Truyện ngắn 2023

Mục lục

  • Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ 
      • Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ  – Bài làm 1
      • Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ  – Bài làm 2
      • Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ  – Bài làm 3

Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ 

Tổng hợp những bài làm văn Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ  hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ  thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ  – Bài làm 1

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm tiêu biểu cho văn phong truyện không có cốt truyện của tác giả Thạch Lam.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã khắc họa thành công nhân vật hai chị em Liên, trong cuộc sống nghèo khổ, gian khó nhưng vẫn luôn mong chờ vào một tương lai tốt đẹp hơn. Mong chờ chút ánh sáng từ thành phố mang tới cho thị trấn nghèo khổ, tăm tối, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả Thạch Lam với nhân vật của mình.

Khung cảnh truyện ngắn mở ra là ngày tàn, khi chợ chiều đã vãn, không gian trở nên tăm tối, hình ảnh hai chị em Liên hiện lên với những nét vẽ tinh tế thơ ngây về ngoại hình nhưng sâu sắc trong tư duy, sự vô tư của An, nó còn bé chưa hiểu được mọi chuyện đang diễn ra xung quanh mình.

Hai chị em Liên có một gian hàng tạp hóa nhỏ ở thị trấn nhỏ nơi đoàn tàu từ Hà Nội thường xuyên đi qua. Mẹ dặn dò hai chị phải chờ khi nào tàu đi qua mới được đóng cửa hàng đi ngủ, bởi may chăng, những hành khách trên tàu có thể sẽ mua một ít hàng hóa.

Liên lớn hơn em, nên trong tâm hồn của cô có những suy nghĩ sâu sắc hơn. Cô cảm nhận được tiếng ếch nhái từ cánh đồng không xa kêu lên, những mảnh đời trong bóng tối như bác hát xẩm, hai mẹ con nhà chị bán nước, gia đình bác bán phở, tất cả những mảnh đời sống trong bóng tối đó đang mong chờ một chút ánh sáng đi qua.

Liên thường cảm nhận được nỗi buồn trong chính âm sắc ánh sáng của ngày tàn, những ánh sáng leo lét, rồi mùi đất nồng nồng, mùi rác rưởi trên mặt đất… Tất cả đều gợi cho Liên những cảm xúc khó tả, về những con người và cuộc sống nơi đây.

Những âm thanh rời rạc của ếch nhái kêu, của tiếng trống thu không, tiếng muỗi kêu vo ve, gợi lên những suy nghĩ buồn man mác nao lòng. Nhân vật Liên dường như lớn hơn rất nhiều so với độ tuổi của mình, cô thường suy nghĩ vẩn vơ.

Khi phiên chợ tan, những người đi làm nói với nhau rồi cũng ra về dân chỉ còn lại mấy cửa hàng nhỏ. Cảnh chợ tan thật buồn, được tác giả Thạch Lam khắc họa lên bằng những chi tiết vô cùng tinh tế sâu sắc thể hiện sự quan sát tỉ mỉ của tác giả.

Những đứa trẻ lom khom đi nhặt từng thanh nứa thanh tre trong đống rác để lại, những mảnh đời bất hạnh nghèo khổ đã tác động đến suy nghĩ của một cô gái nhỏ giàu lòng nhân ái tình thương người như Liên. Mặc dù, gia cảnh nhà cô cũng chẳng khấm khá gì hơn so với chúng.

Mỗi lúc nhìn những đứa trẻ nghèo khổ đó vui chơi với nhau cả hai chị em Liên đều muốn chạy ra chơi cùng nhưng rồi lại phải kìm chế lại bởi những lời mẹ dặn, phải trông cái cửa hàng tạp hóa nhỏ này.

Khi màn đêm buông xuống phố huyện càng trở nên âm u tĩnh mịch, hai chị em Liên ngồi trên chiếc võng trước cửa hàng nhìn xung quanh, ngắm nhìn những cuộc đời sống trong bóng tối, những ngọn đèn leo lét chỗ tối chỗ sáng càng làm cho tâm trạng của con người trở nên u ám cô liêu.

Cả hai chị em Liên đang cố gắng chờ đợi tìm kiếm một chút ánh sáng nhỏ nơi phố huyện nghèo khổ này trong chính tâm hồn của những nhân vật đang âm thầm chờ đợi một điều gì đó.

Trong một đêm mùa hè em như nhung và thoảng qua cơn gió nhẹ những con người sống lầm lũi trong bóng tối dần dần hiện lên qua cái nhìn của nhân vật Liên.

Hai mẹ con nhà chị Tý sống bằng nghề bán nước, bác hát Sẩm, bác Siêu và bà cụ Thi điên những mảnh đời đó tối nào cũng ngồi như vậy mong chờ một niềm vui, nào đó sẽ tới với mình. Họ chính là những mảnh đời đại diện cho cuộc sống của những người dân nơi phố huyện nghèo khổ này.

Tất cả họ chẳng kiếm được bao nhiêu tiền từ những nghề mà họ đang mưu sinh nhưng không ai từ bỏ bởi ai cũng hy vọng, mong chờ một điều gì đó. Mong chờ một chuyến tàu đêm từ thủ đô Hà Nội đi qua. Chuyến tàu đó mang những ánh sáng kỳ lạ tới dù chỉ là phút chốc ngắn ngủi nhưng cũng cho họ một chút hy vọng vào cuộc sống tăm tối lầm lũi, của mình.

