Văn hóa doanh nghiệp được hình thành như thế nào năm 2024

Văn hóa doanh nghiệp tiếng anh là "corporate culture" là một khái niệm rất quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện đại, bởi nó ảnh hưởng đến hành vi, thái độ và hiệu quả của mỗi thành viên trong một tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt và độc đáo của mỗi doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Hãy cùng Vinacontrol CE tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp và các vấn đề liên quan khác trong bài viết này nhé!

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các mục tiêu, chiến lược, cấu trúc và cách tiếp cận của tổ chức đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, cộng đồng.

Đối thủ cạnh tranh có thể sao chép những điểm nổi bật hoặc tiên phong của doanh nghiệp, như chiến lược, sản phẩm, hệ thống, duy chỉ có một thứ họ không thể, đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh, mang lại sự phát triển bền vững cho tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp được phản ánh trong những quy định, chẳng hạn như giờ làm việc, phúc lợi nhân viên, bố trí văn phòng, trang phục, quyết định tuyển dụng, sự hài lòng của khách hàng và nhiều khía cạnh khác.

Văn hóa của doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới 2 hình thức:

  • Hữu hình: đồng phục, cách thức giao tiếp giữa các thành viên, quy cách tiếp đón đối tác, tiếp nhận khách hàng, quy định nội bộ, các hoạt động chung như teambuilding định kỳ,...
  • Vô hình: thái độ, thói quen công việc, niềm tin, cảm xúc của các thành viên,...

Văn hóa doanh nghiệp tiếng anh là "corporate culture" là một khái niệm rất quan trọng trong môi trường kinh doanh hiện đại

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 cho doanh nghiệp | Tư vấn miễn phí

2. Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Mỗi nền văn hóa đều có những nét độc đáo và riêng biệt. Việc tích hợp những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một văn hóa doanh nghiệp khác biệt và bền vững, có 5 yếu tố tạo nên một nền văn hóa vĩ đại, bao gồm:

  • Tầm nhìn
  • Giá trị cốt lõi
  • Thực tiễn
  • Con người
  • Sức mạnh của câu chuyện
  • Môi trường làm việc mở

Tầm nhìn

Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu từ một tầm nhìn đa diện. Từ tầm nhìn đó, doanh nghiệp có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, từ mục tiêu ấy sẽ vẽ ra lộ trình rõ ràng hơn để tiến tới thành công. Một tuyên bố tầm nhìn nghe có vẻ đơn giản nhưng đó lại là yếu tố nền tảng của cả văn hóa doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp làm thước đo, tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm nhằm đạt được tầm nhìn. Nhiều doanh nghiệp nhận ra giá trị của họ thông qua nhân viên, khách hàng, thị trường,... chính vì vậy nó góp phần làm nên một nền văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời.

Thực tiễn

Một sự thật cho thấy, các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của một doanh nghiệp. Nếu một tổ chức tuyên bố "con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi" thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ từng tuyên bố.

Tương tự như vậy, nếu một tổ chức có giá trị “khá thấp” thì buộc doanh nghiệp ấy phải khuyến khích từ những nhân viên cho tới các quản lý cùng thảo luận đưa ra những ý kiến về “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng bởi tiêu cực. Và bất kể giá trị nào của tổ chức, đều phải được cân nhắc dựa trên các tiêu chí đánh giá và các chính sách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” ấy thành hiện thực.

Con người

Ai sẽ là người đưa ra tầm nhìn? Ai chia sẻ những giá trị cốt lõi? Nhân sự nào trong doanh nghiệp đủ khả năng để thực hiện các giá trị? Điều đó cho thấy, con người chính là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa tích cực trong doanh nghiệp.

Sức mạnh của câu chuyện

Những bài học lịch sử thông qua câu chuyện là sức mạnh vô hình giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước với những thành tựu đó, điều này góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Chẳng hạn như những câu chuyện thú vị của Steve Jobs, ông đã góp phần đưa Apple thành công và phổ biến như ngày nay.

Môi trường làm việc mở

Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, nơi cho phép mọi người được thoải mái phát biểu ý kiến, thực hiện những ý tưởng “điên rồ”, độc đáo ngày càng phổ biến hơn tại các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là khi thế hệ genZ đã và đang tham gia vào lực lượng lao động, họ có những kỳ vọng và mong muốn cao hơn. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường làm việc hiệu quả sẽ tạo ra một nền văn hóa tích cực, thành công hơn.

