Umol/l đọc là gì

Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất HDL-Choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mach máu. Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà… Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.

4. GGT: Gama globutamin,
Là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn.

5. URE (Ure máu): 
Là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.
Giới hạn bình thường: 2.5 – 7.5 mmol/l.

6. BUN (Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.

  • Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu…
  • Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt…

BUN: là nitơ của ure trong máu.
Giới hạn bình thường 4,6 – 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).

  • Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..
  • Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng..

7. CRE (Creatinin):
Là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận.
Giới hạn bình thường: nam 62 – 120, nữ 53 – 100 (đơn vị: umol/l).

  • Tăng trong : bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, NMCT cấp…
  • Giảm trong : có thai, sản giật…

8. URIC (Acid Uric = urat):
Là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu.
Giới hạn bình thường: nam 180 – 420, nữ 150 – 360 (đơn vị: umol/l).
Tăng trong:

  • Nguyên phát: do sản xuất tăng, do bài xuất giảm (tự phát) -> liên quan các men: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke..
  • Thứ phát: do sản xuất tăng (u tủy, bệnh vảy nến..), do bài xuất giảm (suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch..).

    Phụ trách các học phần thuộc Khối kiến thức giáo dục đại cương trong các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Duy Tân.

  • KHOA
    KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    Đảm nhận các học phần Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học ở các chương trình đào tạo của Trường.

  • KHOA
    KHOA HỌC TỰ NHIÊN

    Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo các học phần Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học đại cương.

17/08/2017 08:12:43 AM

Giảng dạy - Học tập

Hệ thống đơn vị quốc tế SI dùng trong Hóa sinh

1. Hệ đơn vị SI

Thực chất, SI là một dạng phát triển của hệ thống đo lường và đã được sử dụng từ năm 1901. Hệ thống SI có 3 loại đơn vị: Đơn vị cơ sở, đơn vị dẫn xuất và đơn vị phụ. Ngoài ra còn có một số tiếp đầu ngữ cho phép ghép thành những bội số và ước số thập phân của những đơn vị sử dụng.

1.1. Đơn vị cơ sở

Đơn vị cơ sở là đơn vị được dùng làm cơ sở cho hệ thống SI. Có 7 đơn vị cơ sở của hệ thống SI:

Bảng 1.1. Đơn vị cơ sở của SI

Đại lượng

Tên

Ký hiệu

1

Độ dài

Met

m

2

Khối lượng

Kilogram

kg

3

Thời gian

Giây

s

4

Cường độ dòng điện

Ampe

A

5

Nhiệt độ nhiệt động học

Kelvin

K

6

Cường độ ánh sáng

Candela

Cd

7

Lượng chất

Mol

mol

1.2. Đơn vị dẫn xuất

Các đơn vị dẫn xuất được hình thành:

- Hoặc bằng phép nhân với chính bản thân các đơn vị cơ sở

Ví dụ: diện tích: m2

thể tích: m3

- Hoặc bằng cách ghép 2 hay nhiều đơn vị cơ sở bằng phép nhân hoặc phép chia.

Ví dụ: mét/giây (m/s).

1.3. Đơn vị phụ

Ví dụ: Radian và Steradian, những đơn vị này không được sử dụng trong Y học thực hành.

1.4. Những bội số và ước số của đơn vị SI

Khi những đơn vị cơ sở và những đơn vị dẫn xuất có độ lớn không thích hợp trong các hằng số sinh học của người, ta dùng những bội số và chủ yếu là ước số thập phân của các đơn vị bằng cách ghép vào tên các đơn vị những tiếp đầu ngữ tương ứng với các hệ số.

Bảng 1.2. Những tiếp đầu ngữ thông dụng trong Hóa sinh

Tiếp đầu ngữ

Ký hiệu

Hệ số

mili

m

10-3

micro

µ

10-6

nano

n

10-9

pico

p

10-12

Bảng 1.3. Những ước số của mol

Đơn vị

Ký hiệu

Kết quả

mol

mol

milimol

mmol

10-3mol

micromol

µmol

10-6mol

nanomol

nmol

10-9mol

Ví dụ: 1mol glucose = 180g, song thực tế người ta không thể dùng đơn vị mol để chỉ nồng độ glucose trong máu, vì vậy phải sử dụng ước số của mol là mmol.

1mmol glucose = 0,18g.

5mmol glucose = 0,9g

2. Đơn vị SI dùng trong y học

Năm 1957, Hội nghị Quốc tế về đo lường đã thống nhất quy định đơn vị đo lường quốc tế SI (Systeme international). Đó là các đơn vị cơ bản: mét (m), ampe (A), candela (cd), kilogam (kg), giây (s). Năm 1971, Hội nghị của Liên Đoàn Hóa học lâm sàng quốc tế đã qui định đơn vị SI thứ 7 về đơn vị mới biểu thị kết quả xét nghiệm, khắc phục tình trạng nhiều đơn vị khác nhau, khó chuyển đổi, chưa khoa học.

Trước kia, ở một số địa phương nước ta vẫn còn đang dùng các đơn vị chưa đúng với hệ thống đơn vị SI để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Hiện nay, các xét nghiệm được Hội Hóa sinh-Y-Dược Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất dùng đơn vị Quốc tế (SI) để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Để phục vụ cho quá trình học tập, tham khảo tài liệu và thực hiện thống nhất trong các bệnh viện, các thầy thuốc cần biết các đơn vị quốc tế (SI) đang dùng để viết các kết quả xét nghiệm. Dưới đây là các đơn vị SI dùng cho các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.