Nói một cách khác chuyến tàu chính là hy vọng của hai chị em Liên và những người dân nơi phố huyện mong chờ một cuộc sống tốt đẹp hơn, những ánh sáng của sự văn minh, hạnh phúc sẽ tới với họ, mang cho họ sự ấm no, không còn đói khổ nhọc nhằn nữa.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện tài quan sát, ngôn ngữ nhẹ nhàng nhưng sâu sắc của tác giả Thạch Lam. Truyện ngắn Hai đứa trẻ không có cốt truyện, tính bi kịch tình huống truyện độc đáo nhưng lại gợi cho người đọc những âm hưởng da diết nhẹ nhàng sâu lắng không thể nào quên.

Tác giả Thạch Lam đã xây dựng thành công nhân vật hai đứa trẻ vừa mang sự ngây thơ của trẻ con vừa có sự trưởng thành trước tuổi của những trẻ em nghèo sống cảnh thiếu thốn. Nó thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhân vật và những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.

Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ  – Bài làm 2

Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, em ruột của hai nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), xuất thân từ một gia đình công chức gốc quan lại. Ông nội nhà văn quê ở làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam, ra làm quan ở đất Bắc rồi sống luôn ngoài ấy. Thạch Lam sinh năm 1910, tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, quê mẹ. Lớn lên, ông học Trung học ở Hà Nội, rồi bỏ học đi làm báo, viết văn cùng các anh và trở thành một cây bút đắc lực của báo Phong hóa và Ngày nay. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông mắc bệnh lao và mất năm 1942, mới 32 tuổi.

Thạch Lam sáng tác không nhiều nhưng đủ để mọi người nhận thấy ông là một nhà văn có phong cách riêng trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc. Mỗi truyện của ông giống như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao cảm xúc thương yêu con người và cảnh vật. Ông có nhiều đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám, đặc biệt trong thể loại truyện ngắn. Tác phẩm Thạch Lam để lại là truyện ngắn: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc,… tiểu thuyết Ngày mới; bút kí Hà Nội 36 phố phường; tiểu luận: Theo dòng…

Truyện ngắn Hai đứa trẻ trích từ tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội, 1938). Cũng như những truyện ngắn khác, tác phẩm phản ánh những cảnh đời bề ngoài dường như không có gì đáng để ý, nhưng đi vào bên trong, nơi sâu lắng của tâm hồn thì mảnh đời nào, nhất là của tầng lớp nghèo khổ, cũng gợi lên bao nỗi xót xa, thương cảm, có lúc sâu sắc, tinh tế đến bất ngờ.

Hai đứa trẻ nói về hai chị em Liên và An. Chị độ mười hai, mười ba; em lên tám, lên chín. Gia đình trước ở Hà Nội, sau vì sa sút nên phải về quê ở phố huyện này. Mẹ bận làm hàng xay hàng xáo, giao cho hai chị em trông coi quầy hàng xén nhỏ xíu ở gần ga. Mẹ dặn phải thức cho đến khi xe lửa đi qua, may ra còn có người ở tàu xuống ghé mua hàng. Hai chị em ngồi trên chõng trước hiên chờ. Em buồn ngủ, ngả vào người chị nhưng vẫn nhắc hễ tàu đến thì đánh thức dậy. Chị ngồi nhìn quang cảnh xung quanh. Sự sống chỉ còn thu lại ở cái chõng hàng nước, một gánh phở, một gia đình nhà xẩm. Tất cả đều chìm trong bóng tối mênh mông, còn ánh sáng rực rỡ trên các toa tàu thì vun vút qua mau như từ một cõi nào xa lạ. Hai chị em trông theo làn ánh sáng ấy cho đến lúc nó khuất hẳn ở đằng xa mới đóng cửa đi ngủ.

Nội dung truyện chỉ có vậy nhưng cả một thế giới đã được gợi lên với niềm thương cảm sâu xa. Đó là một thế giới âm thầm, lặng lẽ trong bóng tối của đêm đen; bóng tôi của sự nghèo nàn, khốn khó; trong im lìm quạnh quẽ của phố huyện xác xơ. Những đốm sáng lù mù, leo lét lại càng làm nổi rõ thêm màu sắc u ám của cuộc sống khốn cùng. Cũng như ánh sáng rực rỡ thoáng qua ở các toa tàu có vẻ như một ảo ảnh xa xôi không bao giờ dám mơ ước tới. Cái thế giới ấy hai đứa trẻ đã quen thuộc, hơn nữa, đã hòa nhập vào đó với tất cả tâm hồn.

Tác giả chia truyện ra làm ba phần theo trình tự chuyển biến của thời gian và không gian. Phần một là cảnh chợ chiều lúc vừa có tiếng trống thu không, hai chị em Liên đang còn loay hoay xếp dọn cửa hàng. Phần hai là quang cảnh phố huyện về đêm, bóng tối bao phủ khắp nơi. Dấu hiệu của sự sống chi còn là mấy ánh đèn. Phần ba là cảnh phố huyện lúc có chuyến tàu đêm vun vút chạy qua trong chốc lát cùng tiếng ồn và ánh sáng.

