Tuổi thọ rắn bao nhiêu?

Con trăn hoàng gia, không có tên riêng và chỉ được ghi nhận theo số 361003, đã được nuôi ở vườn thú từ năm 1961, theo Đài CNN hôm 12.9. Nó đẻ trứng vào ngày 23.7, theo ông Mark Wanner, quản lý khu bò sát của Sở thú St.Louis.

“Thật là ngạc nhiên. Chúng tôi không nghĩ nó có thể đẻ thêm một ổ trứng nữa trong đời”, ông Wanner cho biết.

Tuy nhiên, điều bất ngờ không dừng lại ở đó. Con trăn này có tuổi thọ vượt xa đồng loại của nó.

Chuyên gia về bò sát Wanner cho hay loài trăn hay rắn trung bình sống khoảng 30 hoặc 40 năm. Trong khi đó, con trăn trên phải ít nhất 62 tuổi, tức vượt xa tuổi thọ trung bình đến 2 thập niên, chứ đừng nói đến chuyện đẻ được trứng.

Trước đó, con trăn già nhất từng được ghi nhận ở sở thú là một con trăn hoàng gia 47 tuổi ở Sở thú Philadelphia, bang Pennsylvania.

Còn về việc đẻ trứng vô tính, đây không phải trường hợp chưa từng xảy ra. Các chuyên gia đã lấy đi 2 quả trứng để kiểm tra phải chăng con trăn ở Sở thú St.Louis thực sự sinh sản vô tính.

[Dân trí] - Trại rắn ở Phú Quốc [Kiên Giang] đang nuôi bảo tồn 7 loài rắn, trong có nhiều cá thể rắn hổ mang chúa cực quý hiếm.

Tại trại Đồng Tâm 2 ở ấp Suối Đá [xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang] đang nuôi, bảo tồn 7 loại rắn gồm cạp nong, rắn lục đuôi đỏ, rắn hổ đất. Đặc biệt có những con rắn hổ mang chúa [thường gọi là hổ mây] dài 4m, nặng đến 17kg. 

Trại rắn Đồng Tâm 2 đang nuôi dưỡng 7 loài rắn [có 4 loài rắn độc gồm rắn hổ đất, rắn lục đuôi đỏ, rắn cạp nong và đặc biệt là rắn hổ mang chúa].

Rắn hổ mang chúa dài 4m, nặng đến 17kg. 

Anh Nguyễn Tấn Lộc - người phụ trách ở trại rắn Đồng Tâm 2 cho biết, rắn được nuôi tại đây được bắt từ địa phương, kiểm lâm mang đến, riêng cá thể rắn hổ mang chúa được đem từ trại rắn Đồng Tâm 1 về. 

"Trại rắn phục vụ nhu cầu cho khách đến tìm hiểu về những loài rắn có độc, loài không độc để biết cách phòng tránh, bảo vệ bản thân", anh Lộc nói thêm. 

Về tuổi thọ, rắn hổ mang chúa hoang dã có thể sống khoảng 20 năm. Tuổi thọ tối đa ước lượng được 30 năm.

Đặc biệt, với loài rắn hổ mang chúa chúng không ăn chuột, ếch, nhái... Thức ăn của chúng là đồng loại, nhiều loại rắn độc khác thậm chí nuốt chửng cả trăn có kích thước nhỏ hơn chúng. 

Anh Phạm Trung Hiếu [du khách Cà Mau] chia sẻ, lần đầu tận mắt thấy những con rắn hổ mang chúa cảm giác sợ vừa thích thú. 

"Tôi từng thấy những con rắn hổ mang chỉ khoảng vài kilogam, nhưng đến đây mới thật sự giật mình vì kích thước khủng của rắn hổ mang chúa nặng gần 20kg", anh Hiếu cho hay. 

Anh Nguyễn Tấn Lộc cầm con rắn hổ lãi, một trong nhóm thức ăn của rắn hổ mang chúa.

Rắn lục đuôi đỏ được nuôi dưỡng tại trại rắn Đồng Tâm 2.

