Túi rank A là gì

Cách nhận ra một chiếc túi Chanel fake

Làm thế nào để nhận ra ngay tắp lự một chiếc túi Chanel fake? Các mẹo cùng hình ảnh và video minh họa dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt ra ngay lập tức nhé !

Nếu bạn đang tìm kiếm các mẹo để tia ra ngay một chiếc túi xách Chanel fake thì bạn đến đúng nơi rồi nhé. Bài viết này sẽ chỉ bạn tất cả các dấu hiệu để nhận biết chiếc túi fake chỉ trong vài giây. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu đến các mẹo ấy, hãy thử đọc lá thư do 1 độc giả trung thành gửi đến Wondermika trước đã

Thân gửi ban biên tập,

Mình hầu như toàn trở thành món mồi ngon béo bở cho bọn bán hàng thiết kể lỏm ấy. Hệt như mọi người, mình luôn nghĩ chả bao giờ đến lượt mình bị lừa đâu. Sau tất cả, mình hoàn toàn bị tẩy não, bị đè bẹp hoàn toàn luôn. Và hiện tại, mình chỉ toàn mua túi Channel fake thôi biện tập ạ.

Mọi thứ bắt đầu từ cái lần mình đang lướt web. Lúc ấy mình phát hiện facebook của 1 chị đang rao bán các sản phẩm hàng hiệu chính hãng, page của chị ấy thậm chí có tới hơn mười ngàn người theo dõi cơ. Người ta phải tin chị ấy lắm mới có nhiều lượt like page như thế đúng không? Thêm nữa, mấy thứ chị ấy post lên, bán ầm ầm vèo vèo và liên tục hết hàng ấy. Chuyện là chị ấy có người em làm tiếp viên hàng không chuyên giúp chị í mua các sản phẩm này để buôn. Hơn hết nữa là chị ấy kể, chị ấy cũng đi Paris du lịch và up hẳn tấm hình đứng trước tháp Effel nhé.

Rồi một lần nọ, mình nhìn thấy túi xách Channel 2.55. Trời ơi, mình muốn có nó đến điên lên được nhưng bạn biết đấy, cái giá của nó khiến mình phải khựng lại. Rồi mình nghĩ, nếu mình mua cái túi í từ chị kia, mình tiết kiệm được hẳn 1500 đô. Với 1500 đô đó, mình hoàn toàn có thể mua thêm 1 chiếc ví hàng hiệu phù hợp với cái túi đó.

Thế là mình bắt đầu thử khảo sát, đặt 1 loạt câu hỏi cho chị í. Lúc í mình vờ như mình từ cửa hàng chính hãng của Channel í.Thế nên mình mới quyết định mua. Hai bên thỏa thuận sẽ gặp trực tiếp để mua hàng vì mình cảm thấy lo lắng nếu phải nhận túi qua đường bưu điện. Sau tất cả thì mình vẩn phải trả 1 cái giá ko hề rẻ.

Mình hẹn gặp chị ấy tại 1 khu thương mại vì 1 bạn đồng nghiệp F của mình cũng lái xe đến đấy vào ngày hôm đó. Chị bán hàng lấy cái túi xách ra cho mình xem, mình kiểm tra rất kĩ và thấy chẳng có vấn đề gì cả nên quyết định thanh toán. Cho đến khi chị đồng nghiệp cứ huých vào mình như cố gắng ra hiệu gì đó, nhưng mình hoàn toàn không hiểu. Chị ấy thình lình bảo cần đi toilet gấp, và cứ nằng nặc đòi mình phải đi cùng í. Thế là mình đành xin lỗi chị bán hàng, xin chị ấy đợi 1 chút rồi theo F vào toilet.