Câu chuyện diễn ra trong một khung cảnh thiên nhiên được cảm nhận ở cả hai chiều thời gian và không gian. Đó là khoảng thời gian rất ngắn, không gian có sự thay đổi từ cảnh chiều tàn cho đến khi màn đêm buông xuống và đất trời về khuya. Màu sắc của cảnh vật thì từ nhờ nhờ chuyển sang đen sẫm. Màu của cuộc sống ban đêm càng khuya càng tăm tối. Trên cái nền ấy nổi lên một số cảnh tình cứ xoáy mãi vào lòng người đọc. Đó là cảnh ngày tàn nơi phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn, một góc chợ đơn sơ, một quán nước nghèo nàn, những kiếp người cơ cực và hình ảnh đoàn tàu vụt qua trong đêm tối.

Xem thêm:  Văn nghị luận: Bình luận về tinh thần lạc quan

Mở đầu truyện là hình ảnh phố huyện lúc hoàng hôn được tác giả miêu tả bằng những câu văn có nhịp điệu thong thả, chậm rãi, cùng với những âm thanh, hình ảnh báo hiệu đã hết một ngày:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hổn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

Các hình ảnh trên đều gợi cảm giác bâng khuâng, man mác.. Gọi là phố huyện nhưng là huyện nhỏ, hiệu lệnh phát ra từ một cái chòi chứ không phải là một tháp canh. Cái chòi bé tí lại lẩn vào dãy tre làng đang đen lại, vào lúc trời tây đỏ rực nhưng sắp tàn. Ngoài cánh đồng, tiếng ếch nhái kêu ran theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng của chị em Liên, tiếng muỗi vo ve. Liên bỗng dưng thấy cái buồn của ngày tàn thấm thìa vào tâm hồn khi ngồi bên cạnh những quả thuốc sơn đen, đôi mắt ngập đầy dần bóng tối.

Trong bức tranh chiều tàn nơi phố huyện có sự hoà trộn giữa hai loại hình ảnh: hình ảnh êm đềm, thi vị và hình ảnh gợi sự nghèo khổ, bần cùng. Chẳng hạn: tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều là thơ mộng; còn tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve… thì đã gợi ra cuộc sống nghèo nàn nơi thôn dã.

Thật ra, cũng khó mà nói cho rạch ròi nỗi buồn từ cảnh vật thấm vào lòng người hay nỗi buồn trong tâm hồn thơ ngây của hai chị em lan tỏa ra, nhuốm vào cảnh vật. Chỉ biết ở đây có một cái gì đó thật nhịp nhàng, hòa hợp giữa cảnh với người.

Đoạn văn mở đầu vừa giàu hình ảnh, nhạc điệu, vừa uyển chuyển, tinh tế. Nó không những khiến người đọc hình dung ra cảnh vật mà còn khơi gợi tình cảm, xúc cảm trước thiên nhiên gần gũi, bình dị của quê hương.

Sau một ngày làm lụng cực nhọc, cái chờ đợi mọi người chỉ là bóng tối và sự vắng lặng, quạnh hiu. Cảnh chợ chiều đã vãn bộc lộ rõ cái nghèo: rác rưởi vung vãi trên nền chợ và những đứa trẻ lom khom tìm kiếm những gì có thể dùng được cho cuộc sống nghèo khổ của gia đình chúng. Đó là mặt trái, là một thứ bóng tối của chợ.

Bấy nhiêu chi tiết đều tập trung vào xu thế thu nhỏ lại, lụi tàn đi của những cảnh vật ban ngày trước cái thế chiếm lĩnh, tràn dâng mỗi lúc một mạnh của những cảnh tình ban đêm mà bóng tối dần dần ngự trị; Mở đầu truyện là bóng tối, chấm dứt truyện cũng là bóng tối. Bóng tối mênh mang, phủ trùm lên tất cả cảnh vật và con người.

Lúc còn tranh tối tranh sáng, tuy các nhà đã lên đèn nhưng những nguồn sáng ấy không thể xua tan bóng tối, khiến những hòn đá nhỏ hãy còn một bên tối. Bắt đầu đêm thì đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Bác hàng phở lom khom nhóm lửa thì bóng bác mênh mang ngả xuống đất một vùng và kéo đến tận đàng xa. Chị em Liên ngồi trên chiếc chồng tre dưới gốc bàng với cái tối chung quanh. Toàn là bóng tối. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại đen sẫm hơn nữa. Trống cầm canh cũng đánh tung lên một tiếng ngắn rồi chìm ngay vào bóng tối. Lúc này, các cửa hàng cơm ở ga cũng im lặng, tối đen như ngoài phố. Con tàu với ánh đèn sáng trưng đi qua rồi thì đêm tối lại bao quanh, màn đêm của đất quê, của đồng ruộng mênh mang và im lặng. Chị em Liên cũng đi vào giấc ngủ tịch mịch và đầy bóng tối.

Bóng tối át cả ánh sáng. Vài ánh sáng thưa thớt, mờ nhạt khiến bóng tối lại càng dày đặc. Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây, cũng như hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh trên liền trời… Thứ ánh sáng xa vời ấy là sản phẩm của đêm, hoà tan trong bóng đêm. Đáng chú ý là ngọn đèn le lói trên chõng hàng nước của mẹ con chị Tí, bếp lửa thấp thoáng nơi gánh phở của bác Siêu, ánh đèn yếu ớt trong quầy hàng của chị em Liên và từ cái đèn lồng trong tay người nhà hiệu khách, từ chiếc đèn ghi xanh lét của nhà ga. Ngọn đèn trên chõng hàng nước của chị Tí chỉ là một quầng sáng nhỏ nhoi giữa mặt đất ngập tràn bóng đêm, dưới một bầu trời bao la thăm thẳm đầy bí mật. Bếp lửa của bác Siêu chỉ là một chấm lửa nhỏ và vàng, lơ lửng đi trong đêm tối, thoáng hiện, thoáng mất, chi làm cho bóng bác mênh mang. Ánh đèn trong cửa hàng chị em Liên thì thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Ánh đèn lồng thì lung lay cái bóng đen dài của người cầm đèn. Chiếc đèn ghi thì lửa xanh biếc như ma trơi. Trong khi đó, chung quanh những điểm sáng leo lét ấy là cả một bóng tối đen kịt, mênh mông, vô tận. Những hột sáng, những chấm lửa ấy chỉ làm cho bóng đêm thêm dày đặc, âm u.