Còn du khách Nguyễn Thị Thúy An nói: "Việc nuôi bảo tồn các cá thể rắn rất có ý nghĩa nhất là khi nạn săn bắt trái phép đang khiến nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng". 

Du khách vây quanh chụp hình, chiêm ngưỡng một chuồng rắn hổ mang chúa.

Được biết, mỗi năm trại rắn này đón tiếp 40.000 lượt khách trong và ngoài nước. Ngoài nuôi các loài rắn, trại rắn này còn đang chăm sóc cho một số loài động vật khác như trăn, vượn, chim công, chim ó biển...

Tin liên quan

Người dân tát ao bắt được cặp cá lóc nặng 14kg

Cặp cá lóc được người dân bắt dưới ao ở Hậu Giang có kích thước khá lớn. Trọng lượng mỗi con khoảng 7kg, dài 60cm.

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu

02-07-2016 18:21 tintucvietnam.vn / Xem trang gốc

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu, rắn được liệt vào danh sách một trong những loài sống lâu. Tuổi thọ trung bình của rắn là từ 10 - 25 năm nhưng tùy thuộc vào từng loài mà chúng có tuổi thọ khác nhau. Những loài có kích thước lớn có xu hướng sống lâu hơn thậm chí có thể lên tới hàng trăm tuổi.

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu

Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài, thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài.

Rắn ở bất kỳ nơi nào đều có tuổi thọ trung bình 10 - 25 năm. Tuổi thọ trung bình thay đổi tùy thuộc vào từng loài nhưng những loài có kích thước lớn có xu hướng sống lâu hơn.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài, thuộc phân bộ Serpentes

Một con rắn với chiều dài trung bình của 3-4 mét có thể sống 15 năm trong khi một trăn lớn như con trăn Reticulated sẽ dễ dàng đạt đến chiều dài 10m có thể sống được 25 năm thậm chí có thể lâu hơn là 40 năm.

Đặc biệt các loài rắn, trăn sống trong điều kiện nuôi nhốt có thể đạt tuổi thọ cao hơn sống trong hoang dã.

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Rắn là con gì?

Giống như các loài bò sát có vảy khác, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể. Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạng thằn lằn của chúng, cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Giống như các loài bò sát có vảy khác, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể

Để phù hợp với cơ thể thuôn và hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn [như thận] được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên, và phần lớn các loài rắn chỉ có một phổi hoạt động. Một vài loài vẫn duy trì một đai chậu với một cặp vuốt dạng vết tích ở một trong hai bên của lỗ huyệt.

Các loài rắn còn sinh tồn được tìm thấy trên gần như mọi châu lục [ngoại trừ châu Nam Cực], trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn - các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương.

Hiện nay đã có trên 20 họ rắn được công nhận, bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400-3.550 loài. Kích thước của chúng biến động từ nhỏ, như rắn chỉ dài khoảng 10 cm, cho tới lớn như trăn gấm dài tới 8,7 m. Loài tìm thấy ở dạng hóa thạch là Titanoboa cerrejonensis dài tới 15 m.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Để phù hợp với cơ thể thuôn và hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn [như thận] được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước cái kia thay vì ngang hàng ở hai bên

Người ta cho rằng rắn đã tiến hóa từ các loài động vật dạng thằn lằn hoặc là sống đào bới hoặc là thủy sinh trong giai đoạn Creta giữa, và các hóa thạch sớm nhất đã biết có niên đại khoảng 112 Ma. Sự đa dạng của rắn đã xuất hiện trong thế Paleocen [khoảng 66 tới 56 Ma].

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Nguồn gốc và phân bố của rắn

Nguồn gốc của rắn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết. Có hai giả thuyết chính cạnh tranh lẫn nhau về nguồn gốc của rắn: từ thằn lằn đào bới và thương long thủy sinh [một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng]

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Nguồn gốc của rắn vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết

Có nhiều hòn đảo không có rắn, như Iceland và New Zealand tuy nhiên thi thoảng vùng biển ven New Zealand vẫn thấy có rắn đẻn sọc dưa và rắn cạp nia biển.

