Tuổi trẻ học đường cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông

Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Bài làm:

Bạn đang xem: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

“Giao thông an toàn – Bảo đảm tính mạng!” , “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”, ” Nhanh một giây – chậm một đời”- là những câu khẩu hiệu về an toàn giao thông mà chúng ta thấy khắp mọi nơi trên các tuyến đường của Việt Nam. Tai nạn giao thông trở thành một trong những vấn đề nhức nhối mang tầm thời đại bởi hậu quả của nó để lại là vô cùng nghiêm trọng. Bao người mẹ mất con, bao người chồng mất vợ, bao người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh cũng vì tai nạn mà ra. Nó trở thành mối hiểm hoạ, là “kẻ thù” trong thời bình của con người. Tuổi trẻ học đường, những thế hệ mai sau của đất nước cần nhận thức rõ và hành động ngay bây giờ để góp phần xây dựng một môi trường giao thông lành mạnh.

Những vụ tai nạn xảy ra hàng loạt theo thống kê hằng năm với số người chết và số người bị thương ngày càng tăng đã cho thấy mức độ đáng báo động của vấn đề này. Nguyên nhân chủ quan là do ý thức của người tham gia giao thông kém, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích khi điều khiển phương tiện. Thiếu sự hiểu biết hoặc cố tình “quên” những quy định của luật giao thông, chạy ẩu, lạng lách, đánh võng, xâm lấn lòng đường diễn ra nhan nhản. Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ kém chất lượng khi xảy ra tai nạn gây tổn thương nghiêm trọng.

Nguyên nhân khách quan bởi nước ta đa số người dân đều sử dụng xe máy là chính – loại phương tiện giao thông này dù tiện lợi nhưng lại dễ gây tai nạn, nguy hiểm. Đường sá nhỏ hẹp, phương tiện đông đúc, nhiều con đường bị xuống cấp nghiêm trọng gây khó khăn cho di chuyển. Công tác quản lí giao thông chưa được xiết chặt. Tất cả khiến bức tranh giao thông ngày một xuống sắc, hỗn độn và phức tạp. Vì vậy, để khắc phục những nguyên nhân đó, giảm thiểu thiệt hại tai nạn xảy ra, mỗi chúng ta, thế hệ học sinh phải cố gắng góp phần vào việc bảo vệ và xây dựng môi trường giao thông, văn hóa giao thông an toàn, lành mạnh. Hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, đội mũ bảo hiểm cài quai an toàn, đúng quy định khi tham gia giao thông. Tuyên truyền, vận động người thân chấp hành luật giao thông. Tham gia các cuộc thi, các cuộc vận động của trường, của các tổ chức xã hội về an toàn giao thông. Kêu gọi mọi người, bạn bè sử dụng các dịch vụ công cộng để an toàn hơn. Đi xe đạp bảo vệ môi trường.

Mỗi người phải chấp hành tốt và ứng xử có văn hóa trong giao thông – nhường đường, không vượt đèn đỏ, không lấn chiếm lòng đường. Giúp đỡ những người già trẻ nhỏ khi họ qua đường. Thấy người bị tai nạn phải nhanh chóng kịp thời giúp đỡ. Hành xử văn minh và biết lên án các hành động không chấp hành luật pháp. Hướng dẫn, bảo ban các em học sinh nhỏ tuổi hơn về cách đi đúng đường, chơi những nơi an toàn tránh xảy ra tai nạn.

Một bộ phận những thanh thiếu niên học đường vì muốn thể hiện bản thân, đua đòi theo chúng bạn mà tổ chức những cuộc đua xe trái pháp luật, phi như bay giữa đường thành phố, bán rẻ mạng sống chính mình. Nhiều bạn chưa đủ tuổi cũng chạy xe máy đến trường. Đó là những hành động sai trái, vi phạm quy định của pháp luật Nhà nước. Hãy tích cực tham gia các buổi ngoại khoá về giáo dục giao thông và học bằng giấy phép lái xe khi đủ tuổi. Mỗi một học sinh, chúng ta phải ý thức được đúng – sai trong từng hành động của mình, xem xét để sửa sai và chấp hành đúng pháp luật. Hãy góp phần của mình vào văn hoá luật giao thông để cuộc sống của mọi người và của chính chúng ta tốt đẹp hơn.