Trang sách nhuộm đầy bóng tối là để gắn vào cái khung tối tăm ấy những mảnh đời không kém tối tăm. Trong cảnh ngày tàn, chợ tàn, hiện lên những kiếp người tàn tạ. Những kẻ kiếm Sống ban ngày với phiên chợ như mấy bà bán hàng về muộn, mấy đứa trẻ nhặt rác, chị em Liên. Những người kiếm sống ban đêm quanh góc chợ và sân ga xép như mẹ con chị Tí, bà cụ Thỉ, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm…

Họ có chung cuộc sống tối tăm, nghèo đói, chung cảnh ngộ tẻ nhạt, buồn chán. Tuy vậy, trong tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp của tình người, tình quê hương và le lói một niềm hi vọng vào một ngày mai tươi sáng.

Sau khi phiên chợ chiểu đã vãn, bóng tối chưa buông xuống nhưng những cuộc đời bóng tối đã hiện ra. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ tranh nhau nhặt nhạnh tất cả những gì có thể dùng được, một thanh nứa, thanh tre hay bất kì cái gì. Đó là cuộc sống cùng khổ của chúng với những thứ mà người ta đã vứt đi.

Sau khi phiên chợ chiểu đã vãn, bóng tối chưa buông xuống nhưng những cuộc đời bóng tối đã hiện ra. Đó là mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ tranh nhau nhặt nhạnh tất cả những gì có thể dùng được, một thanh nứa, thanh tre hay bất kì cái gì. Đó là cuộc sống cùng khổ của chúng với những thứ mà người ta đã vứt đi.

Vào đêm thì có cuộc đời của mẹ con chị Tí với cái hàng nước đơn sơ. Ban ngày thì hai mẹ con mò cua bắt tép; từ chập tối cho đến đêm thì bán nước chè tươi, điếu thuốc lào cho dăm ba phu gạo, phu xe, mấy chú lính trong huyện hay người nhà thầy thừa, thầy lục, có khi chờ mãi mà chẳng thấy ai ra. Hai mẹ con vừa xách, vừa vác trên lưng, vừa đội trên đầu… vậy mà chỉ vẻn vẹn có cái chõng tre, vài mặt ghế, cái ấm mấy cái chén, chiếc điếu cày, nắm đóm… Thằng con loay hoay nhóm lửa nấu nồi nước chè. Nước, thuốc đã sẵn sàng. Chị Tí luôn tay phe phẩy túm lá chuối khô, bất giác thốt lên nỗi nóng lòng sốt ruột trước cảnh ế ẩm: Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? Dù rằng chị đã biết trước: Ối chao, sớm với muộn thì có ăn thua gì! Câu nói ngẫu nhiên mà giúp người đọc hình dung tận đáy cảnh sống của mẹ cơn chị, đã cơ cực mà chi còn trông cậy vào sự rủi may, một sự trông chờ cầm chắc là chẳng mấy hi vọng.

Nhưng mẹ con chị Tí vẫn có một chiếc ghế để ngồi, một ngọn đèn để soi sáng; còn gia đình bác xẩm thì nằm ngồi ngổn ngang ngay trong chiếc chiếu rách trải trên mặt đất. Thằng con nhỏ bò ra đất, cái thau sắt trắng chờ tiền thưởng trống trơ để trước mặt. Im lìm như một gia đình bò sát, nếu không có mấy tiếng đàn bầu bần bật nổi lên góp chuyện. Rồi sau đó không khách, không hát, không tiền, họ lăn ra ngủ luôn trên đất.

Còn cảnh sống bí hiểm của bà cụ Thi, một bà cụ già hơi điên. Bà đến quán của chị em Liên với tiếng cười khanh khách quen thuộc, mua cút rượu (xị rượu), khen Liên rót đầy rồi ngửa cổ uống cạn sạch, lảo đảo bước đi, lẩn vào bóng tối và tiếng cười khanh khách nhỏ dần.

Ba cảnh đời trên của lũ trẻ ven chợ, của mẹ con chị Tí, của gia đình bác xẩm đều bị bóng tối của sự nghèo nàn, khốn khó phủ lên đen ngòm. Sự thê thảm lồ lộ, chẳng ẩn giấu chút gì. Riêng bà cụ Thi vẫn có tiền uống rượu, vẫn nói năng ôn tồn, âu yếm với cô bé bán hàng nhưng rượu thì nốc một hơi, lại cười khanh khách, không biết vì duyên cớ gì? Đêm đêm, chỉ thấy bà từ trong làng đi ra rồi lại lẩn vào bóng tối phía làng. Oan ức gì chăng? Buồn khổ gì chăng? Không rõ, nhưng chắc chắn bóng tối đã đè nặng lên cuộc đời bà, góp thêm một hình ảnh vừa lạ lùng vừa đáng sợ vào những cảnh đời – bóng tối ỡ phố huyện này.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến

Bác Siêu bán phở không xa nhưng cũng không gần các cảnh đời kia. Bác như dấu gạch nối giữa hạng người bần cùng với những hạng người khác trong phố huyện. Họ thấp thoáng ở nơi có người cầm đèn lồng đi đón bà chủ ở ga về, nơi có hội bài tổ tôm sát phạt nhau hàng chục bạc mà hạng người khốn khổ nằm mơ cũng không thấy nổi, nơi có lính tráng đánh trống thu không và mõ cầm canh. Cuộc sống khá giả của họ như tấm phông làm nổi bật những cảnh đói nghèo, như ánh sáng tương phản với bóng tối.