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Phân loại rắn

Tất cả các loài rắn hiện đại được gộp nhóm trong phân bộ Serpentes trong phân loại học Linnaeus, một phần của bộ Squamata [bò sát có vảy], mặc dù vị trí chính xác của chúng trong phạm vi bò sát có vảy vẫn là điều gây mâu thuẫn.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Tất cả các loài rắn hiện đại được gộp nhóm trong phân bộ Serpentes trong phân loại học Linnaeus, một phần của bộ Squamata

Người ta thường chia phân bộ này thành 2 cận bộ là Alethinophidia và Scolecophidia. Sự chia tách này dựa theo các đặc trưng hình thái học và sự tương đồng trình tự ADN ti thể.

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Tại sao rắn lại lột xác

Sự lột xác [hay lột da] ở rắn phục vụ cho một loạt các chức năng. Trước hết, lớp da ngoài cũ kỹ và đã bị mòn được thay thế; thứ hai, nó giúp loại bỏ các động vật ký sinh như ve hay bét. Việc làm mới lớp da nhờ lột xác được cho là giúp đỡ cho quá trình phát triển ở một số động vật như côn trùng; tuy nhiên điều này có đúng như vậy hay không ở rắn thì vẫn là điều còn gây tranh cãi.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Sự lột xác [hay lột da] ở rắn phục vụ cho một loạt các chức năng

Sự lột da xảy ra theo chu kỳ trong suốt cuộc đời rắn. Trước khi lột, rắn ngừng ăn uống và thường di chuyển tới hay ẩn nấp tại nơi an toàn. Ngay trước khi lột, lớp da ngoài trở nên xỉn màu và khô và hai mắt thì mờ đục hay xám xỉn. Mặt trong của lớp da cũ hóa lỏng làm cho lớp da cũ tách ra khỏi lớp da mới nằm ngay dưới nó. Sau vài ngày thì mắt trong trở lại và con rắn "trườn" ra khỏi lớp da cũ của nó.

Lớp da cũ đứt ở phần gần miệng và rắn lách ra ngoài, hỗ trợ quá trình lột bỏ bằng cách cọ xát vào các bề mặt thô nhám. Trong nhiều trường hợp thì lớp da cũ bị lột ngược dọc theo thân từ đàu tới đuôi thành một tấm, giống như sự lột tất ngược từ trong ra ngoài. Lớp da mới, lớn hơn và sáng màu hơn đã được hình thành ngay phía dưới.

Những con rắn già chỉ lột da 1 tới 2 lần mỗi năm, nhưng những con rắn non còn đang lớn thì có thể lột da tới 4 lần mỗi năm. Lớp da bị loại bỏ giữ nguyên vẹn dấu vết của kiểu vảy, và thường thì có thể dùng nó để nhận dạng loài rắn đó nếu như lớp da bị loại bỏ này còn giữ được khá nguyên vẹn.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Những con rắn già chỉ lột da 1 tới 2 lần mỗi năm, nhưng những con rắn non còn đang lớn thì có thể lột da tới 4 lần mỗi năm

Sự lột da theo chu kỳ này là lý do chính để biến rắn thành một biểu tượng của điều trị bệnh tật và y học, như trong biểu tượng gậy Asclepius [xà trượng].

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Rắn có hại cho người không

Phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ. Một số loài có nọc độc mạnh tới mức đủ gây ra vết thương đau nhức hay gây tử vong cho con người. Các loài rắn không nọc độc hoặc là nuốt sống con mồi hoặc là giết nó bằng cách quấn và vặn xiết.

Thông thường rắn không tấn công con người, trừ khi bị giật mình hay bị thương. Nói chung phần lớn các loài rắn cố gắng tránh tiếp xúc khi đối mặt với con người. Ngoại trừ các loài trăn lớn, các loài rắn không có nọc độc không phải là mối đe dọa đối với người. Những vết cắn của rắn không nọc thường là vô hại do răng của chúng không được thiết kế để xé rách hay gây ra những vết thương sâu, mà là để tóm giữ.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ

Tuy vậy vẫn có khả năng xảy ra tổn thương mô và nhiễm trùng từ những vết do rắn không nọc cắn. Ngược lại, rắn có nọc độc [rắn độc] lại tiềm ẩn nguy hiểm lớn hơn nhiều cho con người cho dù những ca tử vong do rắn cắn không phải là quá phổ biến. Những vết cắn không dẫn tới tử vong do rắn độc gây ra có thể vẫn dẫn tới hậu quả là phải cắt cụt một phần chân tay.