“Tất cả tai nạn trên đườngĐa phần tốc độ là thường rất cao.Trời đêm sáng được nhờ sao

An toàn có được nhờ vào lương tâm.”

Sau khi tìm hiểu xong nội dung bài Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông, Nghị luận về chủ đề Hãy sống là chính mình, Nghị luận về vấn đề: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị, Nghị luận về ý kiến: Cuộc sống là một đường chạy vượt rào…, Nghị luận về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạ sẽ đẩy con người vào chỗ sa đoạ về tâm hồn để củng cố thêm kiến thức cũng như kĩ năng viết bài nghị luận của mình.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường THPT Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hànhđộng để góp phần giảm thiểu tai nạngiao thôngNgười đăng: Hà Hoàng - Ngày: 19/03/2018Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thôngBài làmTai nạn giao thông hiện đang là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Nó không chỉ gây nênnhững hậu quả đáng tiếc về tính mạng mà còn gây nên những nỗi đau tinh thần lớn lao.Vậy tuổi trẻ học đường chúng ta cần phải làm gì để góp phần làm giảm thiểu tình trạng tainạn giao thông? Câu hỏi này khiến rất nhiều tầng lớp cũng như các cấp ngành phải đauđầu.Tai nạn giao thông không được coi là tệ nạn thế nhưng nó đang gây nên nhiều vấnđề nhức nhối cho con người. Tình trạng tai nạn giao thông diễn ra từng ngày từng giờgây nên những tác hại vô cùng nghiêm trọng. Theo thống kê của ủy ban an toàn giao thôngquốc gia cứ mỗi ngày Việt Nam có thêm khoảng 33 vụ tai nạn giao thông trên cả nước. Consố này dường như không có dấu hiệu suy giảm thậm chí còn gia tăng theo từng ngày.Nguyên nhân của tai nạn giao thông thì có rất nhiều, bao gồm các yếu tố chủ quan vàkhách quan. Trong đó yếu tố khách quan có thể kể đến như cơ sở vật chất hạ tầng giaothông, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đếnviệc tình trạng tai nạn tăng cao xuất phát từ ý thức của mỗi người điều khiển phương tiệngiao thông.Đã từ lâu xây dựng văn hóa giao thông đã được các tổ chức rất chú trọng và coi đó là làbiện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông. Văn hóa giao thông ở đây tức là tuyên truyềncho người dân chấp hành đúng luật an toàn giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, lấnlàn,…. Ngoài ra còn phải ứng xử văn minh khi tham gia điều khiển giao thông. Tuy nhiên đểđưa biện pháp này phát triển sâu rộng vào trong cuộc sống cần phải có sự vào cuộc củacác ban ngành, và toàn bộ người dân. Nhất là đối với đối tượng học sinh đang ngồi trênghế nhà trường. Vậy học sinh chúng ta những người đang nắm tương lai của đất nướccần phải làm gì để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông này?Thứ nhất, chúng ta phải hiểu về sự nguy hại do tại nạn giao thông gây ra. Nó không chỉgây nên những nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần, bóng ma ám ảnh rấtnhiều người. Không những thế nó còn là gánh nặng của toàn xã hội khi mỗi năm ngân sáchnhà nước dành cho ma chay, cấp cứu người tai nạn giao thông càng tăng.Thứ hai, bạn cần phải thay đổi ý thức chính bản thân mình bằng việc chấp hành đúngluật an toàn giao thông. Hiện nay có hiện tượng học sinh tan trường dàn hàng hai, hàngba thậm chí hàng bốn lưu thông trên đường gây nên ùn tắc giao thông. Vì thế ngay từ bâygiờ chúng ta phải điều chỉnh hành vi của mình. Không phóng nhanh vượt ẩu, không dànhàng, không lạng lách đánh võng, đi đúng làn, đúng tốc độ, không vượt đèn đỏ… Bởi nókhông chỉ giúp bạn trở nên có văn hóa mà còn bảo vệ chính tính mạng của bạn và mọingười.Thứ ba, học sinh phải đóng vai trò là những người tuyên truyền tích cực nhất trongviệc xây dựng văn hóa giao thông. Bởi đây là những mầm non tương lai của đất nước, sựphồn vinh của quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào nhận thức và hành vi của các em.Điều cuối cùng, bạn nên tham gia vào những tổ chức tình nguyện như thanh niên tìnhnguyện vì an toàn giao thông, mùa hè xanh…. Bởi trong những năm qua những tổ chứccủa thanh niên tình nguyện đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối giaothông, giảm ùn tắc, giữ văn minh trong giao thông.Thay đổi ý thức bản thân chính là việc nhanh nhất và hiệu quả nhất để giảm thiểu tai nạngiao thông. Ngay từ bây giờ mỗi cá nhân hãy điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình đểgóp phần khiến cho xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