Trong bối cảnh của truyện, nét nào cũng tối đen: lũ trẻ ven chợ như loài dơi chờ xẩm tối mới mò ra, tìm cái sống ở bất cứ cái gì người ta vứt đỉ. Mẹ con chị Tí hàng nước kiếm sống ở sự chờ đợi rủi may. Gia đình nhà xẩm hầu như sắp lẩn mình vào đất. Bà cụ Thi hơi điên chứa chất một góc tối om trong sâu kín tâm hồn. Nlhập chung lại thì toàn là những cảnh đời – bóng tối. Liệu còn le lói chút uớc mong nào không? Khung cảnh phố huyện giờ đây thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí, bởi ở đó còn có ngọn đèn tù mù, trong khi cả phố tối om. Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ của họ.

Trong bức tranh phố huyện lúc đêm về có một sự hoà trộn đầy dụng ý giữa ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng thì chỉ là khe sáng, chấm sáng, hột sáng,… mà bóng đêm thì vừa dày đặc vừa mênh mông. Tối hết cả con đường ra sông, con đường vào làng, các ngõ càng thẫm đen hơn nữa. Tối đến mức dường như tiếng đàn bầu của bác xẩm và tiếng trống cầm canh của phố huyện tưởng chừng cũng không vang lên được. Điều này khiến người đọc phần nào hình dung ra những kiếp sống chìm khuất, mỏi mòn gần như bị bỏ quên nơi ga xép của phố huyện nghèo nàn, đồng thời gợi một niềm thương cảm sâu xa.

Diễn biến tâm trạng hai đứa trẻ trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện được nhà văn Thạch Lam miêu tả tỉ mỉ và ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

Chưa nói tới dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng hai đứa trẻ và lấy đó làm nhan đề cho tác phẩm; hãy cứ biết đó là hai đứa trẻ với những đặc điểm của lứa tuổi thiếu nhi. Chị đã biết quý mến và hãnh diện với cái dây xà tích bạc vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang. Như thế thì chưa hẳn là lớn mà vẫn vương chút trẻ con. Biết thay mẹ tính toán tiền nong, sắp xếp hàng họ, biết thương em, đó mới thật là cồ gái lớn ngoan hiền.

Ngồi trước cửa hàng, Liên lặng lẽ cảm nhận khung cảnh chiều quê, tuy buồn bã nhưng thân thuộc, gần gũi và cảm thông, chia sẻ với những con người sống lay lắt nơi phố huyện nghèo.

Hai chị em trước đây sống ở Hà Nội cùng gia đình, nhưng vì cảnh nhà sa sút nên mới dọn về đây. Mẹ mở một quán tạp hoá nhỏ xíu giao cho hai chị em trông nom. Ban ngày bán hàng, ban đêm đóng cửa cài then cẩn thận. Chập tối, mẹ ghé qua thăm, dặn các con phải thức đến lúc xe lửa đi qua mới được ngủ. Vì thế nên hai chị em Liên đã quen thuộc với con người và cảnh vật trong phố huyện, đã hoà nhập vào cuộc sống nơi này một cách hồn nhiên.

Trước hết là quen với bóng tối. Hà Nội nhiều đèn quá, một vùng sáng rực và lấp lánh, còn ở đây thì ngược tại. Màn đêm buông xuống, mắt Liên ngập dần bóng tối và Liên không hiểu sao, thấy buồn. Dần dần, Liên quen không sợ bóng tôi mà còn chú ý đến những gì diễn ra và chứa đựng trong đó: thấy những hòn đá nhỏ trên đường một bên sáng một bên tối; cảm nhận mùi âm ẩm lẫn mùi cát bụi lúc chợ đã vãn mà tưởng là mùi riêng của đất này. Nhìn lũ trẻ nghèo nhặt nhạrih bất cứ cái gì trên nền chợ mà hai chị em động lòng thương. Khi mẹ con chị Tí mang vác cả hàng nước ra, Liên lặng lẽ quan sát từng cử chĩ một. Nghe tiếng cười khanh khách là Liên nhận ngay ra bà cụ Thỉ. Nhìn bọn trẻ nô đùa, An cũng muốn nhập bọn nhưng sợ trái lời mẹ dặn. Thấy một chấm lửa hiện ra rồi mất đi là hai chị em biết gánh phở bác Siêu thấp thoáng đằng xa. Lúc mọi nơi đều đã tối đen, ánh sáng từ ngọn đèn trong quán toả ra chi là vài hột sáng lọt qua phên nứa, thì hai chị em đã buồn ngủ ríu cả mắt. Khi đoàn tàu đã đi qua thì hai tâm hồn trẻ thơ ấy cũng rơi vào giấc ngủ tịch mịch và đầy bóng tối, giống như mọi người nghèo khổ khác ở phố huyện này.