Trong toilet, F bảo với mình là chiếc túi ấy là hàng giả, fake lòi ra ấy. Chị ấy bảo, 1 trong những mẹo test hàng fake hay không, đầu tiên phải xem logo CC như thế nào. Rõ ràng là chữ C bên phải phải nằm chồng lên chữ C lật ngược bên trái, tuy nhiên chị í nhìn rất rõ, cái logo này, chữ C bên trái lại nằm ở trên. Thế thì nó là hàng fake rồi.

Trong đầu mình lúc đó chính là suy nghĩ cần phải nói gì trước sự lừa đảo ghê gớm này. Gọi cảnh sát ? Làm ả mất mặt trước những người bán hàng khác? Hay yêu cầu bắt giam ả vì tội lừa đảo? Thế nhưng khi chúng mình quay trở lại, ả đã chuồn mất rồi, hẳn là đã đoán ra việc bọn mình phát hiện ra vụ lừa đảo này.

Sau sự kiện ấy thì mình không bao giờ mua hàng hiệu qua những kênh bán lẻ trên mạng hay facebook nữa. Mình đã học được cách phân biệt sau khi mua đc 1 món hàng Channel chính hãng thật, so với mớ đồ giả kia. Thỉnh thoảng khi mình đi thang máy, mình cũng gặp vài người mang chiếc túi có vẻ là Channel 2.55. Mình nhận ra ngay đó là hàng fake và tự hỏi liệu họ có biết điều đó không?

Cám ơn vì tất cả, liệu bạn có thể viết những bài viết dạy về cách phân biệt túi xách hàng thật giả cho mọi người cùng biết không?

Thân,

Malisa K.

Như bạn thấy đấy, hàng fake luôn hiện hữu hàng ngày, và bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ là món mồi ngon béo bở cho những bọn làm hàng fake Do đó, để không trở thành Malisa K thứ 2, hãy đọc các tips phân biệt dưới đây nhé.

LOGO CC

Logo CC đúng cách là chữ C bên phải sẽ đè lên chữ C bên trái ở phía trên, và phía dưới chữ C bên trái sẽ đè lên phía chữ C bên phải. Chiều rộng của 2 chữ C phải bằng với chiều rộng của khoảng cách 2 chữ C. Nếu chữ CC nằm hẳn trong túi, như hình bên trái, thì nó phải thật mềm mại như thể hoàn toàn không có miếng card nào đặt vào trong đấy.

2. Khóa vặn

Khóa của hàng thật, thì kiểu chữ sẽ mảnh hơn, nhưng bề rộng chữ to hơn là khóa giả. Khóa giả. Khóa giả sẽ có chữ cồng kềnh hơn và tròn hơn.

Khóa đôi 2 chữ C là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của Channel 2.55, vì đây là chiếc khóa do Karl Lagerlfad thiết kế cho Channel, Chiếc khóa do Channel tự thiết kế nhìn khác hẳn, vì nó có biểu tượng hình chữ nhật và không có biểu tượng channel. Khóa đôi C còn đc xem là biêu tượng của các tiểu thư, vì Channel chưa bao giờ lập gia đình

3. Các chi tiết kim loại

Ký hiệu ốc vít: Đây cũng là 1 trong những cách để phân biệt nhanh nhất hàng chính hãng. Ký hiệu ốc vít nhìn phải giống như B và C, còn như A là hoàn toàn sai.

Khóa kéo: Channel đã tận dụng rất nhiều nơi sản xuất khóa kéo danh tiếng trong suốt nhiều năm, do đó, khóa kéo của nó cũng từ các hãng khóa kéo danh tiếng mà ra. Đây cũng là 1 cáhc để phân biệt được túi chính hãng. Dễ nhận ra Logo LamPo được dùng nhiều nhấttrong các sản phẩm của Channel, và logo hãng luôn đc in phía dưới khóa kéo.

Một số logo khác như DMC sẽ được thấy ngay trên khóa kéo và có thêm vật trang trí có kí hiệu 2 chữ C của Channel.

Ngoài ra, các dạng cổ điển thập niện 80 của hàng Channel còn có chữ hình tròn và 3 chữ C.

