Vì sao công ty đa cấp không

Gần 100 năm hình thành cùng 3 con sóng lớn

Đầu thế kỷ 20, "vua lừa đảo" Charles Ponzi, Bernard Madoff hay công ty Nutrilite Products là những liều doping, góp phần hình thành và mở rộng mô hình kinh doanh đa cấp trong thời kỳ sơ khai.

Lan nhanh một cách chóng mặt, trong những năm 1970, bán hàng đa cấp đã chịu sự phản đối dữ dội từ một số thành viên Liên bang Hoa Kỳ và bộ phận những người kinh doanh truyền thống. Họ quy kết bán hàng đa cấp với mô hình kim tự tháp - một hình thức kinh doanh bất hợp pháp.

Tuy nhiên đến cuối năm 1979, Toà án thương mại Liên Bang Hoa Kỳ đã công nhận phương pháp kinh doanh của bán hàng đa cấp không phải là "hình tháp ảo" và được hợp pháp hoá. Nhờ đó, Bộ luật đầu tiên về kinh doanh đa cấp đã ra đời tại Mỹ. Từ năm 1940 đến 1979, khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng lưới đã ra đời tại nước này, tạo thành làn sóng thứ nhất trong quá trình phát triển của đa cấp.

Làn sóng thứ hai rơi vào năm 1979 - 1990 và cũng là thời kì bùng nổ của bán hàng đa cấp. Hàng trăm công ty được thành lập mỗi ngày với hàng ngàn loại sản phẩm phong phú.

Ồ ạt mở mới, làn sóng thứ ba diễn ra từ năm 1990. Các nhà phân phối thay vì phải tự thân giới thiệu sản phẩm rồi đi lại như con thoi giữa các đại lý thì có thể sử dụng điện thoại hay Internet. Các công ty bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Coca-cola... cũng bắt đầu triển khai phương pháp kinh doanh theo mạng lưới để phân phối sản phẩm của mình.

Trong chương trình Tài chính thông minh [laodong.vn], luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Chủ tịch SBLaw khẳng định kinh doanh đa cấp được pháp luật cho phép. Những trường hợp kinh doanh đa cấp gây hình ảnh xấu đều là đa cấp bất hợp pháp, vi phạm Nghị định 40/2018/NĐ-CP. 

Không riêng Việt Nam, các quốc gia khác cũng cảnh báo về rủi ro của đa cấp

Ngày nay, các công ty MLM có mặt ở toàn bộ các bang trên nước Mỹ và được thừa nhận hợp pháp. Tuy nhiên phần lớn dư luận  vẫn mặc định cho rằng dù hợp pháp nhưng bán hàng đa cấp vẫn đi theo mô hình kim tự tháp, tức lừa đảo.

Ủy ban thương mại Mỹ [FTC] từng cảnh báo công dân tránh xa những mô hình MLM trả phí nhằm tuyển dụng nhà phân phối mới. Theo FTC, đây chính là mô hình kim tự tháp bất hợp pháp. Mô hình này nguy hiểm do nó sẽ sớm sụp đổ khi không thể tuyển thêm thành viên mới.

FTC cũng khuyên người dân nên hoài nghi trước các tổ chức tiếp thị đa cấp có nhiều ưu đãi tuyển dụng hơn là bán sản phẩm. Hoạt động nhận hoa hồng từ việc tuyển dụng thành viên mới đều là mô hình kinh tự tháp và nằm ngoài vòng pháp luật  bảo trợ ở Hoa Kỳ.

Với sự xuất hiện của các công ty Mỹ, Đài Loan và Nhật Bản, bán hàng đa cấp đã "chào sân" Trung Quốc từ khi nước này cải cách kinh tế năm 1978. Năm 1998, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố cấm MLM vì những lý do liên quan đến xã hội, kinh tế và thuế.

Đến năm 2005, nước này ban hành luật quy định về hoạt động bán hàng đa cấp. Để được phép thực hiện mô hình này, công ty MLM phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe như có giấy phép kinh doanh, chỉ được trả 1 cấp độ hoa hồng hay người bán phải tham gia khóa đào tạo và có chứng chỉ... Ngoài ra mức hoa hồng được quy định bằng 30% doanh thu [đã bao gồm cả thưởng và các phúc lợi khác].

Bắt đầu từ những năm 2000, kinh doanh đa cấp mới "lấn sân" vào thị trường Việt Nam và phát triển như vũ bão, hàng loạt mạng lưới được sinh sôi, các mô hình lừa đảo cũng dần phổ biến. Nhiều công ty đa cấp biến tướng thường xuyên bị Bộ Công Thương công bố xử phạt. Điều này đã bào mòn niềm tin của người tiêu dùng và người bán hàng vào mô hình vốn hợp pháp này.

- Bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh được pháp luật Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, thay vì mang lại lợi ích cho xã hội, bán hàng đa cấp ở Việt Nam lại gắn liền với những vụ lừa đảo, có khi lên tới vài nghìn tỷ đồng với cả chục nghìn nạn nhân.

Lừa đảo lên tới số tiền hàng nghìn tỷ đồng

Ngày 19/02, dẫn nguồn tin của Thanh Niên cho biết, Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Lê Xuân Giang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam [gọi tắt Công ty Liên kết Việt] và Nguyễn Thị Thúy - Phó Tổng giám đốc Công ty, cùng 5 người khác về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công ty Liên kết Việt được thành lập từ năm 2010, đến năm 2014, được Bộ Công Thương cấp phép kinh doanh đa cấp.

Trước đó, từ cuối năm 2015, nhiều người dân gửi đơn tố cáo tới Bộ Công an về việc Công ty Liên kết Việt cùng các đại lý tại Hải Phòng và một số địa phương huy động tiền của hàng ngàn người dân, nhưng không trả tiền hoa hồng theo thỏa thuận.

Công ty Liên kết Việt còn quảng cáo rầm rộ các sản phẩm bán ra được mua từ Công ty cổ phần Tập đoàn thiết bị y tế Bộ Quốc phòng và Công ty cổ phần Biovaccine Việt Nam, đồng thời tự nhận Công ty là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng và trưng ra nhiều loại giấy tờ hình ảnh để chứng minh.

Chỉ trong thời gian rất ngắn, Nguyễn Thị Thúy từ một nhà phân phối đã “nhảy” lên làm trưởng nhóm “quản lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp” và phát triển được 21 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố.

Cơ quan công an ước tính đã có khoảng 45.000 người tham gia nộp khoảng 1.900 tỷ đồng vào mạng lưới đa cấp của Công ty Liên kết Việt.

Chẳng phải tới lúc Lê Xuân Giang - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam cùng bộ sậu bị khởi tố, tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bán hàng đa cấp ở Việt Nam mới bị dư luận xã hội lên án. Trước đó, có cả tá công ty bán hàng đa cấp đình đám đã đổ vỡ và vài chục tổng giám đốc đã phải lãnh án tù vì lừa đảo hàng chục nghìn người.

Những MB24, Tâm Mặt Trời, Cộng đồng Việt, Xuyên Việt... đều là những công ty đa cấp lừa đảo quy mô lớn với con số nạn nhân khổng lồ đã bị báo chí phanh phui và bị cơ quan pháp luật xử lý nghiêm khắc thời gian qua. Những đối tượng vi phạm đều đã bị pháp luật nghiêm trị. Chúng đã phải trả giá cho hành vi của mình. Tuy nhiên, hậu quả kinh tế và xã hội mà chúng gây ra khó có thể phục hồi.

Khó dùng luật để xử đa cấp

Theo Điều 3 – Luật Cạnh tranh thì: “Kinh doanh đa cấp, hay còn gọi là kinh doanh đa tầng, kinh doanh theo mạng, là việc bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau”.

Thực tế, mô hình kinh doanh đa cấp đã tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, ở Việt Nam, mô hình này cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận, nhưng hiện nay lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, hình thức bán hàng đa cấp bất chính xuất hiện rất phổ biến, khiến cho người tiêu dùng rất hoang mang và nói đến đa cấp là người ta nghĩ ngay đến “lừa đảo”.

Với mô hình hình tháp ảo này, lợi nhuận sẽ được tính theo cấp, cấp càng cao, lợi nhuận càng lớn. Những người khởi xướng và phát động hệ thống sẽ nằm ở đỉnh tháp, lợi dụng những thành viên bên dưới ở đáy tháp.

Điều đáng nói là, người dân bình thường, nhất những đối tượng dễ tổn thương. Như: sinh viên, người hưu trí, nội trợ... dường như không đủ khả năng phân biệt giữa đa cấp lành mạnh và đa cấp lừa đảo.

Mỗi khi xảy ra vụ việc tai tiếng liên quan tới đa cấp, hàng loạt những nguyên nhân được đưa ra, như: các cơ quan truyền thông chưa tuyên truyền đầy đủ, cơ quan quản lý nhà nước buông lỏng quản lý, chưa giám sát được hoạt động của các doanh nghiệp đa cấp hay do lòng tham mù quáng của một bộ phận người tiêu dùng.

