nhất định như: nhân cách hóa, cáchđiệu hóa… Nhân vật của đồng thoại không chỉ là người mà còn đủ các loài vật,2loài có xương sống hoặc không có xương, biết nhảy, biết bay, biết bơi lội […],là các loài cây cỏ hoa quả mọc ở bất cứ khí hậu nào. Cả từ cây kim sợi chỉ chođến đoàn tàu, chiếc cầu sắt, đều có thể biến thành nhân vật của đồng thoại.Ngoài ra, bàn về vai trò, chức năng giáo dục của truyện đồng thoại, còn cócác tác giả Ngô Quân Miện, Lã Thị Bắc Lý và Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Tác giảNgô Quân Miện nhận thấy: “Việc đưa những tình cảm, tư tưởng cao đẹp vàotâm hồn các em nhi đồng qua con đường đồng thoại là con đường có hiệu quảhơn hết”. Nhà tâm lí học Nguyễn Thị Ánh Tuyết trong “Truyện đồng thoại vớitrẻ thơ” cũng có quan điểm tương tự khi viết rằng: Truyện đồng thoại ngắn gọn,đậm chất mơ tưởng, có khả năng khơi dạy ở các em những cảm xúc thú vị, bấtngờ, đồng thoại nó “Khiến cho một đứa trẻ từ một thính giả thụ động biến thànhmột người tham gia tích cực vào các sự kiện của các nhân vật vốn chi là chimnuông, cây cỏ hay những vật vô tri, vô giác mà trở thành người bạn thân thiếtvới chúng” [13,tr.53]. Bài viết Truyện đồng thoại với giáo dục mẫu giáo của LãThị Bắc Lý tiếp cận vấn đề theo hướng khác, đó là đi vào phân tích những tácđộng cụ thể như việc bồi dưỡng lòng nhân ái, cảm xúc thẩm mĩ... Trên cơ sở đó,tác giả đã chứng minh khả năng to lớn của truyện đồng thoại trong việc thựchiện chức năng giáo dục, một chức năng vốn rất được coi trọng trong văn họcthiếu nhi.Nhân năm Quốc tế thiếu nhi [1980], một cuộc hội thảo toàn quốc về vănhọc thiếu nhi đã được Hội nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hà Nội [ngày 22 23/08/1981], thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà văn và nhà nghiên cứu.Tại hội thảo này, nhà văn Nguyên Ngọc, thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà vănViệt Nam trình bày bản báo cáo để dẫn 35 năm văn học thiếu nhi. Báo cáokhẳng định: cùng với nhiều loại văn xuôi khác, truyện đồng thoại đã đạt đượcbước tiến mạnh mẽ, nhiều tác phẩm “có sức sống, sức tỏa sáng lâu dài”. Cũngtại Hội thảo này, nhà văn Ngô Quân Miện có bài viết riêng về truyện đồng thoạivới nhan đề Đồng thoại với việc bồi dưỡng tâm hồn các em. Trong phần đầu bàiviết, tác giả khẳng định, truyện đồng thoại là loại truyện thích hợp nhất với cácem nhi đồng, được nhiều người quan tâm khai thác. Nhờ vậy, theo thời gian,3“cái vốn đồng thoại của chúng ta ngày một thêm dày và đa dạng hơn trước”.Trong Phác thảo 50 năm văn học thiếu nhi Việt Nam, Vân Thanh thừa nhận:“Kể từ Dế Mèn của Tô Hoài, dòng đồng thoại luôn chảy trong văn học thiếu nhiViệt Nam”. Năm 2011, trong luận án Tiến sĩ của Lê Nhật Ký có tên Thể loạitruyện đồng thoại trong văn học Việt Nam hiện đại, tác giả đã khổ công sưu tậpvà phân loại để có đối tượng khảo sát là 1054 đồng thoại của 275 tác giả. Luậnán đã đưa đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan sâu sắc về thể loại truyệnđồng thoại nói chung, trong đó tác giả đã gọi Tô Hoài là “Người đi tiên phongvà tạo được đỉnh cao” trong truyện đồng thoại.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài đã được rất nhiều các nhà phêbình, nghiên cứu tìm hiểu; nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm của ôngcó những nhận xét, ghi nhận sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiêncứu, dạy - học các tác phẩm của ông. Trong cuốn Tô Hoài về tác giả và tácphẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007 được tái bản nhiều lần, do Phong Lê[giới thiệu] và Vân Thanh [tuyển chọn], Phong Lê cho rằng: “Đặc sắc của TôHoài trước năm 1944 là truyện ngắn, gồm truyện ngắn về loài vật và truyện ngắnvề cảnh và người một vùng quê ven đô - quê ngoại và cũng là quê sinh - nơi tácgiả đã sinh sống suốt đời cho đến hôm nay” [11,tr.47]. Ngòi bút của Tô Hoài đãmiêu tả sự thay đổi của cuộc sống xung quanh mình những năm trước năm1945.Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại [quyển IV, Nxb TânDân, H. 1944] nhận xét: “Truyện ngắn của Tô Hoài không những đặc biệt về lờivăn, cách quan sát, về lối kết cấu, mà còn đặc biệt cả về những đặc biệt cả vềnhững đầu đề do ông lựa chọn nữa”. “Truyện của ông có những tính chất nửatâm lý, nửa triết lý, mà các vai lại là loài vật. Mới nghe tưởng như những truyệnngụ ngôn, nhưng thật không có tính cách ngụ ngôn chút nào: Ông không phảimột nhà luận lý, truyện của ông không để răn đời. Nó là những truyện tả chân vềloài vật, về cuộc sống của loài vật, tuy bề ngoài có vẻ lặng lẽ, nhưng bên trongcó lắm cái “Ồn ào”, vui cũng có mà buồn cũng có” [Theo Phong Lê - VânThanh, sđd.59].4Tác giả Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975 [Nxb Đạihọc và Trung học chuyên nghiệp H.1975] nói về đặc điểm truyện đồng thoại củaTô Hoài như sau: “Trong các truyện đồng thoại [Con mèo lười, Chim chích lạcrừng, Cá đi ăn thề], Tô Hoài đã phát huy nhân tố tưởng