- An toàn giao thông đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

- Việc tìm ra các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đang là vấn đề cấp bách không chỉ của các cấp các ngành có trách nhiệm mà là của tất cả mọi người, trong đó có học sinh chúng ta.

2. Thân bài:

+ Thực trạng mất an toàn giao thông của nước ta hiện nay đã đến mức báo động, rất đáng lo ngại:

- Hằng ngày, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên, nhất là trên các tuyến đường bộ và đường sắt, làm cho nhiều người chết hoặc bị thương, phương tiện giao thông hư hỏng, tình trạng giao thông bị tắc nghẽn.

- Điều đó ảnh hưởng không ít tới hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.

+ Nguyên nhân:

- Trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông của mọi người còn kém.

- Chất lượng cầu đường không bảo đảm độ an toàn theo quy định.

- Quan chức các cấp trong ngành giao thông chưa thực sự có tinh thần trách nhiệm cao và có hướng giải quyết tích cực để làm giảm tai nạn giao thông. Chưa kể đến nhiều hiện tượng tiêu cực khác cũng dẫn đến tai nạn ngày càng tăng.

+ Những tác hại do tai nạn giao thông gây ra:

- Là vô cùng nghiêm trọng, gây tổn thất rất lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân, của Nhà nước.

+ Những giải pháp an toàn cho giao thông:

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và nhắc nhở ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe máy trên đường.

- Có các biện pháp nghiêm khắc và thích đáng để xử lí các hành vi cố tình vi phạm luật lệ giao thông.

- Nâng cấp chất lượng cầu đường và nâng cao trách nhiệm của các quan chức ngành giao thông vận tải.

- Nghiêm cấm và xử phạt thật nặng những cán bộ, cảnh sát có chức có quyền bao che và tiếp tay cho những đối tượng vi phạm luật lệ giao thông.

3. Kết bài:

- An toàn giao thông là vấn đề quan tâm hàng đầu của Nhà nước vì nó tác động không nhỏ tới quá trình phát triển của một quốc gia.

- Mỗi công dân phải có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông để góp phần xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

II. BÀI LÀM

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tại nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2007, số vụ tai nạn giao thông là 14.600 vụ, làm chết 13.200 người. Sáu tháng đầu năm 2008, toàn quốc xảy ra 6.462 vụ tai nạn giao thông. [Số liệu do Tổng cục Thống kê cung cấp]. Quả là một con số gây kinh hoàng! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm hoạ không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ “giặc” mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đình mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường Vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba, ngã tư, gây nên cảnh tắc đường hằng giờ, thậm chí mấy giờ liền. Không ít học sinh, sinh viên có thái độ hiếu thắng, bốc đồng, coi thường luật lệ giao thông, thích chở hai, chở ba phóng nhanh vượt ẩu, trổ tài lạng lách... Các băng nhóm gồm những thanh niên, thiếu niên hư hỏng hay tụ tập, thách thức nhau đua xe trên đường phố, gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra hầu như thường xuyên làm đau đầu lực lượng cảnh sát giao thông. Những kẻ ngông cuồng đó bị mọi người gọi bằng cái tên đáng sợ và cũng đáng ghét là “hung thần trên đường phố”.

Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn. Cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục...

Một nguyên nhân nữa là sự tha hoá của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vị phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hoá quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép... Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mức xử phạt hành chính hiện nay là quá nhẹ, không đủ sức răn đe khiến những kẻ phạm luật không sợ. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là không ngừng nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông an toàn, thuận lợi. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng và phát triển một quốc gia giàu mạnh. Học sinh chúng ta phải chủ động và tích cực cùng mọi người tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông để giảm thiểu tai nạn, góp phần giữ gìn hạnh phúc cho mọi gia đình và làm cho đất nước Việt Nam ngày càng trở nên văn minh, hiện đại.

Video liên quan

Chủ Đề