Trong số khoảng 725 loài rắn có nọc độc trên toàn thế giới thì chỉ khoảng 250 loài có thể giết chết con người chỉ bằng một nhát cắn. Tại Australia trung bình chỉ một lần rắn cắn gây tử vong mỗi năm, nhưng tại Ấn Độ có tới 250.000 lần rắn cắn được ghi nhận trong năm, gây ra tới 50.000 vụ tử vong.

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Hình tượng rắn trong cuộc sống

Con rắn là một trong những biểu tượng thần thoại lâu đời nhất và phổ biến nhất của thế giới loài người. Loài rắn này đã được kết hợp với một số các nghi lễ cổ xưa nhất được biết đến của nhân loại và rắn đại diện đồng thời biểu hiện cho hai mặt thiện và ác.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Con rắn là một trong những biểu tượng thần thoại lâu đời nhất và phổ biến nhất của thế giới loài người

Ba biểu tượng y học liên quan tới rắn còn được sử dụng cho tới ngày nay: Chén Hygieia, biểu tượng cho dược học, và Caduceus cùng Gậy Asclepius là biểu tượng cho ngành y nói chung.

Tín ngưỡng thờ rắn Ai Cập được ghi nhận là cổ xưa nhất, những con rắn đã nhập vào các tôn giáo Ai Cập như một biểu tượng của thánh thần, của sự mê hoặc, đôi khi nó được tin như một lời sấm, lời tiên tri, thậm chí là một đấng tối cao ví dụ như Atum là một vị thần nguyên thủy đã được biểu trưng dưới hình thức người rắn... Thời cổ xưa, người Ai Cập cho rằng rắn là thần hộ mạng cho các vị vua chúa.

Trên các vương miện của các pharaoh Ai Cập đa số đều có chạm trổ hình rắn Naja bằng vàng hay bằng ngọc. Điều này được lý giải là tượng trưng cho nữ thần hiền lành, có khả năng phù hộ cho nhà vua.

Trăn hoàng gia là loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian của người Igbo sống tại miền Tây Nam Nigeria. Nó là biểu tượng của đất vì là loài vật di chuyển gần sát với mặt đất. Ngay cả cộng đồng người Igbo theo Thiên Chúa giáo cũng rất coi trọng loài vật này.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Trên các vương miện của các pharaoh Ai Cập đa số đều có chạm trổ hình rắn Naja bằng vàng hay bằng ngọc

Khi một con trăn bò vào làng hay vào nhà dân, cư dân để mặc cho nó bò thoải mái hoặc nếu cần phải đem trả về rừng thì con vật cũng được nâng niu rất cẩn thận. Nếu như một con trăn bị nhỡ tay giết chết, nó được chôn cất trong một quan tài và thậm chí còn được người dân tổ chức cho một lễ mai táng.

Người Fon ở Dahomey cho rằng rắn đã có từ rất lâu đời, trước cả khi đất được tạo ra. Dưới dạng rắn thần Aido Hwedo, rắn đã phục vụ cho vị thần sáng tạo Mawu. Rắn ngậm đuôi tạo nên vòng tròn kín biểu tượng cho sự vĩnh cửu của người châu Phi. Nhiều nền văn hóa ở châu Phi cũng xem rắn là thủy tổ của mình.

Tại Congo, uy lực tối cao của trời chính là con rắn Điămbô, không ai có thể ngồi lên lưng nó được. Ai trèo lên là lại tụt xuống thấp ngay. Người Ngbandi phía bắc Congo cũng tin rằng rắn là con vật lâu đời nhất, là tổ tiên sáng tạo. Họ thờ rắn như thờ vị thần tối cao của dân tộc.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Tại Congo, uy lực tối cao của trời chính là con rắn Điămbô, không ai có thể ngồi lên lưng nó được

Một số địa phương của Liberia lại gắn rắn với niềm tin về bói toán, tiên tri. Loài bò sát này được giám hộ và không ai dám làm hại nó. Trong nhiều huyện ở miền nam Nigeria, mãng xà là đối tượng đứng đầu của niềm tin về tiên tổ.

