Vì sao mua bão cẩu tháp bi xoay

[Baonghean.vn] - Trong thời điểm cơn bão số 4 đang đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, trong đó tỉnh Nghệ An nằm trong vùng ảnh hưởng. Nhiều cần cẩu tháp của một số dự án trên đại lộ Lênin xoay ra đường khiến cho người tham gia giao thông lo ngại khi đi qua các cần cẩu tháp này.

Cần cẩu tháp được sử dụng trong xây dựng nhà cao tầng các công trình có độ cao lớn, thi công phức tạp, được thiết kế với nhiều dải tải trọng với ưu điểm là hiệu quả làm việc cao. Tuy nhiên, gần đây những tai nạn lao động xảy ra với cần cẩu tháp khiến không ít người dân lo lắng. 

Cẩu tháp dự án Tòa nhà CT21 - Trung đô Tower và cẩu tháp dự án Tổ hợp khách sạn TMDV Như Ngọc đều xoay ra ngoài trong lúc mưa bão đang đổ bộ vào Nghệ An [ảnh chụp 18h, 25/7] Ảnh: Lâm Tùng

Theo tìm hiểu của PV, trong trường hợp có gió bão, phải ngừng sử dụng cần trục tháp sử dụng thi công công trình; Quay tay cần và đối trọng vào trong mặt bằng công trình đang thi công. Tính toán thu ngắn chiều dài tay cần và giảm đối trọng sao cho tay cần nằm hoàn toàn trong mặt bằng công trình đang thi công.

Mọi bộ phận của cần trục nằm ngoài thì phải có biện pháp rào chắn an toàn đảm bảo cho người và tài sản bên dưới.

Thế nhưng, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh, có không ít công trình thi công cần cẩu tháp xoay ra ngoài đường rất nguy hiểm.

Thay vì xoay vào phạm vi dự án, cẩu tháp Dự án Bệnh viện Tai Mũi Họng miền Trung cũng xoay ra ngoài đường [ảnh chụp 18h10' ngày 25/7]. Ảnh: Lâm Tùng

Vì thế, tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật an toàn cần trục cẩu tháp quy định là yêu cầu đặt ra hiện nay đối với các chủ đầu tư thi công công trình, nhất là trong điều kiện thời tiết gió bão như hiện nay.

Các đơn vị thi công, chủ đầu tư cần tính toán lắp đặt neo giằng cần trục tháp, đảm bảo an toàn cần trục tháp trong quá trình lắp đặt khi sử dụng và khi có gió./.

Lâm Tùng - Việt Phương

Ngày 13/11, liên quan đến vụ việc tháp cẩu quay như “chong chóng” trong bão số 6 tại dự án Chung cư cao tầng Hồ sinh thái Đầm Đống Đa [tên thương mại Phu Tai Residence], lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Định khẳng định, giải pháp đầu tiên và an toàn nhất là dự án phải hạ thấp cẩu xuống.

Theo vị này, nhà thầu phải hạ cẩu xuống sát tầng gần nhất, kê cách mặt sàn tầng này khoảng 1,5m và phải được đổ bê tông cứng mới được neo cần cẩu vào mặt sàn để đảm bảo tính an toàn. Nếu trường hợp bất khả kháng, không tháo hạ cẩu kịp thì trong quy trình vận hành cẩu tháp được phép mở khóa cần cẩu ra để ở trạng thái tự do.

“Ở trạng thái tự do này, cần cẩu có thể quay tự do xuôi theo chiều gió. Tùy cơn gió, nó sẽ tự động điều chỉnh cân bằng”, vị này cho hay.

Tháp cẩu thuộc dự án Chung cư cao tầng Hồ sinh thái Đầm Đống Đa quay như chong chóng trong bão số 6 khiến người dân bất an.

Riêng về trường hợp tháp cẩu quay như “chong chóng” trong bão số 6, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho biết: “Thực ra, tháp cẩu này chỉ cao có mười mấy mét, nhà thầu đang làm móng chứ chưa lên tầng nào và lại nằm trong khu vực thấp. Hiện tại trên địa bàn thành phố có khoảng 9 - 10 cần cẩu khác ở vị trí cao đều xuôi gió nên không bị quay. Tất nhiên, giải pháp đầu tiên an toàn nhất vẫn phải hạ thấp cẩu xuống để neo. Nếu không hạ thấp mà neo và khóa cần cẩu thì trường hợp gió mạnh, cả cần cẩu đổ luôn chứ không phải gãy cần”.