Đêm nào Liên và An cũng cố thức cho tới giờ xe lửa chạy qua theo đúng lời mẹ dặn, nhưng còn vì một lí do đặc biệt khác. Có phải là các em chi đơn giản muốn được nhìn chuyến tàu, một hoạt động cuối cùng của đêm khuya? Không phải! Còn có cái gì đó sâu xa hơn nhiều đối với hai chị em và đám người khốn khổ ở phố huyện này. Với hai đứa trẻ, đoàn tàu là một thế giới khác hẳn với cụộc sống tù túng, tẻ nhạt hằng ngày của chúng.

Có lẽ chính vì vậy mà hình ảnh chuyến tàu được Thạch Lam tập trung miêu tả một cách ti mỉ, kĩ lưỡng qua tâm trạng chờ mong và cảm nhận của hai chị em Liên và An. Cách quan sát, miêu tả của Thạch Lam tinh tế và giàu tính nghệ thuật. Tác giả quan sát, miêu tả hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội về theo trình tự từ xa đến gần bằng nhiều giác quan, bằng sự đan xen giữa hồi ức và thực tạ ỉ.

Đoàn tàu chưa tới nhưng đã được báo trước bằng ánh đèn của người gác ghi và tiếng còi tàu từ xa vẳng lại. Liên trông thấy ngọn lừa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, rồi nghe thấy tiếng cội xe lửa trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió. Sau đó, nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa… Thế rồi tàu rầm rộ đi tới, các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh. Cuối cùng là cảnh đoàn tàu đi xa dần, mất hút trong đêm tối mênh mông, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, cái chấm nhỏ của chiêc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre…

Có một sự tương phản nổi bật giữa hình ảnh đoàn tàu – một thế giới khác mà chuyến tàu đêm mang qua phố huyện trong chốc lát và hình ảnh của sự trở về trạng thái lặng lẽ, tối tăm, không thay đổi nơi phố huyện. Một bên là sự hoạt động nào nhiệt cuối cùng của đêm và một bên là sự im lặng mênh mông của đêm tối, trong giấc ngủ và cả trong sự lãng quên. Chuyến tàu đêm sáng rực, vui vẻ và huyên háo, đầy hấp dẫn nhưng lại chỉ thoáng qua trong chốc lát rồi lại trả cuộc sống phố huyện về trạng thái mênh mang, yên lặng và đầy bóng tối. Điều đó dường như làm cho nỗi buồn càng thêm thấm thìa trong tâm hồn hai đứa trẻ; để lại cho chúng sự khát khao, nuối tiếc không nguôi. Gần như đã thành nếp, những người dân nơi phố huyện chĩ chấm dứt hoạt động của một ngày khi chuyến tàu đêm đã đi xa.

Đối vói chị em Liên, đoàn,tàu đến từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp, nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và sung sướng. Đó là cuộc sống ở một thời chưa xa, hoàn toàn khác với cuộc sống ở phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn này.

Đoàn tàu còn là hình ảnh của tương lai, nó khiến những người nghèo khổ hình dung ra một thế giới giàu sang, nhộn nhịp, đầy âm thanh và ánh sáng. Đối với người đọc, vẻ đẹp của đoàn tàu và thái độ háo hức, sung sướng đến lặng người của hai đứa trẻ khi ngắm đoàn tàu không chi đem đến một thoáng vui mà còn gợi thật nhiều bâng khuâng, thương cảm.

Đúng là hai đứa trẻ vui vì niềm khao khát, đợi chờ vừa được thỏa mãn. Nhưng đoàn tàu ấy lại thuộc về một thế giới quá xa xôi và nó càng sáng rực, vui vẻ, huyên náo thì càng làm cho khung cảnh nơi phố huyện trở nên tăm tối, buồn tẻ và chìm lặng. Chỉ có hình ảnh đoàn tàu lướt qua hằng đêm mà những người dân phố huyện ai cũng nôn nao chờ đợi. Người đọc cùng Thạch Lam thông cảm với tâm trạng của lớp người sống lầm lũi trong tăm tối, nghèo khổ. Tuy thế, truyện cũng nhen nhóm trong lòng người đọc hi vọng vượt lên sự tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống hằng ngày.

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ thật độc đáo. Tác giả miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Cách miêu tả này góp phần quan trọng tạo nên không khí cho tác phẩm.

Có sự tương ứng giữa thế giới ngoại cảnh (bức tranh phố huyện) với thế, giới nội tâm nhân vật (tâm trạng cô bé Liên) trong từng thời khắc: cảnh chiều buông thì người buồn man mác; cảnh đêm xuống thì người đợi chờ khắc khoải; cảnh đêm khuya, chuyến tàu đi qua thì người buồn tiếc, mơ tưởng, khát khao,…

Tuy nhiên, ở một vài đoạn văn, tác giả miêu tả thế giới ngoại cảnh và thế giới nội tâm không thuần nhất mà có sự pha trộn vui buồn khó tả. Những hình ảnh êm đềm thi vị hoà trộn với hình ảnh nghèo nàn lam lũ; ánh sáng hoà trộn vào bóng tối; cái huyên náo chốc lát hoà vào cái im lặng mênh mông… Tất cả những cái đó kết hợp với nhau thật hài hoà, tự nhiên, làm nổi bật tâm trạng của nhân vật.