Dẫn lời Luật sư Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh trên Báo điện tử An ninh Thủ đô cho rằng, hiện khó có thể dùng luật để xử đa cấp. Trước hết, ngay cả những người sa bẫy đa cấp cũng chưa chắc được gọi là nạn nhân.

"Họ chủ động quyết định việc đầu tư vào mô hình kinh doanh, không hề bị ép buộc. Thỏa thuận giữa hai bên được thể hiện rõ trên hợp đồng pháp lý. Vậy khi gặp mạo hiểm, không bên nào có thể kết luận đối tác là lừa đảo, trừ khi có chứng lý rõ ràng. Những người thua thiệt trong cuộc chơi đa cấp phần lớn đều hiểu, đều biết nhưng vì tham nên lãnh hậu quả", bà Thu giải thích.

Ở phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương cũng đưa ra lời khuyên, các chủ đầu tư cần có hiểu biết đầy đủ và rõ ràng, không nên vì lòng tham mà chấp nhận mạo hiểm. Bởi, dưới góc độ luật pháp, người chịu thiệt chỉ có thể khởi kiện và đòi quyền lợi khi có đầy đủ bằng chứng về hành vi lừa đảo.

Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền hoạt động chống đa cấp phi pháp ở Việt Nam nhằm nâng cao cảnh giác cho người dân./.

Tham khảo từ các nguồn:

//tintuc.vn/kinh-doanh/vi-sao-kho-dung-luat-de-xu-ban-hang-da-cap-86918

//anninhthudo.vn/van-de-hom-nay/cai-bay-da-cap/662074.antd

      Từ câu chuyện của Liên Kết Việt, hãy cùng luật sư Hà Kim Tâm phân tích dưới góc độ pháp lý để hiểu vì sao lại có nhiều người bị lừa bẫy đa cấp đến vậy? Đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Kinh doanh đa cấp biến tướng của Liên Kết Việt

      Kinh doanh theo mô hình đa cấp không còn là loại hình kinh doanh mới mẻ tại Việt Nam, bởi từ những năm 2000 [đã gần 16 năm trôi qua] hoạt động kinh doanh này đã xuất hiện tại VN. Và đã được nhà nước VN ghi nhận, điều chỉnh bởi Luật cạnh tranh năm 2004. Tiếp theo đó là Nghị định 110/2005/NĐ-CP và nhiều văn bản khác. Mới đây nhất là Nghị định 42/2014/NĐ-CP về hoạt động quản lý bán hàng đa cấp, Thông tư 24/2014/TT-BCT hướng dẫn Nghị định 42/2014/NĐ-CP.
      Tất cả các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh này đều quy định rất chi tiết, đặc biệt là các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh đa cấp. Tuy vậy trên thực tế việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của luật không phải công ty Đa cấp nào cũng thực hiện nghiêm túc.
       Vậy trên thực tế các công ty đa cấp biến tướng thường hay sử dụng cách thức và hành vi lừa đảo nào để dụ dỗ nhiều người sập bẫy vào mạng lưới của họ? Chúng ta hãy xem các hành vi mà họ thường hay sử dụng.
      Một là: Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
3. Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình;
4. Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
5. Ép buộc người tham gia bán hàng đa cấp phải tham gia các hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được pháp luật quy định;
6. Yêu cầu người tham gia hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo về các nội dung không được pháp luật quy định phải trả tiền hoặc phí cao hơn mức chi phí hợp lý để thực hiện hoạt động đó;
7. Thu phí cấp, đổi thẻ thành viên theo quy định dưới bất kỳ hình thức nào;
8. Không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định pháp luật;
9. Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
10. Kinh doanh theo mô hình kim tự tháp, theo đó thu nhập của người tham gia xuất phát chủ yếu từ: việc tuyển dụng người tham gia mới; việc gia hạn hợp đồng của người đã tham gia; phí, tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia trong mạng lưới.

