Vị sao môn công nghệ 2022 có vai trò chủ đạo thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình GDPT 2018

Môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông mới tiếp thu được những xu hướng lớn về giáo dục công nghệ như: Mô hình năng lực công nghệ, chuẩn hiểu biết công nghệ phổ thông; một số mô hình giáo dục kỹ thuật như mô hình định hướng thủ công; mô hình định hướng thiết kế; mô hình công nghệ đại cương…; định hướng nghề nghiệp ở THPT; tiếp cận giáo dục STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chương trình giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12, thông qua môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học, môn Công nghệ ở THCS và THPT. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Chương trình môn Công nghệ mới có 4 mạch nội dung chính gồm: Công nghệ và đời sống; Lĩnh vực sản xuất chủ yếu; Thiết kế và đổi mới công nghệ; Công nghệ và hướng nghiệp. Trong đó, các mạch 1, 3 và 4 được chú trọng, hoàn thiện hơn so với chương trình hiện hành.

Môn Công nghệ ở cấp tiểu học giới thiệu về thế giới kỹ thuật, công nghệ gần gũi thông qua các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một số sản phẩm công nghệ trong gia đình mà học sinh tiếp xúc hằng ngày, an toàn với công nghệ trong nhà; thiết kế kỹ thuật, công nghệ thông qua các hoạt động thủ công kỹ thuật, lắp ráp các mô hình kỹ thuật đơn giản, trồng và chăm sóc hoa, cây xanh trong môi trường gia đình, nhà trường.

Ở THCS, môn Công nghệ đề cập tới tri thức, kỹ năng về công nghệ trong phạm vi gia đình; những nguyên lý cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; cơ sở ban đầu về thiết kế kỹ thuật; phương pháp lựa chọn nghề cùng với thông tin về các nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các chủ đề: Công nghệ trong gia đình; nông – lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và thiết kế kỹ thuật; công nghệ và hướng nghiệp.

Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học. Bên cạnh đó, có những nội dung có tính đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền. Nội dung môn Công nghệ trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp chú trọng tới những kiến thức tổng quan, đại cương và định hướng nghề về công nghệ thông qua các nội dung về bản chất của công nghệ, vai trò, ảnh hưởng của công nghệ với đời sống xã hội, mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực khoa học khác; các tri thức, năng lực nền tảng phù hợp và kết nối được với các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thuộc một trong hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp mà học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Môn Công nghệ trong Chương trình giáo dục phổ thông mới kế thừa nhiều ưu điểm đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn của chương trình môn Công nghệ hiện hành, từ quan điểm xây dựng và phát triển chương trình môn học đến nội dung môn học và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Bên cạnh đó, Chương trình môn Công nghệ, có một số thay đổi phù hợp với định hướng đổi mới được nêu ra trong Chương trình GDPT tổng thể, với đặc điểm, vai trò và xu thế quốc tế của GD công nghệ. Đó là:

Chương trình phát triển năng lực: Chương trình môn Công nghệ có đầy đủ đặc điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Đây là thay đổi bao trùm, có tính chất chi phối tổng thể tới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá của môn học. Chương trình môn học hướng tới hình thành, phát triển năng lực công nghệ; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

Thúc đẩy giáo dục STEM: Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Công nghệ phản ánh hai thành phần là T [technology] và E [engineering] trong bốn thành phần của STEM. Đây là cơ sở để xác định môn Công nghệ có vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình môn Công nghệ gắn với thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu “học công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, nhà trường, cộng đồng”; thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc bố trí nội dung thiết kế kỹ thuật ở cả tiểu học, trung học; định hướng GD STEM – lĩnh vực rất được quan tâm trong Chương trình GDPT mới.

Tích hợp giáo dục hướng nghiệp: Chương trình môn Công nghệ thể hiện rõ ràng, đầy đủ vai trò giáo dục hướng nghiệp trong dạy học công nghệ. Sự đa dạng về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung GD hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô-đun kỹ thuật, công nghệ tự chọn. Nội dung GD hướng nghiệp được đề cập ở các lớp cuối của giai đoạn GD cơ bản và toàn bộ giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp.

Tiếp cận nghề nghiệp: Ở THPT, chương trình môn Công nghệ chuẩn bị cho HS lựa chọn nghề nghiệp về kỹ thuật, công nghệ. Tư tưởng của GD công nghệ ở cấp học này hoàn toàn mới so với chương trình hiện hành. Trong giai đoạn này, nội dung dạy học tập cho cả hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp đều mang tính đại cương, nguyên lý, cơ bản, cốt lõi và nền tảng cho mỗi lĩnh vực, giúp HS tự tin và thành công khi lựa chọn ngành nghề kỹ thuật, công nghệ sau khi kết thúc THPT.

Ngoài ra, môn Công nghệ trong Chương trình GDPT mới đảm bảo tinh giản nội dung, phản ánh được tinh thần đổi mới và cập nhật về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Những đổi mới nêu trên cùng góp phần thực hiện tư tưởng chủ đạo của môn Công nghệ là nhẹ nhàng – hấp dẫn – thiết thực.