OPTI DMC cũng là 1 trong các nhãn hiệu khóa kéo phổ biến thường gặp trên các chiếc túi của Channel những năm 1990

Khóa kéo Lampo đi kèm cùng những chiếc túi Channel cổ điển style vintage rất phổ biến ở cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Lampo là 1 công ty của Ý chuyên sản xuất khóa kéo từ những năm 1887, với biêu tượng Lampo được in nổi trên dây kéo khóa. Một điều cực kỳ thú vị là khóa kéo Lampo được nhìn thấy không chỉ ở những chiếc túi theo phong cách vintage của Channel mà còn trên các khóa túi Vintage của Gucci, Louis Vuiton và YSL.

Lampo 2: Thỉnh thoảng bạn cũng có thể nhận ra chiếc khóa lampo với hình dáng cồng kềnh, đôi khi sẽ có in nổi chữ L ở mặt sau, hoặc đôi khi lại không có

Chiếc khóa kéo Lampo ở hình dưới có khắc nổi chữ L ở mặt sau chiếc khóa kéo

Đây là khóa kéo Eclair được sử dụng trên chiếc túi Channel phong cách Vintage.

Khóa kéo EP thường được nhận ra khi luôn đi kèm biểu tượng CC của channel trên miếng kim loại tròn. Khóa kéo EP vẫn còn được sử dụng trên các túi CC hiện đại ngày nay nữa.

Đây là 1 ví dụ khác về khóa kéo EP trên các chiếc túi Channel hiện đại. Đây là chiếc túi 2.55 Caviar classic nằm trong bộ sưu tập túi 2005. Dạng khóa kéo EP này thường được tìm thấy trên các chiếc túi chính hãng dạng cổ điển như là da cá caviar màu đen, màu biege, trắng và túi da cừu . Dây kéo thường có 1 thẻ kéo bằng da, khớp với loại da của túi, ví dụ túi da caviar màu đen, thì phần thẻ kéo cũng sẽ làm bằng da caviar màu đen

4. QUILTING [ĐẮP VẢI]

Luôn phải kiểm tra xem phần khâu những chỗ vải đắp trên túi Channel có khớp với phần thân và nắp túi hay không. Các túi Channel chính hãng luôn có phần vải đắp ở mặt trước trên nắp và mặt sau của thân túi . Ở thân sau của túi, phần vải đắp này không hề được khâu liên tục từ ví vào túi. Phần ví và túi là 2 phần riêng biệt, được khâu riêng biệt, được nối với nhau bằng 1 đường may dọc theo chu vi của ví. Nếu nhìn thấy 1 chiếc túi mà ko có phần đắp vải ở mặt trước của nắp và mặt sau thân ví thì hãy cẩn trọng nhé. Thực tế thì vẫn có những chiếc túi fake hàng đầu, có phần đáp vải chuẩn như túi Channel. Do đó lời khuyên của chúng tôi là hãy mua ở đúng cửa hàng Channel hoặc tại 1 store có uy tín, chất lượng.

5. Đường khâu

Bên trái là chiếc túi Channel giả, và bên phải là hàng thật. Đường khâu với các kích cỡ nhỏ sẽ khiến cho các vết đắp vải phồng lên, trong khi chiếc túi Channel hàng thật với đường khâu kích cỡ cao lại không gây ra hiện tượng này. Lưu ý là ở chiếc túi Channel fake thì các phần hình thoi khá ốm, trong khi ở túi channel thật thì vuông vức hơn. Chiếc khóa CC trên túi fake cũng bự như phần da nắp chứa nó, và phần da này cũng phồng lên trong khi ởchiếc túi thật, khóa CC nằm ngay ngắn và lọt thỏm vào trong, có không gian xung quang, cũng như phần da ko hề phồng lên.