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Định, Sở này đã đi kiểm tra tất cả các công trình thi công, kể cả công trình có tháp cẩu và không có tháp. Một số nhà thầu đã lập biện pháp phòng chống bão nhưng một số đơn vị lại ngó lơ, không thực hiện. Vì vậy, Sở Xây dựng tỉnh Bình Định đã yêu cầu chấn chỉnh, thực hiện đúng quy định.

“Trong bão số 6 có hiện tượng tháp cẩu quay, chúng tôi đã có văn bản rút kinh nghiệm. Sở sẽ có công văn đề nghị các nhà đầu tư, chủ đầu tư có các biện pháp an toàn phòng chống bão. Về lâu dài, sẽ đề xuất với UBND tỉnh phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, để có quyết định cụ thể”, vị này cho hay.

Trong khi đó, theo ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Bất động sản Phú Tài - đơn vị chủ đầu tư dự án Chung cư cao tầng Hồ sinh thái Đầm Đống Đa [tên thương mại Phu Tai Residence] cho biết, việc này thuộc phạm vi nhà thầu nên mọi pháp lý, nguyên lý vận hành các thiết bị là của nhà thầu và chuyện đúng hay sai thì do chính quyền kết luận.

Tuy nhiên, với vai trò là chủ đầu tư, ông Tuấn cho rằng: “Chúng tôi đã quán triệt nhà thầu về công tác an toàn trong xây dựng, cũng như trong mưa bão theo đúng quy định. Phạm vi của nhà thầu họ cũng đã cử người giải thích cho người dân nắm rõ. Thực ra, theo tôi cái này là một động tác bình thường về kỹ thuật. Cẩu tháp cho phép đứng ở độ cao 45m, nhưng đây mới chỉ có cao 22m. Chuyện mưa bão người ta tháo phanh [mở khóa cẩu] ra là đúng, chứ không tháo thì gió vặt cái gãy liền”.

Ông Tuấn thông tin thêm: “Những tháp cẩu bị gãy đổ trong bão là họ đang sai kỹ thuật. Họ neo lại thì gió giật gãy, còn để quay tự do thì không có gãy”.

Nhiều công trình cao tầng ở Quy Nhơn có tháp cẩu đang thi công.

Dân Việt đã đưa tin, chiều 10/11 trước thềm bão số 6 [Nakri] đổ bộ đất liền, tại TP.Quy Nhơn [tỉnh Bình Định] có gió giật liên hồi, người dân “hú vía” khi chứng kiến tháp cẩu cao hàng chục mét quay vòng tròn theo gió.

Theo tìm hiểu, tháp cẩu này thuộc dự án Chung cư cao tầng Hồ sinh thái Đầm Đống Đa [tên thương mại Phu Tai Residence] do Công ty TNHH MTV Bất động sản Phú Tài - đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Phú Tài] làm chủ đầu tư.

Thanh cẩu của tháp quay liên hồi, có lúc quay rất nhanh do gió giật mạnh, bên dưới là các tuyến đường phố có phương tiện qua lại, vô cùng nguy hiểm.

“Thấy tháp cẩu lớn quay trên đầu nhà dân nên ai thấy cũng sợ. Chiều hôm bão số 6, tháp cẩu quay tròn liên tục tôi ngồi trong nhà mà lo lắng nếu gió bão giật gãy đổ vào nhà thì nguy”, ông T [ở TP.Quy Nhơn] có nhà đối diện dự án trên lo lắng.

Một trong những thiết bị nâng hạ quan trọng không thể thiếu và được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng lớn hiện nay chính là cẩu tháp.Tuy nhiên, việc sử dụng cẩu tháp thường xảy ra những sự cố không mong muốn, gây mất an toàn và gây nguy hiểm cho người lao đông. Để hạn chế những sự cố không đáng tiếc xảy ra khi sử dụng cẩu tháp. Thì ngay sau đây hãy cùng với Vinamac tìm hiểu những nguyên nhân và cách nhân khắc phục sự cố ở cẩu tháp thông qua bài viết dưới đây.

Mời bạn tìm hiểu thêm về: Cầu trục container bạn nhé!

 Cẩu tháp?

Để có thể rõ được những nguyên nhân và cách khắc phục sự cố ở cẩu tháp, thì trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ về cẩu tháp là một thiết bị, một loại máy xây dựng như thế nào?. Cẩu tháp là loại máy được sử dụng trong các công trình công nghiệp. Với chức năng là được dùng để cẩu các thiết bị, máy móc, hay những vật dụng nặng ở những độ cao lớn cho các công trình xây dựng. Như xây dựng các tòa nhà cao ốc, xây nhà cao tầng, các công trình trên cao,.. 