Xem thêm:  Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: “Yếu tố (…) chưa nói hết”. (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992, tr.253). Anh chị hiểu thế nào về ý kiến trên đây và hãy chứng minh ý kiến ấy qua sự phân tích một số truyện ngắn tiêu biểu

Giọng văn Thạch Lam nhẹ nhàng, khách quan nhưng ẩn chứa một tình cảm xót thương thực sự đối với những con người nghèo khổ. Tình cảm nhân đạo của tác giả rất đàng trân trọng. Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả tỉnh tế mà vẫn rất tự nhiên, khiến người đọc khó quên.

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là lời gợi nhắc về tình cảm gắn bó với nguồn cội, quê hương, với những kí ức đẹp mà buồn. Đó là tấm lòng nhân ái của nhà văn đối với những kiếp người nghèo khổ sống lam lũ, quẩn quanh, đơn điệu, mỏi mòn; là niềm trân trọng đối với từng mong ước nhỏ nhoi của những con người bất hạnh bị bỏ quên nơi ga xép của những chuyến tàu thời gian vô định.

Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, ta thấy đằng sau vẻ chân chất, dung dị lại là sự tinh vi, sâu sắc, rất đúng với phong cách Thạch Lam. Đi vào tác phẩm của Thạch Lam là đi vào thế giới tâm tình. Tình tiết của truyện đơn sơ nhưng chính những cảm nghĩ chân thành của nhà văn đối với những mảnh đời khốn khó khiến cho người đọc xúc động. Nhà văn Nguyễn Tuân đã nhận xét: Truyện “Hai đứa trẻ” có một hương vị thật là man mác. Nó gợi một nỗi niềm về quả vãng, đổng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở trong tương lai… Nơi cái thế giới quan của một đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng. Đọc “Hai đứa trẻ” thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín. (Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học – Hà Nội – 1998)

Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ  – Bài làm 3

Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, và đặc biệt nổi bật chúng ta thấy tác phẩm Hai Đứa Trẻ là một trong những tác phẩm có giá trị và đem lại cho độc giả nhiều cảm nhận sâu sắc và mới mẻ nhất. 

Hai Đứa Trẻ là truyện ngăn hay của Thạch Lam trong tác phẩm nó đã miêu tả được bức tranh phố huyện khi chiều tà và hình ảnh đợi tàu của Hai Đứa Trẻ cũng để lại rất nhiều cảm xúc cho người đọc. Giá trị của tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc miêu tả sự vật sự việc, mà việc miêu tả nội tâm nhân vật cũng mang những giá trị vô cùng lớn lao và sâu sắc, hình ảnh của những đứa trẻ nghèo đang quay quắt với cái đói, những hình ảnh mang đậm giá trị và màu sắc hương vị cuộc sống, những tác phẩm để lại cái nhìn sâu sắc và mới mẻ dành cho người đọc, nó không chỉ để lại cho mỗi chúng ta nhiều cảm xúc sâu lắng mà để lại cho người đọc những nỗi nhớ mong và những cảm giác hồi hộp khi đón chờ những tia nắng sớm và niềm hy vọng đang chớm nở.

Trong tác phẩm hình ảnh những sự vật về chiều khi chợ vừa tan đã để lại cho chúng ta thấy cảm giác tiêu điều và xơ xác trong khung cảnh của khu phố huyện, tất cả đều diễn ra tấp lập, nhưng rất nhiều những số phận hẩm hiu đang bao quanh và bao trùm lên một bầu không khí chặt hẹp của cảnh phố huyện tiêu điều. Những hình ảnh đó thể hiện những điều rất đơn xơ và mộc mạc đây là cuộc sống, cuộc sống của những con người nghèo khổ, khi chợ vừa tan trong đó chỉ còn xuất hiện rác rưởi và những em bé có số phận bất hạnh đang đi nhặt từng những thứ còn lại trong buổi chợ, những hàng bán những người đi mò cua bắt óc, và vợ chồng nhà bác Sẩm cũng đi hát để lấy tiền nuôi sống chính bản thân. Trong cảnh đêm tối những mọi thứ nơi đây vẫn diễn ra, nhưng cảnh buồn rầu sơ xác của phiên chợ tan là để lại cho người đọc nhiều cảm xúc, đó là những hình ảnh thể hiện sự tiêu điều sơ xác của sự vật, tất cả nó đang bao trùm lên cuộc sống và đời sống riêng tư của họ.

Chợ đã tan chiều đã về núi, trên khoảng không gian đó vẫn xuất hiện những con người phải đi lao động để kiếm sống, những tiếng ếch kêu ran hay những tiếng côn trùng ngoài cánh đồng đang kêu da diết, và nó thể hiện một bức tranh có màu thi vị của cuộc sống, nhưng nồng ghép vào đó là những hình ảnh của một cảnh phố huyện nghèo, những con người quanh năm đầu tắt mặt tối, bươn trải để kiếm sống, họ cực khổ lam lũ cho cuộc sống đời thường, giá trị của nó đã mang cho chúng ta thấy đời sống cực khổ và vất vả của mỗi người, hình ảnh trên không chỉ để lại cho người đọc những cái nhìn sâu sắc mới mẻ về sự vật hiện tượng, mà nó còn bao trùm lên những giá trị và hương vị của cuộc sống những giá trị đó da diết và để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.