PGS.TS Lê Huy Hoàng tập huấn chương trình môn Công nghệ tại trường CĐSP Điện Biên

Tác giả: Bùi Thị Hậu

Định hướng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Thời gian gần đây, thuật ngữ STEM, giáo dục STEM được nhắc tới nhiều, không chỉ bởi các thầy cô giáo, các chuyên gia giáo dục, mà còn có cả các chính trị gia, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ toàn cầu. 

Điều này cho thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của giáo dục STEM. Việc khuyến khích, thúc đẩy giáo dục STEM tại mỗi quốc gia đều hướng tới mục đích phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ngành nghề liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. 

Nhờ vậy mà nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế của quốc gia đó trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, mà đang hiện hữu là cuộc cách mạng 4.0.

Đặc biệt, ngày 4 tháng 5 năm 2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có những giải pháp và nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. 

Một trong các giải pháp là: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học [STEM], ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông…”. 

Chỉ thị cũng giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học [STEM] trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 – 2018…”. 

Toàn cảnh hội nghị “Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới” [Ảnh: Thùy Linh]

Với việc ban hành Chỉ thị trên, Việt Nam chính thức ban hành chính sách thúc đẩy giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông. Điều này sẽ tác động lớn tới việc định hình chương trình giáo dục phổ thông mới.

Với tầm quan trọng như vậy, nhiều người không khỏi băn khoăn rằng, giáo dục STEM được quan tâm thích đáng trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới như thế nào?

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Ngân hàng thế giới [The World Bank] đã tổ chức hội thảo “Giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới” để nêu cụ thể những định hướng này. 

Tại đây, Phó giáo sư Lê Huy Hoàng – thành viên Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đồng thời là Chủ biên chương trình môn Công nghệ cho hay: 

Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, giáo dục STEM đã được chú trọng thông qua các biểu hiện:

- Chương trình giáo dục phổ thông mới có đầy đủ các môn học STEM. Đó là các môn Toán học; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học;

- Vị trí, vai trò của giáo dục tin học và giáo dục công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được nâng cao rõ rệt.

Điều này không chỉ thể hiện rõ tư tưởng giáo dục STEM mà còn là sự điều chỉnh kịp thời của giáo dục phổ thông trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;

- Có các chủ đề STEM trong chương trình môn học tích hợp ở giai đoạn giáo dục cơ bản như các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Tin học và Công nghệ [ở tiểu học], môn Khoa học tự nhiên [ở trung học cơ sở];

- Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể phù hợp với giáo dục STEM ở cấp độ dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; 

- Các chuyên đề dạy học về giáo dục STEM ở lớp 11, 12; các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, trong đó có các hoạt động nghiên cứu STEM;

- Tính mở của chương trình cho phép một số nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thông qua chương trình địa phương, kế hoạch giáo dục nhà trường; qua những chương trình, hoạt động STEM được triển khai, tổ chức thông qua hoạt động xã hội hóa giáo dục.   

Còn riêng đối với môn Công nghệ, vị Chủ biên chương trình môn này nêu cụ thể: 

Cơ hội giáo dục STEM trong chương trình giáo dục Công nghệ:

- Môn Công nghệ phản ánh T [technology] và E [engineering] trong STEM;

- Công nghệ mang tính tích hợp, gắn với thực tiễn, liên hệ chặt chẽ với Toán học, Khoa học;

- Đặc thù của Kỹ thuật, Công nghệ là hoạt động thiết kế [Design], giải quyết vấn đề, sáng tạo;

- Môn Công nghệ có lợi thế trong giáo dục hướng nghiệp, trong đó có định hướng nghề STEMs;

- Dạy học Công nghệ quan tâm định hướng hành động, thực hành, sản phẩm;

Cùng với đó, ông Hoàng cũng khẳng định, giáo dục STEM trong chương trình giáo dục Công nghệ theo định hướng như sau:

- Mục tiêu: Xây dựng chương trình giáo dục Công nghệ định hướng STEM;

- Nội dung: Xây dựng các chủ đề STEM trong:

+ Mạch Thủ công kỹ thuật [Tiểu học];

+ Mạch Thiết kế kỹ thuật [Trung học cơ sở];

+ Mô đun tự chọn [lớp 9];

+ Mạch Thiết kế và công nghệ [Trung học phổ thông];

+ Cụm chuyên đề học tập tích hợp [HPT];

- Phương pháp: tích hợp, định hướng hành động, sản phẩm;

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả được những điều này, Chủ biên chương trình môn Công nghệ khuyến nghị, về cơ sở vật chất cần có phòng học bộ môn, hình thành hệ thống các không gian sáng chế [Makerspaces]; 

Còn về con người thì trước hết phải chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy công nghệ; Kết nối các nhà khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng với các hoạt động giáo dục STEM ở trường phổ thông. 

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science [Khoa học], Technology [Công nghệ], Engineering [Kĩ thuật] và Mathematics [Toán học]; là thuật ngữ rút gọn được sử dụng khi bàn đến các chính sách phát triển về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học của Mỹ. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ [NSF] vào năm 2001.

Thùy Linh

Video liên quan

Chủ Đề