tượng, phần phong phúnhất trong tư duy các em nhỏ. Truyện đồng thoại của Tô Hoài cũng là sự kết hợpgiữa khả năng quan sát loài vật rất tinh tế với một bút pháp miêu tả giàu chất trữtình và chất thơ. Thiên nhiên ở đây màu sắc rực rỡ, âm thanh náo nức và luônchuyển động rộn ràng, tươi vui đúng như thị hiếu hàng ngày của tuổi thơ” [TheoPhong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.94].Tác giả Trần Hữu Tá trong Văn học Việt Nam 1945-1975, tập 2 [Nxb Giáodục 1990] đã dành cho Tô Hoài những lời khen ngợi: “Tô Hoài có khả năngquan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vât, thiên nhiên, cảnhsinh hoạt,… tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đốitượng và thường bằng một chất thơ” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.158].Trần Đình Nam trong Tạp chí văn học [số 9 -1995] khẳng định tài năngthiên bẩm và khả năng quan sát tinh tế đã giúp cho “Tô Hoài có một xê - ri sáchviết về các con vật: dế, chuột, chim, mèo, cá,… được gọi là truyện loài vật.Truyện loài vật của Tô Hoài là một cống hiến độc đáo vào văn học hiện đại nóichung và văn học thiếu nhi nói riêng - ở nước ta chưa có ai viết về loài vật đượcnhư ông” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.167].Nhà văn Hà Minh Đức trong Đi tìm chân lý nghệ thuật [Nxb Văn học 1998]cũng đã nhận xét: “Truyện loài vật của Tô Hoài cũng nhằm nói nhiều với thếgiới con người, nhưng kín đáo và có hàm ý sâu xa […] Tô Hoài là người biết tạoyếu tố truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật […].Ngòi bút của Tô Hoài đã phát hiện cái ngộ nghĩnh, lố lăng, khoe mẽ, đa điệu củamột số loài vật. Tác giả không châm biếm đả kích một đối tượng nào trong cácgiống loài mà ông miêu tả. Ông không ghét bỏ mà có tìm thấy ở mỗi loài nhữngnét hay hay, ngộ nghĩnh và miêu tả với chất dí dỏm. Chất dí dỏm làm cho đốitượng được nói đến thêm sinh động và trong chiều sau của cách viết này vẫn làlòng yêu mến các loài vật” [Theo Phong Lê - Vân Thanh, sđd, tr.469 - 470].5Trong bài viết “Vấn đề nhận vật và tu tưởng nhân vật là vấn đề tính thời đạisáng tác” đăng trên Tạp chí văn học [số 6 - 1995], Tô Hoài cũng đã từng phátbiểu quan niệm về đồng thoại: “Tôi nghĩ rằng câu chuyện sáng tạo nhân vật, phúcho nhân vật ấy một tính nết, một hoàn cảnh thật không phải là việc ta chợt nghĩvà chỉ có chủ quan ta muốn làm thế. Cả đối với những loại sáng tác, loại tưởngtượng, dù khác thường đến như thế nào, ví dụ sáng tác cho thiếu nhi, người viếttạo ra cái cây, đám khói, một con vật, một cái gì kỳ quái nhất, tất cả những sángtác phong phú đó, theo tôi nghĩ, cũng không phải là một tình cờ hay một sự chợtnghĩ” [Theo Vân Thanh, Văn học thiếu nhi Việt Nam, tập 1, 2003, tr.289].Năm 2006, Mai Thị Nhung cho ra đời cuốn sách Phong cách nghệ thuật TôHoài và bài viết Đặc Điểm thế giới nhân vật Tô Hoài trên Tạp chí Văn học.Trong đó, tác giả cũng đã thu thập rất nhiều ý kiến về nghệ thuật viết văn TôHoài.Năm 2007, cuốn “Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp - chân dung” donhà nghiên cứu Phan Cự Đệ chủ biên đã viết về quá trình ra đời, phát triển củatruyện ngắn Việt Nam cùng với những gương mặt nhà văn tiêu biểu. Trong đó,Tô Hoài đã được nhắc đến cùng với các tác giả tên tuổi như Nguyễn Công Hoan,Nguyên Hồng, Nam Cao... Người viết đã nhấn mạnh một số đặc trưng nghệthuật truyện ngắn Tô Hoài như “lối viết thông minh, hóm hỉnh, thậm chí tinhquái, một đôi nét tâm lí và triết lí đượm sắc thái buồn pha chút mùi vị chua chátkiểu Nam Cao”, “Những con vật trong tác phẩm Tô Hoài có nét gì đó giốngngười, quen thuộc với người. Tô Hoài bắt rất nhanh những nét đặc trưng trongtính cách của chúng”; “Truyện ngắn Tô Hoài chịu nhiều ảnh hưởng của văn họcdân gian. Nhưng lối dẫn truyện, kết cấu truyện, giọng điệu trần thuật cũng nhưcác thủ pháp khắc họa tính cách nhân vật đã quen thuộc về truyện ngắn hiệnđại”; “Trong một số truyện, cũng giống như Nam Cao trong Chí Phèo, Tô Hoàiđã sử dụng ngôn ngữ văn xuôi đa thanh, giọng điệu của người kể chuyện hòa lẫnvới giọng điệu nhân vật.Có thể thấy, khi nghiên cứu truyện viết cho trẻ em, trong đó có mảng đồngthoại của nhà văn Tô Hoài, các tác giả đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau,6song vẫn chưa nghiên cứu đặc điểm truyện đồng thoại viết cho trẻ em của TôHoài một cách hệ thống và toàn diện; chưa xem nó như một đối tượng nghiêncứu khoa học độc lập. Chúng tôi xem các bài viết đó là những gợi mở và đề xuấthướng tiếp cận đúng đắn từ các phương diện khác nhau của truyện đồng thoạiTô Hoài. Hy vọng đây sẽ là đề tài có ý nghĩa với những ai quan tâm tới truyệnđồng thoại nói chung và đồng thoại viết cho trẻ em của Tô Hoài nói riêng.