Qua cái nhìn của chúng ta khi thấy hình ảnh một khu phố huyện nghèo đang tiêu điều xơ xác, khi cảnh đêm đang tràn xuống nhưng cuộc sống vẫn đang diễn ra tập nập thường thì vào tối gia đình sẽ là nơi tụ họp để trò chuyện và ăn với nhau những bữa cơm gia đình, nhưng ở nơi đây ban ngày họ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, ban đêm họ cũng phải đi kiếm sống, từng những gánh hàng nhỏ trên vai giao bán, cuộc sống lam lũ và vất vả đang bủa vây trong con người của họ. Những hình ảnh mang đậm giá trị và sức sống mạnh mẽ nó đang ngập tràn và thể hiện được những cái nhìn sâu sắc và mới mẻ về cuộc đời của mỗi con người. Nơi đây cuộc sống vất vả họ phải bươn trải để kiếm sống, để lo cho cuộc sống, họ vất vả và gian nan vượt qua mọi điều mà cuộc sống này đặt ra. Hình ảnh những người nông dân nghèo khổ đang bươn trải để kiếm sống từng ngày.

Trong đó còn xuất hiện hình ảnh của hai đứa trẻ trong câu chuyện, đây là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Quá khứ hai đứa trẻ này sống ở vùng đô thị Hà Thành, nơi có những nước xanh đỏ, những đèn điện sáng rực rỡ, nhưng rồi cuộc sống đã đưa cho Liên và An trở về phố huyện này sinh sống, ở nơi đây hai đứa vẫn luôn luôn nhớ về quá khứ của mình, những nơi phồn hoa đô thị, nơi có cuộc sống tập nập diễn ra, người dân không phải chịu những cuộc sống tăm tối và đói khổ như thế này, chính những điều đó làm cho hai đứa trẻ luôn mong ước để trở về quá khứ, hình ảnh cuộc sống tươi đẹp nới phồn hoa đô thị đã diễn ra trong cuộc sống của hai chị em. Nơi đây cuộc sống của phố huyện nghèo này khác với cuộc sống trên đó, họ không được sống những cuộc sống hạnh phúc và những năm tháng tươi đẹp nữa, chính vì vậy những mong ước luôn được tồn tại trong tâm hồn hai đứa trẻ này.

Những hình ảnh đó không chỉ để lại những nỗi nhớ mà còn rất nhiều cảm xúc cho cuộc đời của chúng, những hình ảnh gợi tả nhiều cảm xúc thân thương và những tình cảm chân thành da diết nhất mà cuộc đời này dành cho chúng.

Tâm hồn nhỏ bé của chúng luôn mong ngóng có một tia sáng chiếu qua, nó làm dịu mát tâm hồn của những đứa trẻ thơ, một cuộc sống lam lũ vất vẻ nơi phố huyện tiêu điều luôn là một động lực để họ mong ngóng một điều gì tươi đẹp sẽ đến trong cuộc đời của họ, những tia sáng niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống đã làm cho cuộc đời của họ có giá trị và tươi đẹp hơn, những giá trị niềm tin mang sức sống mạnh mẽ và nó dịu mát trong cuộc đời của mỗi người, những hình ảnh của một cuộc sống nơi phồn hoa làm cho hai đứa trẻ này luôn nhớ đến, hình ảnh được bố mẹ dắt đi chơi nơi đô thị và được uống những thứ nước xanh đỏ, tất cả quá khứ đang bừa về trong tâm hồn của những đứa trẻ thơ.

Và chính điều đó làm cho tâm trạng luôn mong đợi có tia sáng chiếu qua đó là hình ảnh đoàn tàu sắp tới, nơi đây ánh sáng leo lắt, nhỏ hẹp, nó không đủ để làm bừng lên những tia hy vọng đang sinh tồn trong cuộc đời của hai đứa trẻ này, nhưng nó đủ để làm sức sống của chúng vang dội và có giá trị mạnh mẽ, cuộc sống của hai đứa trẻ đang có chút tia hy vọng, bởi khi đoàn tàu reo qua, hình ảnh Liên và An trong tâm trạng đợi àu gợi cho người đọc rất nhiều cảm xúc mạnh mẽ bởi nó mang đậm tâm trạng nội tâm của nhân vật, những hình ảnh mang giá trị to lớn và cốt lõi nhất dành đến cho mỗi con người. Hình ảnh trên không chỉ để lại những sức sống mãnh liệt mạnh mẽ mà nó còn để lại cho người đọc những cảm xúc riêng và có giá trị to lớn nhất.Những hình ảnh đó để lại những nỗi nhớ thương mạnh mẽ về quá khứ xưa.

An đã nhắc Liên khi có đoàn tàu thì gọi dạy xem chứng tỏ chúng đang mong ngóng có gì đó mới lạ làm thay đổi cuộc sống của họ. Khi đoàn tàu đi qua tất cả ánh sáng đã chiếu sáng cả một vùng của phố huyện nghèo này, nhưng nó đủ để cho hai chị em cảm thấy hạnh phúc, bởi những hình ảnh mang cho hai đứa trẻ này những chút hy vọng về cuộc sống tươi đẹp hơn sẽ đến. 

Hình ảnh hai chị em trong truyện ngắn đã biểu lộ sâu sắc được tâm trạng đơi tàu của hai nhân vật này, và hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo cũng được nhà văn miêu tả rất chân thực và sâu sắc.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn Phân tích truyện ngắn hai đứa trẻ thật hay và đạt được kết quả cao.