Là loại máy móc được lắp ráp từ các đoạn tháp rời tăng dần theo chiều cao của công trình đang thi công. Cẩu tháp được cấu tạo nên từ 2 phần: phần quay[gồm các cơ cấu như: tời nâng cần, tời kéo xe con, cơ cấu quay, tời nâng cần, trang thiết bị, đối trọng và các thiết bị an toàn]; và phần không quay[là phần có thể đặt cố định trên nền hoặc cũng có khả năng di chuyển được nhờ vào cơ cấu di chuyển]. 

Ngoài ra thì cẩu tháp còn được cấu tạo nên từ các bộ phận chính như:  đỉnh chữ A, thân cẩu tháp, lồng nâng, mâm xoay, cáp tải, đầu bò, xe con, cần tháp, cabin, cương trước, cương sau, cương đuôi, đối trọng và đuôi cẩu tháp.

Bỏ túi ngay: Các lưu ý khi làm việc với cầu trục bạn nhé!

Cau thap tai Vinamac

Nguyên nhân và cách khắc những sự cố ở cẩu tháp

Chắc bạn cũng biết rằng, đã là dân xây dựng thì sẽ không xa lạ gì về những rủi ro trong ngành đúng không nào?. Bất kể sử dụng, vận hành một loại máy móc hay thiết bị nào cũng đều có những rủi ro ít hay nhiều của nó. Và cẩu tháp cũng vậy, biết là vậy nhưng chúng ta cũng cần phải tìm ra những nguyên nhân đó là do đâu và tìm đến hướng khắc phục như thế nào.

Để có thể hạn chế được phần lớn nào đó về những rủi ro, và ngay sau đây thì Vinamac tôi sẽ chia sẻ đến bạn về các nguyên nhân và cách khắc phục những sự cố ở cẩu tháp. Cùng xem tiếp bài viết và lưu ý bạn nhé!

Nguyên nhân thứ nhất mà thường gặp phải trong quá trình sử dụng cẩu tháp là do người lao động làm việc quá gần tải mà không có rào chắn. Hoặc bảng cảnh báo vùng nguy hiểm, hoặc có người đứng dưới đứng dưới tầm hoạt động của cẩu. Để hạn chế việc tải rơi vào người, thì cần phải lập rào chắn để bảo vệ và không có người đứng trong tầm hoạt động cẩu tải.

Giá cầu trục nhà xưởng bao nhiêu. Bạn có biết:

 Đứt cáp

Nguyên nhân chủ yếu chính là cáp hư, hoặc do nâng quá tải đối với mức quy định trong quá trình làm việc. Cách khắc phục chính là phải theo dõi thường xuyên, và kiểm tra kỹ lượng cáp trước khi cẩu.

 Đổ cẩu

Do nền đất yếu không ổn định, tải mang trên cẩu, vượt mức quy định cho phép, hoặc thi công trong lúc có gió bão. Để hạn chế việc cẩu bị đổ, cần phải đặt cầu trên nền móng vững chắc, không được cẩu quá tải. Và đặc biệt phải ngừng cẩu khi có gió lớn hơn sức gió cho phép theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Tuột phanh

Đối với vấn đề bị tuột phanh thì chủ yếu là do phanh quá mòn hoặc bị chai, biến dạng. Cần phải kiểm tra phanh thường xuyên để phát hiện các hư hỏng và thay phanh mới.

Bạn có biết:máy ép gạch không nung qt6-15 giá bao nhiêu?

Tuột cáp

Do liên kết cáp không đúng kỹ thuật. Vậy nên, cần phải lắp cáp theo đúng một quy trình kỹ thuật theo quy định.

Mời bạn xem thêm: những nguyên nhân gây ra sự cố khi sử dụng máy xây dựng !

Cau thap chat luong cao

Rơi đổ tải khi đang cẩu tải

Do tuột móc, đứt, tuột cáp do buộc tải không đúng cách.Để hạn chế việc rơi tải khi đang cẩu tải. cần phải sử dụng dây buộc tải đúng quy cách và bảo đảm tải được buộc chắc chắn cân bằng.

Trên đây về một số sự cố thường gặp khi vận hành cẩu thápVinamac cung cấp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể khắc phục và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động cũng như đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho máy. Nếu bạn có thắc mắc các vấn đề về máy móc thiết bị hay có nhu cầu sở hữu thì hãy liên hệ với Vinamac chúng để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Video liên quan

Chủ Đề