Các yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp

3. Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Vì văn hóa doanh nghiệp có những lợi ích sau:

  • Giúp củng cố quyết định cho doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định khó khăn, văn hóa doanh nghiệp thể hiện thái độ của doanh nghiệp đó, nếu sản phẩm của doanh nghiệp không tốt thì thái độ nhận sai sẽ chiếm được sự cảm thông từ phía khách hàng.
  • Giúp đối tác nhận diện công ty một cách rõ ràng hơn và chi tiết hơn. Ví dụ giá trị cốt lõi của một công ty thành công thể hiện ở cách họ phục vụ khách hàng đây chính là “tinh thần phục vụ”.
  • Giúp hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là nền tảng để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, đóng góp nhiều nhất của công ty. Bởi lẽ, trên thực tế, hầu hết các ứng viên đều quan tâm đến hình ảnh công ty, giá trị đạo đức và văn hóa của công ty.
  • Văn hóa doanh nghiệp có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động, sự gắn kết, sự sáng tạo và uy tín của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh sẽ có phong cách và bản sắc riêng biệt, thu hút và giữ chân được những nhân viên và khách hàng tốt nhất.

Lợi ích khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

4. Quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả

Bước 1: Phân tích doanh nghiệp

Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần đánh giá xem văn hóa hiện tại của doanh nghiệp là gì, đang ở đâu và có biểu hiện nào. Khi doanh nghiệp xuất hiện nhiều dấu hiệu tiêu cực, khi đó cần đưa ra những phương án cải thiện ngay để tránh tạo ra một môi trường làm việc độc hại.

Dấu hiệu của văn hóa doanh nghiệp độc hại có thể bao gồm:

  • Nội bộ không có sự gắn kết: Một môi trường mà ở đó, bầu không khí làm việc lúc nào cũng căng thẳng, nặng nề, ai làm việc nấy, đây được xem là môi trường làm việc không tích cực, không phát triển, không thể duy trì lâu dài.
  • Ý thức kém: Nhân viên không có tính chủ động, tự giác trong công việc, tác phong chậm chạp, thường xuyên đi muộn về sớm, kỷ luật kém sẽ tạo ra một văn hóa chây ì, lười nhác, dễ rơi vào khủng hoảng.
  • Tuyển dụng nhân sự liên tục: Yếu kém trong công tác quản lý của nhân sự khiến nhân viên cảm thấy không hài lòng, không có động lực làm việc và không muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.
  • Có nhiều cuộc họp kéo dài, các biện pháp kỷ luật để răn đe nhưng lại không có hoặc có rất ít sự công nhận, khen thưởng thành tích của nhân viên.
  • Không có nhiều sự tương tác giữa sếp và nhân viên, đội ngũ nhân viên có thể né tránh sếp, tránh không muốn đến gần hoặc đi chung với sếp,...
  • Nhân viên im lặng trong suốt cuộc họp, không dám đưa ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo nhưng sau cuộc họp lại hí hửng bàn tán, trò chuyện ngoài lề.

Bước 2: Đưa ra những kỳ vọng về văn hóa doanh nghiệp

Hãy đưa ra những kỳ vọng về văn hóa doanh nghiệp, nghĩ thật kỹ về những điều mà doanh nghiệp muốn xây dựng, bắt đầu từ những thế mạnh và điểm riêng của tổ chức. Khi văn hóa được hình thành trên những sức mạnh có sẵn, nhà lãnh đạo sẽ biết mình nên làm gì, làm như thế nào để mang lại mọi thứ tốt nhất.

Bước 3: Xác định yếu tố xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi cần được xác định để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, điều này chỉ nên là những thứ thực sự giá trị, được coi trọng ở doanh nghiệp. Khi xác định giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi:

  • Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp là gì?
  • Muốn được công chúng nhìn nhận về doanh nghiệp như thế nào?
  • Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có đang phù hợp với giá trị cá nhân của đội ngũ nhân viên hay không?
  • Mục tiêu văn hóa mà doanh nghiệp hướng đến là gì, chẳng hạn như đội ngũ đoàn kết, môi trường năng động, sáng tạo, thành tích của nhân viên được công nhận,...