      Hai là: Đối với người tham gia bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
3. Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
        Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các hành vi lừa đảo của các công ty đa cấp biến tướng nhằm vào những người muốn tham gia vào mạng lưới đa cấp. Luật thì đã được quy định rõ, vậy tại sao vẫn có nhiều người bị lừa bẫy đa cấp đến vậy?
        Dưới góc nhìn của luật sư, tôi cho rằng có một số nguyên nhân như sau:
Thứ 1: Nhiều cá nhân, tổ chức vẫn cố tình vi phạm, biến tướng mô hình kinh doanh đa cấp nhằm mục đích trục lợi bất chính cho bản thân.
Thứ 2: Công tác thanh tra, giám sát của nhà nước còn chưa thực sự sát sao, kịp thời.
Thứ 3: Công tác tuyên truyền pháp luật đến người dân còn chưa được sâu rộng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thứ 4: Việc xử lý nghiêm minh, công khai và kịp thời của các Cơ quan chức năng quản lý hoạt động kinh doanh này còn nhiều bất cập.
Thứ 5: Việc phân cấp, phân quyền quản lý, xử lý cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các Cơ quan này trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vẫn còn chưa được đồng bộ.
Thứ 6: Nhận thức về pháp Luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của của nhiều người dân còn hạn chế, chính vì vậy khi họ bị lừa đảo đặc biệt là ở các vùng nông thôn họ thường không biết tố cáo hành vi lừa đảo đến đâu hay nhờ Cơ quan nào giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình. Đây cũng chính là một cản trở rất lớn cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Thứ 7: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp biến tướng và/hoặc người tham gia bán hàng đa cấp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dự định tham gia vào mạng lưới. Họ đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh và dễ dàng của người dân khi giới thiệu mô hình bán hàng với mức thu nhập “trong mơ”.
        Vậy làm thế nào để nhận biết/phân biệt được đâu là doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, đáng tin cậy?
        Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính sẽ luôn tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về hình thức, điều kiện hoạt động bán hàng đa cấp. Để xác định một doanh nghiệp bán hàng đa cấp có phải là doanh nghiệp đáng tin cậy hay không, có thể căn cứ vào các khía cạnh pháp lý chủ yếu sau:
a] Cần phải xem xét kỹ tư cách pháp lý của doanh nghiệp kinh doanh bán hàng đa cấp [họ có giấy phép bán hàng đa cấp hay không? Giấy phép đó có được cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền không?]
b] Hàng hóa kinh doanh đa cấp là gì. Luật quy định nếu không phải là hàng hóa đưa vào kinh doanh đa cấp mà là loại dịch vụ nào đó thì đây không được coi là kinh doanh đa cấp:
c] Các hành vi vi phạm điều cấm theo luật định.
d] Công ty kinh doanh đa cấp có ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp không? tổ chức đào tạo tham gia bán hàng đa cấp và cấp chứng chỉ, thẻ thành viên theo quy định không?
e] Công ty kinh doanh đa cấp có công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hóa, hoạt động kinh doanh đa cấp của Doanh nghiệp mình không?
f] Công ty kinh doanh đa cấp có mua lại hàng hóa và Chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế cho người tham gia bán hàng đa cấp theo đúng quy định hay không.
          Lưu ý: Tất cả các thông tin mà Công ty kinh doanh đa cấp đưa ra chúng ta hoàn toàn có công cụ và phương pháp để xác minh thông tin đó là có thật hay không.
         Từ việc phân tích nêu trên tôi cho rằng để hạn chế việc nhiều người bị sập bẫy đa cấp bởi những công ty kinh doanh đa cấp biến tướng, trá hình, thiết nghĩ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau.
Thứ nhất: Đối với Cơ quan chức năng.
- Cần tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu và ban hành các văn bản quy pháp pháp luật điều chỉnh hoạt động này chặt chẽ hơn, linh động hơn phù hợp với quy luật phát triển và thực tế của lĩnh vực này.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát từ các cấp ngành, chính quyền ở nhiều địa phương trong cả nước về hoạt động này.
- Xử phạt nghiêm minh và thích đáng các hành vi vi phạm pháp luật ở các góc độ Hành chính, hình sự, dân sự, lao động, sở hữu trí tuệ, thuế…một cách công khai và sâu rộng.
- Công tác tuyên truyền phổ phiến pháp luật đến người dân cần sâu rộng đến từng địa phương, trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau.
- Cần ghi nhận, vinh danh, tuyền truyền và tạo ưu đãi cho những công ty bán hàng đa cấp chân chính bởi những đóng góp to lớn cho cộng đồng xã hội, nhà nước khi họ tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.

Thứ hai: Đối với mỗi người dân cần chủ động tìm hiểu kỹ để trang bị cho mình những kiến thức và hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực này trước khi tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp.
       Cảnh giác với chiêu thức lừa đảo của các công ty đa cấp biến tướng thường đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh và dễ dàng của người dân khi giới thiệu mô hình bán hàng với mức thu nhập “trong mơ”.

       Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, góp phần hạn chế tình trạng nhiều cá nhân bị lừa vào bẫy đa cấp trong thời gian tới.

Luật sư Hà Kim Tâm
Luật sư điều hành Công ty Luật Hà Trần

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tags:

Video liên quan

Chủ Đề