2.1. Đơn vị lượng chất

Đơn vị lượng chất là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử giống nhau và khối lượng phân tử xác định.

Đơn cơ sở của đơn vị lượng chất là mol.

Mol (mol) là lượng chất của một hệ thống gồm một số thực thể cơ bản, bằng số nguyên tử có trong 0,012 kg carbon 12. Khi dùng mol phải xác định cụ thể thực thể là nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, hạt khác hoặc những nhóm riêng của hạt đó. Một số đơn vị lượng chất thường dùng là:

1 mol (mol) = 1 phân tử gam.

Ngoài đơn vị cơ bản, người ta còn dùng các đơn vị dẫn xuất là các ước số của đơn vị cơ bản, như:

Millimol (mmol)= 10-3mol.

Micromol (µmol) = 10-6mol.

Nanomol (nmol) = 10-9mol.

Picromol (pmol)= 10-12mol.

2.2. Đơn vị khối lượng

Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 giờ = 90 mg.

Đơn vị cơ sở khối lượng là kilogam và các ước số của chúng.

Gam (g) = 10-3kg.

Milligam = 10-3g.

Microgam (µg) = 10-6g.

Nanogam (ng) = 10-9g.

2.3. Đơn vị nồng độ

Trước đây, trong hoá sinh y học người ta dùng nhiều đơn vị khác nhau để biểu thị các loại nồng độ: g/l, mg/l, mEq/l, mol/l... Do đó, đại lượng nồng độ cần phải hiểu chính xác, thống nhất. Trong SI có 2 loại biểu thị nồng độ: đơn vị nồng độ lượng chất và đơn vị nồng độ khối lượng.

2.3.1. Nồng độ lượng chất

Nồng độ lượng chất dùng để biểu thị nồng độ của các chất tan mà có KLPT đã xác định.

Một số nồng độ lượng chất thường dùng là mol/l, mmol/l, µmol/l, nmol/l. Ví dụ: Nồng độ glucose huyết tương là 5,5 mmol/l.

2.3.2. Nồng độ khối lượng

Đơn vị nồng độ khối lượng để biểu thị nồng độ của chất tan mà có KLPT thay đổi hay chưa xác định.

Một số đơn vị nồng độ khối lượng thường được sử dụng là: g/l, mg/l, µg/l, ng/l.

Ví dụ: Protein toàn phần huyết thanh là 72 g/l; Lipid toàn phần huyết thanh là 6 - 8g/l.

Chú ý:

Cách chuyển đổi từ nồng độ khối lượng sang nồng độ lượng chất như sau:

Nồng độ lượng chất = (Nồng độ khối lượng) / (Khối lượng phân tử hoặc khối lượng nguyên tử)

Ví dụ:

Nồng độ glucose máu bình thường là 4,4 - 6,1 mmol/l.

Glucose = 0,8 (g/l)/ 180,16 = 0,0044 mol/l hay = 4,4 mmol/l.

Glucose = 1,1 (g/l)/ 180,16 = 0,0061 mol/l hay = 6,1 mmol/l.

Cách chuyển từ nồng độ đương lượng sang nồng độ lượng chất như sau:

Nồng độ lượng chất= (Nồng độ đương lượng) / (Hoá trị).

Ví dụ: Nồng độ chất điện giải huyết thanh bình thường như:

Na+ huyết thanh = 140 mEq/1 = 140 mmol/l.

Ca++ = 4,5 mEq/2 = 2,25 mmol/l.

2.4. Đơn vị thể tích

Trong hệ thống SI, đơn vị thể tích cơ bản là mét khối (m3), ngoài ra còn dùng các đơn vị ước số của nó, gồm:

Lit (l) =1dm3.

Decilit (dl) =10-2l.

Millilit (ml) = 10-3l.

Microlit (µl) = 10-6l.

Nanolit (nl) = 10-9l.

Picrolit (pl) = 10-12l.

Femtolit (fl) = 10-15l.

2.5. Đơn vị hoạt độ enzyme

Trước đây, đơn vị hoạt độ enzyme (đơn vị quốc tế cũ) là U (unit). Hiện nay theo hệ thống SI, đơn vị hoạt độ enzyme là Katal (Kat).

Đơn vị quốc tế (U): là Lượng enzyme xúc tác biến đổi 1µmol cơ chất trong 1 phút ở những điều kiện nhất định.

1U = 1 µmol/min.

Đơn vị mới: Katal (Kat): là Lượng enzyme xúc tác biến đổi 1 mol cơ chất trong 1 giây ở những điều kiện nhất định.

1 Kat = 1 mol/s.

Ngoài ra, có các ước số của nó µKat (10-6Kat), nKat (10-9Kat).

Hiện nay, ở Việt Nam, đơn vị SI (Katal) ít được dùng, do thói quen nên vẫn dùng đơn vị U/l.

U/l là hoạt độ enzyme có trong một lít huyết tương phân huỷ hết1 µmol cơ chất trong một phút ở điều kiện tối ưu (nhiệt độ 370C và pH tối thích).