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm truyện đồng thoại viết cho trẻ em củaTô Hoài.3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những tác phẩm thuộc thể loại truyệnđồng thoại trong Tuyển tập Văn học thiếu nhi của Tô Hoài [NXB Hà Nội,2001].4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các tác phẩm đồng thoại trongTuyển tập Văn học thiếu nhi của Tô Hoài [NXB Hà Nội, 2001] để thấy được đặcsắc về nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện và kết cấu của thể loại truyện đồng thoại,từ đó tổng hợp, khái quát lại và đưa ra kết luận chung.- Phương pháp thống kê, phân loại: Dùng để thống kê, phân loại các truyệnđồng thoại của Tô Hoài. Từ đó, xác định vị trí và tầm quan trọng của thể loạitruyện đồng thoại trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.- Phương pháp so sánh: Giúp người đọc so sánh truyện đồng thoại của PhạmHổ và những tác giả khác. Từ đó khẳng định những nét riêng về truyện đồngthoại của nhà văn Tô Hoài.5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI- Về lí luận: Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những đặc điểm củathể loại truyện đồng thoại nói chung và truyện đồng thoại viết cho trẻ em của TôHoài nói riêng.7- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo chogiáo viên và sinh viên trong việc tìm hiểu truyện đồng thoại nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học truyện đồng thoại trong chương trình mầm non.6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀINgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm bachương:Chương 1: Giới thiệu chung về nhà văn Tô Hoài và truyện đồng thoại.Chương 2: Đề tài, nhân vật trong truyện đồng thoại viết cho trẻ em của TôHoài.Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện đồng thoại viết cho trẻem của Tô Hoài.8NỘI DUNGCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ VĂN TÔ HOÀI VÀTRUYỆN ĐỒNG THOẠI1.1. Tác giả Tô Hoài1.1.1. Vài nét về tiểu sửTô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 27 - 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô,phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông [nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - HàNội] trong một gia đình thợ thủ công. Ông còn có nhiều bút danh khác như: MaiTrung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích,…Tô Hoài chỉ học hết bậc Tiểu học, chủ yếu lăn lộn kiếm sống và học trongtrường đời. Bước vào tuổi thành niên ông đã phải bươn chải với rất nhiều nghềnhư: dạy học tư, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn, … nhiều khi thất nghiệp,cuộc sống vô cùng vất vả. Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bìnhdân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dânchủ Hà Nội.Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài chobáo Cứu quốc và Cờ giải phóng.Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo “Cứuquốc”. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một sốchiến dịch ở mặt trận phía Nam [Nha Trang, Tây Nguyên…]. Năm 1946, ôngđược kết nạp vào Đảng.Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đếnnăm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà vănnhư: Uỷ viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội,Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi.Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, TôHoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ [hơn một trăm năm mươiđầu sách] ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận9và kinh nghiệm sáng tác. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà,vào năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.1.1.2. Những chặng đường sáng tác1.1.2.1. Trước cách mạng tháng TámTô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tác đầutay của ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tuy xuấthiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớm khẳng địnhđược vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩmđộc đáo, đặc sắc như: Dế mèn phiêu lưu kí [1941], Quê người [1941], O chuột[1942], Trăng thề [1943] Nhà nghèo [1944 ]. Từ các tác phẩm này, người đọc dễnhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuật của ông. Sau này, TôHoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về việc ông đến với nghề văn, ôngviết: “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba năm trước Cách mạng tháng Tám,1945 mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài, truyện vừa, ba tập truyệnngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn thì mấy chục truyện, cái in, cái chưa in,vương vãi lung tung tôi không nhớ hết. Cũng chẳng có gì lạ. Viết để kiếm miếngsống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy”.Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loại chính là:truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo.Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như: O chuột, Gã chuột bạch, Tuổitrẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực, Võ sĩ Bọ Ngựa, Đám cướiChuột..., người đọc nhận thấy, nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cáithiện trong cuộc sống, bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yêntrong xã hội, một cuộc sống tốt đẹp mang tính không tưởng.Trước hết, với Dế Mèn phiêu lưu kí, tài năng nghệ thuật của Tô Hoài đượcbộc lộ ở nhiều phương diện. Bằng cách quan sát, cái nhìn tinh tế về loài vật, kếthợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các em vàothế giới loài vật bé nhỏ gần gũi, hấp dẫn và kì thú qua hình ảnh của: Dế Mèn, DếTrũi như anh em kết nghĩa vườn đào, sẵn sàng quên mình vì bạn, vì nghĩa lớn.Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời. Chị Cào Cào ồn ào và duyên10dáng. Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn. Cóc huênh hoang, dở hơi. Ếch thông tháigiả. Anh chàng Kỉm Kìm Kim hèn đớn. Cậu công tử bột Chim Chả Non có mẽmà đầu óc lại rỗng tuếch,... Từ đời sống và tích cách của từng con vật, nhà vănnhằm bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọng chính đáng củangười lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui, về tình thương, lòng chânthành và sự đoàn kết. Bởi thế câu chuyện về chú Dế Mèn không chỉ có ý nghĩadành cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho cả xã hội. Nó thực sự manggiá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của con người, cũng vì thế, dù ở đâu và ởthời kì nào, người đọc vẫn tìm thấy bao điều thú vị, bao bài học ý nghĩa từ tácphẩm này. Tác phẩm đã khẳng định tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí văn họcđộc đáo của Tô Hoài trong văn học Việt Nam nói chung, văn học trẻ em nóiriêng.Viết về loài vật, Tô Hoài đã dành khá nhiều trang để thể hiện chân thật,sinh động họ nhà chuột. Các chủng loại chuột như: chuột nhắt, chuột cống,chuột cộc, chuột bạch, chuột xù..., xuất hiện trong các tác phẩm của ông vớinhững đặc điểm, thói quen riêng và cả những mối quan hệ của chúng. Trong sốnhững truyện viết về chuột thì truyện Gã chuột bạch đã để lại cho người đọc baođiều suy nghĩ. Cuộc sống của vợ chồng chuột bạch là “vẩn vơ tìm những hạt gạotẻ mà người ta rắc vào một cái đĩa ở đáy lồng”, là “đánh vòng”, dựa vào lồng“ngủ đứng”. Ngay cả khi có dịp ra khỏi lồng chúng vẫn không lấy gì làm thíchthú mà “ngơ ngác nhìn quanh quẩn. Như là họ hít phải cái không khí lạ. Như làhọ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng. Và họ lại nối đuôi nhau , tha thẩn, từ từbò vào, cũng như lúc bò ra”. Có thể nói, qua cảnh sống của vợ chồng chuộtbạch, Tô Hoài đã phê phán cách sống nhàm chán, buồn tẻ và vô vị, cũng nhưtâm lí chấp nhận, lệ thuộc của một lớp người trong xã hội, đồng thời muốn thứctỉnh những ai đang lâm vào cảnh sống đó.Nhiều loài vật khác qua cách miêu tả của Tô Hoài tạo cho người đọc dấuấn lâu bền. Đó là gã mèo mướp “lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy dòng, trênmình có khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả. Lúc nàocũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm”. Đó là cậu gà trống11gi “bé nhỏ sống côi cút một thân, một mình” thuở nhỏ, nhưng khi lớn lại có “bộmặt khinh khỉnh ta đây” và cũng rất đa tình, “có tật mê gái, như cái tính chungcủa loài gà - cả của loài người - khi mới lớn lên”, bỏ nhà ra đi vì ái tình, hay dễquên đi ái tình cũ để “lần mò đi tìm một vài ái tình khác”. Với chàng gà chọi“nhất sinh chỉ có một nghề đi đánh lẫn nhau cho người ta xem”, “lúc nào cũngchỉ ngứa ngáy chân tay”, quả không đủ chữ nghĩa để “tả cái oai lẫm liệt củachàng”. Chàng ta không thiết gì đến con cái, trong đầu “chỉ đen những ý tình machuột”, hay “đi ve gái”, thế mà khi Một cuộc bể dâu xuất hiện, họ nhà gà chếtdần, chết mòn, chàng gà chọi dù anh hùng, lẫm liệt nhưng rồi cũng “tắc thở” đểlại “một mình chị mái già, ra lại vào, ngẩn ngơ”. Với vợ chồng Đôi gi đá “tựa vợchồng quê mới rủ nhau lên tỉnh. Họ lờ khờ, ngẩn ngơ, xấu xí - nghĩa là đặc nhàquê”. Chúng cần mẫn xây tổ ấm, sống hạnh phúc, “bình lặng, chịu khó, ít ồnào”, chờ ngày đẻ trứng, chờ ngày trứng nở, chờ những đứa con lớn lên từngngày... Thế rồi, Tết đến, tiếng pháo nổ đón xuân về vô tình đã làm tan tác giađình chúng. Nghe tiếng pháo “kinh khủng nổ vang động trong cây, cả nhà cuốngcuồng bay đi”. Cuộc sống của đôi vợ chồng chim gi đá rồi sẽ như thế nào trongcảnh tan tác đó đã khiến cho người đọc phải ngậm ngùi, xót xa. Còn Mụngan với “cái tính ngu tối, chậm chạp” đến mức những đứa con của mình gặpnạn, hay bị chết vẫn vô tình, thản nhiên. Kể cả khi bị đá, bị đuổi đánh, “bị bỏ tù”thì “chúng vẫn không hiểu chi”. Hơn thế nữa khi “chồng mụ” bị làm thịt, mụvẫn “thản nhiên”, mụ ngan chỉ nhớ rõ “khi có hạt ngô đo đỏ, hạt thóc vàng vàng,tàu lá xanh xanh thì xô đến mà khởi sự ăn”.Cùng với hình ảnh của những loài vật trên là của chú chó Đực ham vui, “lacà” với “hàng tá nhân tình” nên bị người ta thiến. Đực “buồn thỉu, buồn thiu, đilừ khừ quên cả ăn uống”. Tuổi xuân của Đực qua nhanh, nó trở nên “lạnh lùngvới cuộc đời và lạnh lùng với tháng ngày”, nó “lặng lẽ sống cái cuộc đời tàn cụcbuồn thiu”, “héo hắt dần”. Tác phẩm kết thúc với sự xuất hiện của