Bước 4: Xây dựng và truyền thông giá trị cốt lõi cho tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp chỉ được hình thành khi được toàn thể nhân viên đồng thuận và hiểu rõ về những lợi ích mà nó mang lại. Chính vì vậy, khi xác định được một văn hóa lý tưởng cho tổ chức, hãy truyền đạt và diễn giải cặn kẽ cho toàn thể đội ngũ nhân viên, để họ cùng hiểu và tuân thủ theo.

Kế hoạch hành động của doanh nghiệp phải bao gồm các thời gian, điểm mốc, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể. Điều gì nên được ưu tiên? Đâu là chỗ cần được tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực nào? Thời hạn hoàn thành là bao lâu? Ai chịu trách nhiệm cho mỗi nhiệm vụ cụ thể?

Bước 5: Triển khai

Khi đã có những giá trị cốt lõi và truyền đạt, giải thích cặn kẽ cho nhân viên, các nhà lãnh đạo cần bắt tay vào thực hiện và triển khai với các hoạt động như sau:

Xây dựng đội ngũ phụ trách văn hóa doanh nghiệp, thường là phòng ban Nhân sự trong công ty, nhà lãnh đạo cũng cần theo dõi, giám sát sát sao.

Khuyến khích, tạo động lực, thúc đẩy cho toàn thể nhân viên thực hiện và hưởng ứng tích cực văn hóa của doanh nghiệp.

Phát triển và duy trì văn hóa bằng các hoạt động nội bộ, đào tạo, khen thưởng, teambuilding,...

Bước 6: Đo lường

Văn hóa doanh nghiệp phải được đo lường sau một khoảng thời gian triển khai. Điều này giúp kịp thời phát hiện, xử lý rủi ro trước khi chúng ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để đo lường hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra hệ thống câu hỏi, tiêu chí để làm tiền đề cho sự đánh giá đó.

Quy trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp hiệu quả

5. Văn hoá doanh nghiệp của một số công ty thế giới

Văn hoá doanh nghiệp là một phần quan trọng trong xây dựng và phát triển một công ty. Mỗi công ty trên thế giới có một văn hoá doanh nghiệp riêng biệt, phản ánh giá trị, mục tiêu, cách làm việc, và quy tắc của họ. Dưới đây là một số ví dụ về văn hoá doanh nghiệp của một số công ty nổi tiếng trên thế giới:

Văn hóa doanh nghiệp Google

Giá trị văn hoá

Mô tả

Khách hàng đầu tiên

Khách hàng luôn đứng đầu

Đoàn kết

Làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung

Mở cửa

Luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến và ý tưởng mới

Tự động

Sử dụng công nghệ để cải thiện mọi thứ

Văn hóa doanh nghiệp Apple

Giá trị văn hoá

Mô tả

Đổi mới

Tích hợp sáng tạo và thiết kế vào mọi sản phẩm

Đã quyết định

Đã quyết định làm việc khác biệt và xuất sắc

Khách hàng trên hết

Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu

Đoàn kết

Làm việc cùng nhau để đối mặt với thách thức

Văn hóa doanh nghiệp Amazon

Giá trị văn hoá

Mô tả

Khách hàng trên hết

Luôn làm cho khách hàng hài lòng

Tự động

Sử dụng tự động hóa để tối ưu hóa quy trình

Kiên trì

Đã quyết định kiên nhẫn để thành công

Đoàn kết

Làm việc nhóm để đạt được mục tiêu

Văn hóa doanh nghiệp Microsoft

Giá trị văn hoá

Mô tả

Đổi mới

Luôn tìm kiếm cách cải thiện và đổi mới

Khách hàng trên hết

Tập trung vào nhu cầu của khách hàng

Tôn trọng cá nhân

Tôn trọng cá nhân và đa dạng hóa

Cùng học hỏi

Học hỏi từ kinh nghiệm và phản hồi

Văn hóa doanh nghiệp Facebook

Giá trị văn hoá

Mô tả

Đổi mới

Sáng tạo và thay đổi là một phần của DNA

Tự do

Tạo môi trường tự do để thử nghiệm và sáng tạo

Cùng tạo dựng

Cùng nhau xây dựng sản phẩm tốt hơn

Khách hàng đầu tiên

Luôn tập trung vào nhu cầu của khách hàng

Văn hoá doanh nghiệp của một số công ty thế giới

6. Phân biệt giữa văn hoá doanh nghiệp và văn hoá cá nhân

Lưu ý rằng bảng so sánh này chỉ đưa ra một số yếu tố phân biệt chung giữa "văn hóa doanh nghiệp" và "văn hóa cá nhân". Mỗi doanh nghiệp và cá nhân có thể có những đặc điểm và yếu tố khác nhau, bên cạnh đó những yếu tố khác phụ thuộc vào từng ngữ cảnh và tổ chức cụ thể.