Hơn thế nữa, các mũi khâu của túi channel được thiết kế bởi Channel Coco, được làm cho phù hợp, đồng nhất với các chiếc áo khoác cưỡi ngựa, do đó, nó sẽ có ít nhất 10 mũi khâu / inch. Nếu nó ko đc như vậy, thì rõ ràng ko phải hàng thật.

6. Miếng lót

Dưới đây là những hình ảnh minh họa về miếng lót vải trong những chiếc túi channel fake , Chữ CC ở miếng lót này trông rất luộm thuộm, rất rõ ràng. 2 Chữ C quá lớn, phồng lên như thể được nhét đầy các miếng giấy cứng.

Chiếc túi fake mặc dù đã được cố ý làm phần lót có chữ CC ngay ở phần nút, nhưng chữ CC được làm quá tệ, miếng lót thì nhăn nheo, siêu vẹo, cong cong.

Chiếc túi Channel đích thực thì phần lót sẽ không bị phồng lên thế này.

7. Dấu channel

Hãy kiểm tra phần đóng dấu Channel trên chiếc túi. Nếu các miếng kim loại của túi đều được làm bằng bạc, dấu Channel sẽ có màu bạc, nếu các miếng kim loại làm bằng vàng, dấu channel sẽ có màu vàng. Chiếc túi channel chính hãng không bao giờ có phần tem dấu và phần kim loại không khớp nhau đâu nhé.

8. Đai xích

Kiểm tra phần đai xích và xem liệu các khớp xích có bị nhìn thấy rõ ràng không. Ở 1 chiếc túi channel chính hãng với phần dây xích bằng da thì các phần khớp móc xích được giấu rất kỹ. Trong rất nhiều chiếc túi ở năm 2008 phần khâu trên da của các móc xích đan xen nhau thậm chí còn không có. Nếu bạn có thể nhìn thấy phần khâu đan xen đó, thì nó cũng chỉ đc nhìn thấy ở 1 phía mà thôi [giống hình minh họa]. Sẵn tiện, ý tưởng dây xích này xuất phát từ việc Channel xuất thân từ trại trẻ mồ côi, những ng chăm sóc cô đã đeo những móc xích này quang eo để giữ chìa khóa. Đó là ý nghĩa đằng sau những sợi dây xích. Đến thập niên 80, khi Karl Lagerfeld tham gia vào, ông đã thêm phần dây da xen giữa những đoạn xích.

9. Tấm thiếp xác thực

Hệ thống thiếp xác thực được giới thiệu cùng lúc với số series của các chiếc túi. Nó không hề có hiệu ứng cầu vồng 3 chiều, được làm bằng nhựa hệt như tấm card PRADA, hay thẻ tín dụng. Như hình dưới, số seri trên cái túi cũng trùng khớp với số seri của tấm card xác thực. Nó luôn đi kèm với bìa thư màu kem kích thước 2x2, trong đó chứa các thông tin về túi. Không phải chiếc túi nào ko có nó cũng là giả mạo, vì có thể ng chủ trước thực sự đã làm mất nó, nhưng hãy nên kiểm tra các đặc điểm khác để chắc chắn rằng đây ko phải là 1 chiếc túi fake.

10. Seri đính kèm

Số seri đính kèm được ra mắt lần đầu vào năm 1984 và vẫn đc sử dụng đến nay. Như đã nói ở trên, seri đính kèm sẽ trùng khớp với số seri được in trên card xác thực.. Những chiếc túi đc sản xuất trước thời điểm này sẽ ko có seri đính kèm.

Code có 6 kí tự tượng trưng cho chiếc túi được làm từ năm 1984 - 1986

Code có 7 kí tự tượng trưng cho chiếc túi được làm từ năm 1986 - 2004

Code có 8 kí tự tượng trung cho chiếc túi được làm từ năm 2005 đến nay.

8 kí tự là con số tối đa bạn có thể nhìn thấy trên số seri của những chiếc túi chính hãng. Nhiều hơn 8 nghĩa là fake.

Video liên quan

Chủ Đề