một con chókhác cũng “khỏe và béo lẳn” nhưng rồi thân phận của nó chắc gì đã khác vớicon Đực.12Tóm lại, thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài thật độc đáo. Thế giớiấy gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Cólẽ, từ trước cho đến nay, trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào viết vềloài vật nhiều và đặc sắc như Tô Hoài.Bên cạnh truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèocũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động. Cuộc sống cùng quẫn bếtắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quêngười, những người thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từng trang sáchvới tất cả niềm cảm thông chân thành của nhà văn. Đó là thân phận của bà lãoVối trong truyện Mẹ già buộc lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào con. Chỉ vìmột con lợn sổng chuồng mà bà bị chính con gái mình chửi rủa chì chiết đủđiều. Với cách nghĩ của con gái bà thì bà chẳng khác gì người đi ở mướn, chị tađã quát: “Thế tôi nuôi bà để làm gì mà bà lại không trông được con lợn?”, thậmchí, không cho bà ngủ ở nhà trên mà đuổi bà xuống bếp nằm ngủ ở đống rơm.Sáng ngày hôm sau cả nhà ăn uống nhưng hình như họ đã quên là có bà hiệndiện trong cuộc sống của gia đình mình. Đó là số phận của chị Hối trong truyệnÔng cúm bà co, bị ốm nhưng không có thuốc men chữa chạy, rồi bệnh nặng dầnvì kém hiểu biết, mê tín, kết cục phải “ra đồng” bỏ lại mấy đứa con thơ dại. Đócòn là tấn bi kịch của anh Gà Gáy trong truyện ngắn cùng tên. Từ đâu lưu lạc tớikhông ai rõ, chịu khó làm ăn cho đến khi có một “Gia đình nho nhỏ, đề huề sốngyên vui” ... Thế nhưng, vì cơn ghen vô cớ của anh khiến người vợ bỏ đi biệt tích.Đứa con, niềm an ủi duy nhất đối với anh ngã bệnh, hết tiền chạy chữa, trong lúckhốn cùng đành liều đi ăn trộm để rồi bị bắt, cùng lúc đó đứa con cũng chết. Từđó “Gà Gáy sống còm cõi một mình”.Tóm lại, trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã có khi bế tắc trước cuộcđời nhưng cuối cùng nhà văn vẫn đứng vững ở vị trí của một nhà văn hiện thực.Tâm hồn của Tô Hoài bao giờ cũng có được vẻ đẹp trong sáng, đáng trân trọngtrong cảnh đời đen tối thời kì này. Ở đề tài nào và đối tượng khám phá nào, thếgiới nghệ thuật của Tô Hoài trước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn vàmang dấu ấn khá sâu đậm về một quãng đời của ông. Ông quan niệm: “Những13sáng tác của tôi đều miêu tả tâm trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái củamình quanh mình. Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn. Phần nào nhẹ nhànghay xót xa, hay ngịch ngợm và đá chút khinh bạc là phần nào con người và tưtưởng tiểu tư sản của tôi” [Một quãng đường].1.1.2.2. Sau cách mạng tháng támSau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có sự chuyển biến mạnh mẽ về tưtưởng và sáng tác. Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không dừng lại quálâu ở Tô Hoài. Ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và sáng tạothành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau. Trong đó,tiểu thuyết Miền Tây của ông đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhà văn ÁPhi vào năm 1970.Bước chuyển trong sáng tác của Tô Hoài được thể hiện rõ ở cả chủ đề và đềtài. Tô Hoài không bó hẹp nội dung và đối tượng phản ảnh trong phạm vi củamột vùng dân nghèo ngoại thành Hà Nội nơi ông từng gắn bó, mà ông cònhướng đến một không gian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp người,nhiều vùng đất khác nhau, nổi bật nhất là miền núi Tây Bắc. Tây Bắc không cònlà miền đất xa lạ, nó đã trở thành quê hương thứ hai của Tô Hoài. Ông viết vềTây Bắc không chỉ bằng tài năng nghệ thuật, vốn sống phong phú, mà còn bằngcả tình yêu đằm thắm thiết tha như chính quê hương mình. Bởi lẽ, với Tô Hoài:“Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều quá”, hình ảnhTây Bắc “lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”, nócó sức ám ảnh mạnh mẽ khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo và thúc đẩy nhà vănviết thành công nhiều tác phẩm về miền đất này. Trên cơ sở đó, có thể xem ônglà nhà văn của miền núi Tây Bắc, là một trong những người đặt nền móng chonền văn học viết về đề tài Tây Bắc.Tác phẩm đầu tiên của Tô Hoài viết về miền núi là tập truyện Núi Cứu quốc[1948]. Ở tác phẩm này ông đã thể hiện được cảnh sống vất vả, thiếu thốn,nhưng giàu nghĩa tình đối với cách mạng, cũng như ý chí quyết tâm chiến đấucủa đồng bào miền núi. Tuy nhiên, tác phẩm này còn nặng về thể hiện, miêu tảcác tài liệu, bề mặt của vấn đề mà ít đi vào khám phá chiều sâu, bản chất của nó14để rồi “chết chìm trong tài liệu” như nhà văn đã tâm sự trong Một số kinhnghiệm viết văn của tôi. Vì thế, tác phẩm trên còn thiếu sự sinh động, thiếu sứchấp dẫn đối với người đọc.Phải đến Truyện Tây Bắc, Tô Hoài mới có được sự thành công đặc sắc ởmảng đề tài về miền núi Tây Bắc. Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phongphú về Tây Bắc, ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗiđau thương, khổ nhục của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dânphong kiến. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứumường, Vợ chồng A Phủ. Hình ảnh người lao động miền núi Tây Bắc nghèokhổ, mà nhất là người phụ nữ trong tập truyện này được Tô Hoài miêu tả với tấtcả niềm cảm thông sâu sắc. Cảnh đời của Mị, một cô dâu gạt nợ chết dần, chếtmòn trong địa ngục trần gian của nhà thống lí Pá Tra, hay thân phận của cô Ảng,từ cô gái có vẻ đẹp nổi tiếng ở Mường Cơi bị xem như món đồ chơi qua taynhiều quan châu, quan lang, chúa đất cho đến khi tàn tạ trở thành bà lão Ảng ănmày..., đã để lại cho người đọc biết bao điều suy nghĩ về cuộc sống đắng cay, tủinhục của người phụ nữ Tây Bắc dưới sự đè nén áp bức nặng nề của thực dân vàphong kiến ở miền núi. Mặt khác, qua tập truyện trên, Tô Hoài đã khẳng định,ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người miền núi Tây Bắc, cũng như lí giảithành công về con đường tất yếu họ phải tìm đến để thoát khỏi cuộc sống bị đọađày áp bức đó là con đường cách mạng.Có thể nói, Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên conđường sáng tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tô Hoài về mốiquan hệ giữa nghệ thuật với cách mạng.Tài năng nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài khi viết về miền núi càng về saucàng được phát huy và khẳng định qua nhiều tác phẩm khác từ sau 1955 như:Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu,... Nhàvăn tiếp tục ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của các dân tộc ở miền núi Tây Bắc trongđời sống kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội thông qua những hình ảnhthực như: Hoàng Văn Thụ [dân tộc Tày], Kim Đồng [dân tộc Nùng], Giàng AThào, Vừ A Dính [dân tộc Hmông]... Tất cả họ đều thủy chung, gắn bó son sắt15với cách mạng và cuộc đời mới. Nhiều người đã ngã xuống vì cuộc sống bìnhyên, hạnh phúc cho quê hương đất nước. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng.Trong số tác phẩm viết về miền núi Tây Bắc sau 1955 của Tô Hoài, tiểuthuyết Miền Tây là tác phẩm nổi bật nhất. Miền Tây có cốt truyện xoay quanh sựđổi đời của gia đình bà Giàng Súa nhờ cách mạng. Cách mạng đã đem lại chogia đình bà nhiều niềm vui giản dị trong cuộc sống đời thường. Các con bà nhưThào Khay, Thào Mị đã trở thành cán bộ gương mẫu góp phần làm nên sự đổithay trong cuộc sống cho quê hương Tây Bắc. Bên cạnh đó, với Miền Tây, TôHoài đã có thêm những nét mới về nghệ thuật trong cách triển khai cốt truyện,dựng cảnh, cách khai thác các chi tiết nghệ thuật, và nhất là việc xây dựng thànhcông một số nhân vật mang tính điển hình tạo nên ở người đọc dấu ấn sâu bềnnhư: Giàng Súa, Thào Khay, Vừ Sóa Tỏa. Đặc biệt, nhà văn có sự kết hợp hàihòa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn trong quá trình sáng tạo. Chínhđiều này đã góp phần làm nên vẻ đẹp rất chân thật mà cũng rất giàu chất thơmộng lãng mạn cho Miền Tây.Sống trong cuộc đời mới, nhà văn Tô Hoài cũng “ôn chuyện cũ”, ngòi bútcủa ông hướng về xã hội trước Cách mạng tháng Tám từ cách nhìn, sự suy ngẫmsâu sắc hơn theo thời gian và những trải nghiệm trong cuộc sống. Ở tiểuthuyết Mười năm, với tầm nhận thức mới và từ chỗ đứng của cuộc sống hiện tạinhiều đổi thay mang ý nghĩa lớn trong đời sống dân tộc, Tô Hoài đã phản ảnhchân thật và sinh động hơn cảnh sống bi thảm, đói nghèo, cùng quẫn ở một vùngquê ven đô, nơi mà nhà văn đã chứng kiến và trải qua cùng với bao số phậnkhác. Đồng thời, qua Mười năm, nhà văn cũng thể hiện được quá trình giác ngộcách mạng của quần chúng cũng như sức mạnh của họ trong các phong trào đấutranh chống lại sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến. Đi đầu trongphong trào đấu tranh là lớp thanh niên như Lạp, Trung, Lê, Ba,... Họ tiếp thuánh sáng lí tưởng mới, và hăng hái nhiệt tình tham gia các hoạt động để đem lạisự đổi thay cho cuộc sống.16Ở Mười năm, còn một số chi tiết có thể gạt bỏ để tác phẩm có thể hoànthiện hơn, nhưng điều cần nhận thấy, ở tác phẩm này Tô Hoài với tầm nhận thứcmới đã phát huy được sự sắc sảo trong cách quan sát và bút pháp thể hiện.Sau tiểu thuyết Mười năm, Tô Hoài còn viết nhiều tác phẩm khác về ngoạithành Hà Nội như: Quê người, Quê nhà, Những ngõ phố, người đường phố, vàgần đây là Chuyện cũ Hà Nội [hai tập]. Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tưliệu, cũng như nguồn cảm hứng sáng tác của Tô Hoài về Hà Nội vô cùng phongphú đa dạng. Từ các tác phẩm viết về Hà Nội của ông, người đọc có điều kiệnhiểu hơn về phong tục, nếp sinh hoạt, tên gọi phố phường, con người Hà Nội trảidài suốt cả thế kỉ XX trong cuộc sống đời thường và cả trong chiến tranh.Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tô Hoài cònđạt được thành tựu đặc sắc ở thể kí. Nhiều tác phẩm kí của ông xuất hiện saunhững chuyến đi lên Tây Bắc như Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, hay đi thămnước bạn như Tôi thăm Cămpuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng songcửa,... Đặc biệt, Tô Hoài có các tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui buồn và mơước của tuổi thơ, bao kỉ niệm về những bạn văn, đời văn của ông như Tự truyện,Cát bụi chân ai, Chiều chiều. Từ các tập hồi kí này, người đọc có điều kiện đểhiểu thêm về phong cách nghệ thuật, thân phận, nhân cách nhà văn trong hànhtrình văn chương của ông và một số nhà văn khác. Cách viết hồi kí của Tô Hoàirất linh hoạt biến hóa, các sự kiện được khai thác theo mạch liên tưởng và đanxen lẫn nhau nên luôn tạo được sức hấp dẫn đối với người đọc không thua kémgì so với thể loại khác.Bên cạnh những mảng sáng tác trên, Tô Hoài còn tiếp tục viết khá nhiều tácphẩm cho thiếu nhi như: Con mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần,Nhà Chử,… Ở mảng sáng tác này, ngay cả khi tuổi tác không còn trẻ Tô Hoàivẫn có được cách cảm nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâmhồn, nhận thức của tuổi thơ, để cùng các em đến với một thế giới biết bao điềukì thú. Trên cơ sở đó góp phần bồi đắp vẻ đẹp và sự trong sáng, cao cả cho tâmhồn trẻ thơ.17Tóm lại: Những sáng tác của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám đã khẳngđịnh được vị trí và tài năng nghệ thuật của ông trước hiện thực của cuộc đờimới. Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệ thuật đểgóp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.1.2. Truyền đồng thoại1.2.1. Khái niệm truyện đồng thoạiThuật ngữ truyện đồng thoại có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất hiện ở nướcta vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX khi nền văn học đã cho ra đờinhững tác phẩm thuộc thể loại này. Trong quá trình sử dụng, nó đã được qui ướclại, thể hiện cách hiểu riêng của văn học Việt Nam. Tìm hiểu thuật ngữ nàytrong nền văn học Trung Quốc, ta thấy có nhiều điểm khác biệt so với cách hiểucủa ta hiện nay.Ở Việt Nam, thuật ngữ truyện đồng thoại có nhiều cách hiểu khác nhau,theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên [bản in 1994] định nghĩa đồngthoại theo nghĩa rộng là truyện chép cho trẻ con xem”. Còn trong từ điển tiếngViệt của Viện Ngôn ngữ học [bản in 2001] lại có cách hiểu khác đồng thoại làthể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các vật vô tri được nhân cách hóa tạonên một thế giới thần kì thích hợp với trẻ em”. Bên cạnh đó, một số nhà phêbình trong những bài viết của mình cũng cho ý kiến về vấn đề này. Tiêu biểu lànhận định:Vân Thanh trong bài viết “Tìm hiểu đặc điểm của truyện đồng thoại” đăngtrên Tạp chí Văn học [4] năm 1974 đưa ra cho rằng đồng thoại là một thể loạiđặc biệt của văn học, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và mơ tưởng.Ở đó, các tác giả thường dùng nhân vật chính là động vật, thực vật và những vậtvô tri, lồng cho chúng những tình cảm của con người. [Cũng có khi nhân vật làngười]. Qua thế giới không thực mà lại thực đó, tác giả lồng cho chúng nhữngtình cảm và cuộc sống của con người. Tính chất mơ tưởng và khoa trương lànhững yếu tố không thể thiếu được trong đồng thoại”. Cách hiểu của Vân Thanh18đã phản ánh được những nét cơ bản của đồng thoại, làm cơ sở cho những địnhnghĩa khác về sau.Cao Đức Tiến, Dương Thị Hương trong chuyên đề Văn học cũng địnhnghĩa: Truyện đồng thoại là sáng tác của các nhà văn hiện đại, sử dụng nghệthuật nhân hóa loài vật để kể chuyện về con người, đặc biệt là trẻ em, vì vậynhân vật chủ yếu là loài vật”.Trong khi đó, Châu Minh Hùng, Lê Nhật Ký quan niệm truyện đồng thoạilà thể loại văn học được các nhà văn viết riêng cho các em với bút pháp kế thừatừ đồng thoại dân gian gọi là đồng thoại hiện đại. Vẫn là truyện lấy loài vật [convật, cỏ cây, hoa quả…] làm đối tượng miêu tả, với tư cách là văn học viết, đồngthoại hiện đại phải mới so với đồng thoại dân gian”.Như vậy, dù có sự khác nhau đôi chút, nhìn toàn thể, các quan niệm trên cósự thống nhất ở hai điểm: [i] truyện đồng thoại là những sáng tác hiện đại trongnền văn học Việt Nam; [ii] đa phần các quan niệm hiểu truyện đồng thoại theonghĩa hẹp: thể loại truyện kể hiện đại dành cho trẻ em, có hình thức đặc thù lànhân cách hóa loài vật.Chúng tôi tán đồng hai quan điểm vừa nêu và xem chúng là những tiêu chínhận diện ban đầu của thể loại truyện đồng thoại.1.2.2. Đặc điểm truyện đồng thoạiVăn học thiếu nhi bao gồm rất nhiều các thể loại khác nhau, trong đó thểloại truyện đồng thoại chiếm một vị trí quan trọng bởi lẽ nó có sự hấp dẫn riêngvề nội dung, đặc trưng về lứa tuổi và về giá trị đạo đức.Nhiều nhà nghiên cứu và nhà văn đã cho rằng, viết cho con trẻ cách dễ nhấtlà soi mình vào mắt trẻ thơ. Từ đó, hiện lên một thế giới lung linh sắc màu. Đólà những câu chuyện đồng thoại mà ở đó trẻ con có thể trò chuyện với loài vật một khả năng mà hầu hết người lớn đều đã đánh mất. Từ đó, các em có thể họcchính ngay từ bạn bè và những thứ xung quanh mình; học để lớn lên mỗi ngàycho tâm hồn được tưới tắm trong những yêu thương, chăm sóc.Khi viết đồng thoại, nhà văn rất chú ý tâm lý của lứa tuổi. Trong Làm thếnào để viết cho các em hay hơn, nhà văn Phạm Hổ nói rằng, “ở lứa tuổi bé19[vườn trẻ, mẫu giáo, cấp I], các em thường rất thích truyện cổ tích, truyện đồngthoại, truyện ngụ ngôn...”