Yếu tố so sánh

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa cá nhân

Mục tiêu và tầm nhìn

Định hướng phát triển và mục tiêu chung của doanh nghiệp

Mục tiêu cá nhân và ước mơ

Giá trị và niềm tin

Nguyên tắc và giá trị chung mà doanh nghiệp xây dựng

Quan điểm và giá trị cá nhân

Phong cách lãnh đạo

Lãnh đạo tập trung vào mục tiêu chung của doanh nghiệp

Lãnh đạo tập trung vào mục tiêu cá nhân

Phương pháp làm việc

Đội nhóm, hợp tác và làm việc theo nhóm

Làm việc độc lập hoặc theo phong cách riêng

Giao tiếp

Giao tiếp chuyên nghiệp và hiệu quả trong tổ chức

Giao tiếp cá nhân và tương tác xã hội

Đào tạo và phát triển

Đào tạo và phát triển nhân viên theo chiến lược doanh nghiệp

Đào tạo và phát triển theo mong muốn cá nhân

Đối tác và khách hàng

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác và khách hàng

Xây dựng mối quan hệ cá nhân với đối tác và khách hàng

Sự đổi mới và sáng tạo

Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo để cải thiện hoạt động kinh doanh

Sự đổi mới và sáng tạo cá nhân trong công việc

Định vị thương hiệu

Xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp

Xác định và thể hiện hình ảnh cá nhân

Tính đa dạng

Khuyến khích và tôn trọng tính đa dạng trong tổ chức

Tính đa dạng cá nhân và tôn trọng sự khác biệt

Kiểm soát và phản hồi

Quy trình kiểm soát và cơ chế phản hồi để cải thiện hoạt động

Tự kiểm soát và phản hồi cá nhân trong công việc

Tự động hóa và công nghệ

Áp dụng công nghệ và quy trình tự động hóa để tăng hiệu suất

Sử dụng công nghệ và tự động hóa công việc cá nhân

Phân biệt giữa văn hoá doanh nghiệp và văn hoá cá nhân

Mỗi công ty có văn hoá doanh nghiệp riêng, và nó có thể thay đổi theo thời gian hoặc theo ngành công nghiệp. Văn hoá của tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự đoàn kết và thúc đẩy thành công kinh doanh. Xây dựng và duy trì một văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ không chỉ là việc một lần mà là một quá trình liên tục. Nó có thể giúp tạo ra một tổ chức thúc đẩy sự sáng tạo, hiệu suất và thành công trong thời gian dài. Với những thông tin trên, Vinacontrol CE hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về văn hoá doanh nghiệp ở các phương diện khái niệm, lợi ích, các bước xây dựng văn hoá,… qua đó thành công trong tạo dựng văn hoá doanh nghiệp trên thực tế

Văn hóa xí nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các giá trị cốt lõi về đạo đức, hành vi, cách ứng xử và môi trường làm việc của mỗi công ty. Điều này sẽ tạo nên sự độc đáo của mỗi công ty và ảnh hưởng đến các yếu tố khác, từ hình ảnh của mỗi cá nhân đến hình ảnh của một tổ chức.

VHDN là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, và các phẩm chất chỉ có ở trong một doanh nghiệp. Một công ty hay tổ chức bao gồm các cá nhân với tính cách, lối sống, nền tảng xã hội và nhận thức khác nhau.

Giá trị văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh.

Thế nào là một văn hóa doanh nghiệp mạnh?

Một văn hóa doanh nghiệp mạnh là một nền văn hóa có nhiều tác động tích cực đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của cả một tổ quốc, là động lực tạo ra sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là bàn đạp để doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình.

Chủ Đề