Tín ngưỡng thờ rắn ở nam Uganda còn liên quan đến tục hiến tế, có ngôi đền thờ rắn nằm bên bờ hồ Victoria Nyanza, trên bờ của sông Muzini, tầng trên là nơi thiêng liêng của rắn và người giám hộ nó là một phụ nữ còn trinh tiết. Người ta còn tạo ra một lỗ tròn trên mái nhà để rắn có thể dễ dàng đi đến bờ sông. Phụ nữ Uganda và Tây Phi còn đến bên các đền thờ rắn để cầu nguyện. Khi trẻ em được sinh ra, một số họ thừa nhận đã được thực hiện bởi những con rắn.

Người Nairobi motip các vị thần, những con quỷ rất phổ biến. Một trong những nét đặc sắc của tượng Makonđê là nhiều tượng mang hình rắn. Ở tượng này rắn ngóc lên từ một thân người. Bộ tộc da đen ở Nigeria tin rằng, nếu một đứa trẻ bị tâm thần hoặc bị liệt, sau khoảng thời gian bốn năm cho phép mà không có dấu hiệu phục hồi thì bị coi là rắn và bị ném xuống sông.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Người Nairobi motip các vị thần, những con quỷ rất phổ biếnTuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Hình tượng rắn ở Việt Nam

Rắn là hình tượng khá quen thuộc trong đời sống văn hóa người Việt Nam và điều đáng chú ý trong hình tượng rắn của người Việt Nam là xuất hiện rất đa dạng với những biến thể khác nhau, như rắn, trăn, chằn tinh, giao long, thuồng luồng, thậm chí là rồng.

Ở mỗi một hình thức thể hiện của rắn, hoặc với mỗi một biến thể, hình tượng rắn đều mang những ý nghĩa nhất định. Có thể tìm thấy điều này trong các câu truyện cổ tích, huyền thoại, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Rắn là hình tượng khá quen thuộc trong đời sống văn hóa người Việt Nam

Trong bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam trong tổng số 200 chuyện thì đã có 11 chuyện đề cập đến hình tượng rắn hoặc các biến thể của rắn như giao long, thuồng luồng, chằn tinh... trong đó có những chuyện ca ngợi sự giúp đỡ của rắn đối với con người, một số truyện khác lại nói đến việc rắn hại người. Người Việt có câu chuyện truyền thuyết về loài rắn như câu chuyện Thạch Sanh, Lý Thông, một huyền thoại khác là rắn báo oán mà Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.

Trong hầu hết các câu chuyện ở Việt Nam, rắn thường gắn với cái ác. Người Việt quan niệm rắn là loài đáng sợ nên không nhiều người thích chúng, vì nọc độc của một số loài rắn có thể giết người ngay tức khắc, vì thế những người tính cách không tốt, thường được ví như người ác, gian manh hay thích nhục dục.

Trong văn hoá dân gian Việt Nam, rắn không được xem là biểu tượng gắn với tôn giáo [trừ trường hợp Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ]. Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt cổ với hai ý nghĩa chính là tục thờ thủy thần. Tục thờ này mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống.

Mở VN Ngày Nay, xem nhiều ảnh hơn >

Tuổi thọ của rắn và rắn sống được bao lâu: Trong bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam trong tổng số 200 chuyện thì đã có 11 chuyện đề cập đến hình tượng rắn

Trẻ con ở Việt Nam vào các buổi chiều sau khi cơm nước no nê, thường hay tụ lại các khoảng sân rộng trong xóm hoặc một thửa ruộng gần nhà đã thu hoạch xong [tháng mười một, tháng chạp] chơi trò đuổi bắt, rồng rắn lên mây. Trò chơi này có ở hầu khắp các địa phương và gắn bó với trẻ em Việt Nam từ xa xưa, hình tượng rắn vì thế cũng trở nên thân thuộc.

Chủ Đề