. Nhà văn Cửu Thọ, qua nhiều năm làm công tác xuấtbản sách cho thiếu nhi, cũng khẳng định: đối với lứa tuổi nhi đồng, loại sáchđược các em yêu thích hơn cả là “các truyện đồng thoại, cổ tích có tranh minhhọa nhiều màu sắc”. Nhà văn Ngô Quân Miện lí giải thêm: sở dĩ truyện đồngthoại thích hợp với nhi đồng là vì “trong đó sự vật được nhìn theo cách nhìn,cách cảm nghĩ của các em và kể lại theo cách nói của các em”... Qua một số ýkiến trên đây, chúng ta nhận thấy, các em ở lứa tuổi nhi đồng chính là lớp côngchúng đặc biệt của thể loại truyện đồng thoại. Lứa tuổi này, như nhà tâm lí họcVũ Thị Nho đã nhận xét, giàu tình cảm, trí tưởng tượng phát triển mạnh và nhucầu huyễn tưởng cao... Ở các em, bộ não đang trên đà phát triển nên sự hưngphấn thường bộc lộ ra rất mạnh. Khả năng ghi nhớ những cái cụ thể của các emtốt hơn các khái niệm trừu tượng. Do đó, tính trực quan, hình tượng là một đặcđiểm quan trọng về nhận thức của lứa tuổi này. Mặt khác, trong quan hệ với thếgiới xung quanh, các em luôn lấy mình là trung tâm và nhìn sự vật bằng cái nhìnnhân hóa. Cho nên, thế giới trong mắt các em luôn là những thực thể sinh động,có hồn người. Chúng ta sẽ không lạ khi nhìn thấy các em chơi với búp bê, rubúp bê ngủ, hát cho búp bê nghe... Bản thân các em rất yêu thương loài vật, đốixử với loài vật như bầu bạn. Trong quan niệm của các em, con vật nào cũng biếtyêu, biết ghét, có cảm nghĩ, nói năng như con người. Những đặc điểm tâm lí nhưvậy đã giúp các em tìm thấy ở truyện đồng thoại những điều phù hợp với lứatuổi của mình. Có thể nói tới ba điểm cơ bản sau đây:Thứ nhất, các em vốn giàu tưởng tượng, nhất là tưởng tượng hoang đường,ưa thích cái mới lạ, không thích những gì tầm thường tẻ nhạt, đúng như nhà tâmlí học người Nga M. Arnauđôp đã viết trong tác phẩm Tâm lí học sáng tạo vănhọc: “Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em [...], những gì làm xúcđộng mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và sự nhạycảm phải hoạt động”. Nhà văn Nga K. Pauxtốpxki cũng có nhận xét tương tự:“Với tuổi thơ, mặt trời nóng bỏng hơn, cỏ rậm hơn, mưa to hơn, trời tối hơn và20con người nào cũng thật thú vị...”. Là một thể loại giàu tưởng tượng, truyệnđồng thoại đáp ứng được yêu cầu này của các độc giả thiếu nhi.Thứ hai, nhân hóa là một hình thức nghệ thuật đặc thù của truyện đồngthoại. Hơn nữa, nhân cách hóa trong truyện đồng thoại được dựa trên cách nhìn,cách cảm của trẻ em. Cho nên, đọc truyện đồng thoại, các em dễ hòa đồng vớicác nhân vật của mình. Các em dễ dàng nghe được, thấy được những gì màngười lớn không thể nghe thấy, khi cùng tiếp nhận truyện đồng thoại.Thứ ba, truyện đồng thoại có khả năng khơi dậy ở các em những tình cảmtốt đẹp, những cảm xúc thú vị qua những tình huống, những chi tiết vui tươi, bấtngờ. Đặc biệt, nó có khả năng giúp cho các em hóa thân vào nhân vật, xóa nhòaranh giới giữa hư và thực, cảm nhận thế giới đồng thoại như cuộc sống củachính mình. Thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đã trải hơn nửa thế kỉphát triển. Điều đó cũng có nghĩa là, nó cũng đã có hơn nửa thế kỉ gắn bó vớiđời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam, trẻ em ở một số nước trên thế giới.Truyện đồng thoại đến với các em theo nhiều con đường, nhiều hình thức khácnhau, bầu bạn với các em lúc ở nhà, khi ở trường, lúc vui chơi, hay trước khi đingủ. Nó thỏa mãn các em hai nhu cầu chủ yếu là giải trí và giáo dục.Thực tế cho thấy, thể loại truyện đồng thoại đã có một số tác phẩm gâyđược ảnh hưởng ở nước ngoài. Điển hình là truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhàvăn Tô Hoài. Năm 1959, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký đã được M.Tkachovchuyển ngữ thành công sang tiếng Nga. Nhờ giữ được cá tính của thể văn, nên“Dế Mèn phiêu lưu ký đã hết nhẵn trong vài tiếng đồng hồ sau khi đưa ra bán”.Các độc giả nhỏ tuổi ở nước Nga xa xôi đã đọc rất kĩ tác phẩm của Tô Hoài.Thậm chí, có em đã viết thư cho nhà văn để nêu lên mối băn khoăn vì sao răngcon Dế Mèn không có màu nâu như con dế ở bên Nga... Sau Dế Mèn phiêu lưuký, một số tác phẩm khác của Tô Hoài [Ba anh em, Dê và Lợn, Đám cướichuột], Nguyễn Đình Thi [Cái Tết của Mèo con], Vũ Tú Nam [Cuộc phiêu lưucủa Văn Ngan tướng công] cũng lần lượt được giới thiệu với nhiều nền văn họckhác nhau trong khối XHCN [cũ]. Mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các tácphẩm nói trên là không như nhau, nhưng có thể nói, chúng đã góp phần mở rộng21

Video liên quan

Chủ Đề