Vai trò của nhà nước đối với doanh nghiệp

Nhà nước là tổ chức được thực thi quyền lực chung, có sức mạng cưỡng chế nhằm duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của công dân.

1. Nhà nước là gì?

Khoản 1, Điều 8, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn xuất phát từ thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng thời, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại, bao gồm các tư tưởng tích cực, tiến bộ về nhà nước pháp quyền, tổ chức nhà nước và kinh nghiệm áp dụng các học thuyết đó của các nước trên thế giới để đưa vào thử nghiệm và từng bước xây dựng, hoàn thiện ở Việt Nam. Đây là quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc, không sao chép, rập khuôn, giáo điều mà luôn luôn sáng tạo để vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt, từ sau Đại hội VI của Đảng (1986) đến nay, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, phản ánh quá trình nhận thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo đó, với quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người. Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.

Với việc được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp, Nhà nước chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình và bảo đảm cho công dân thực hiện các nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.

Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác, bình đẳng và phát triển với các nước láng giềng, các nhà nước và các dân tộc khác trên thế giới; tôn trọng và cam kết thực hiện các công ước, điều ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.

Vì vậy, có thể nói, trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Nhà nước đóng vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vì đó là thiết chế biểu hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực ấy.

Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. Nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.

Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân.

Nhà nước nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác. Nhà nước có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm cho Nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất.

Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng có của Nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị, xã hội khác, chúng quy định vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hiện nay, việc tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Nhà nước trong tiếng Anh là Government.

2. Tìm hiểu về hệ thống chính trị:

Chính trị hiểu theo nghĩa chung nhất là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ giữa các chủ thể trong đời sống xã hội liên quan đến việc nhận diện và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội, nhất là những vấn đề có tính tranh chấp, xung đột mang tính phổ biến trong các mối quan hệ xã hội. Để có thể giải quyết được các vấn đề trên, một quyền lực chung được thiết lập có sức mạnh cưỡng chế nhằm duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của công dân. Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này. Do vậy, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ Nhân dân.

Trong các xã hội có giai cấp, các giai cấp tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình đều tìm cách để giành quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích của giai cấp mình, trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Chính vì vậy, ở cách tiếp cận này, chính trị được khái quát là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Từ đó có thể hiểu, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.

Trong xã hội có giai cấp, các chủ thể chính trị được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền, đồng thời thực hiện lợi ích của các chủ thể khác ở mức độ nhất định.

– Tính quyền lực: Hệ thống chính trị của bất kỳ chế độ, xã hội nào cũng là hệ thống tổ chức phân bổ và thực thi quyền lực chính trị của các chủ thể, lực lượng trong xã hội. Chẳng hạn, bên cạnh chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, còn có các chủ thể khác tham gia, tác động đến việc thực thi quyền lực nhà nước theo những cách thức nhất định, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong xã hội.

– Tính vượt trội: Hệ thống chính trị được xác lập và hoạt động theo các thể chế, luật lệ và cơ chế nhằm tạo ra sức mạnh, tính vượt trội của hệ thống. Theo đó, những tương tác có hại làm triệt tiêu động lực và kết quả hoạt động của nhau sẽ bị hạn chế, ngăn chặn, đồng thời cho phép và khuyến khích những tương tác mang tính hỗ trợ, hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho các bên và cho xã hội.

Xem thêm: Thể chế chính trị là gì? Các thể chế chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam?

3. Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị:

Không những đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống chính trị mà Nhà nước còn là người đại diện chính thức cho các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó làm cho Nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi để có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. Nhà nước cũng là chủ thể của quyền lực chính trị, là tổ chức chính trị thể hiện tập trung nhất quyền lực nhân dân; có sức mạnh cưỡng chế toàn diện, ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý các quá trình xã hội. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội.

Nhà nước cũng có đầy đủ các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện vai trò của mình. Nhà nước còn là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Bằng việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, Nhà nước thực hiện việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân.

Nhà nước nắm giữ nguồn tài chính và cơ sở vật chất to lớn, bảo đảm cho hoạt động của bộ máy nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội khác. Nhà nước có quyền tối cao trong việc quyết định những vấn đề đối nội và đối ngoại của đất nước. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng làm cho Nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp Nhà nước củng cố và phát triển các quan hệ đó trong một thể thống nhất.

Tất cả các điều kiện trên là ưu thế riêng có của Nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị, xã hội khác, chúng quy định vị trí, vai trò trung tâm của Nhà nước trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hiện nay, việc tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phương hướng và mục tiêu bao trùm trong hoạt động xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta.

Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.