Xử lý nước mưa nuôi cá

Tóm tắt nội dung [Hiển Thị]

  1. Vì sao nên xử lý nước trước khi đưa vào hồ cá koi
    1. 1./ Nước Máy
    2. 2./ Nước giếng khoan
    3. 3./ Sử dụng nước mưa nuôi Koi
  2. Cách xử lý nước nuôi cá trước khi đưa vào hồ như thế nào?
    1. 1./ Xây hệ lọc đúng kỹ thuật
    2. 2./ Khử trùng bằng Ozone
    3. 3./ Đánh muối 

Việc nuôi cá Koi không hề đơn giản mua cá về thả vào hồ là xong. Mà đó là cả một quá trình kỹ thuật chăm sóc của người chơi. Để được một hồ cá koi đẹp trong sân vườn là cả một khâu dài chuẩn bị kỹ lưỡng thừ việc lựa chọn cá koi đến việc thiết kế và thi công hồ Koi rồi đến tìm kiếm và xử lý nguồn nước nuôi cá Koi sao cho đảm bảo trước khi bơm vào bể. Các yếu tố đó giúp tạo môi trường ổn định cho cá Koi sinh trưởng.

Nước bơm vào hồ/ bể nuôi Koi có cần xử lý không? 

Vậy xử lý nguồn nước nuôi cá Koi như thế nào để đảm bảo cá Koi không chết? Bài chia sẻ dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý nước nuôi Koi đơn giản.

Vì sao nên xử lý nước trước khi đưa vào hồ cá koi

Mỗi loài cá đều có những đặc tính riêng, có một môi trường nước “lý tưởng” riêng. Và với cá Koi cũng vậy. Được nuôi dưỡng trong môi trường “lý tưởng” chắc chắn rằng chúng sẽ phát triển rất tốt. Vậy xử lý từng loại nước như thế nào để đạt được chất lượng nước tốt cho koi sinh sống.

1./ Nước Máy

Trong nước máy chứa rất nhiều Clo. Nếu chúng ta không xử lý được hết clo trong nước thì tỷ lệ cá chết lên đến 95% so với các nguồn nước khác.

Nước máy  - nguồn nước sạch được cung cấp cho cư dân thành phố. Tuy đã được xử lý sạch sẽ nhưng vẫn không tránh khỏi việc nhiễm các tạp chất dư thừa từ môi trường như các loại kim loại nặng, các nitri, asen,..

Nước máy chứa nhiều Clo nếu không xử lý hết tỷ lệ chết Koi lên đến 95%

Khi nước nhiễm các hợp chất này thì ngay tức khắc cá có những biểu hiện như bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắ nhợt nhạt. Nếu để kéo dài chắc chắn cá sẽ bị co giật và chết.

2./ Nước giếng khoan

Cung cấp nguồn nước giếng khoan bây giờ đã giảm đi. Song không phải là không có. Với đặc điểm nguồn nước giếng khoan ở Việt Nam chính là bị nhiễm phèn, sắt, Mangan nặng, không thích hợp sử dụng cho gia đình và nuôi cá cảnh.

Nước giếng khoan tại Việt Nam phần lớn là nhiễm phèn, kim loại nặng cần loại bỏ trước khi bơm vào hồ nuôi koi

Vậy nên trước khi bơm nước vào nuôi cá cảnh cần xử lý hết các chất kim loại trong nước.

3./ Sử dụng nước mưa nuôi Koi

Thường có rất nhiều gia chủ cẩn thận lựa chọn nước mưa làm nước nuôi cá koi. Nhưng bạn nhớ rằng nước mưa dù là mới nhất hoặc để lâu trong bể một thời gian rồi thì bạn vẫn nên chú ý kiểm tra nồng độ axit nước nước mưa xong mới bơm ra hồ nuôi Koi.

Trong nước mưa có hàm lượng axit, asen rất lớn sẽ rất nhanh chóng làm xuất hiện các rêu xanh, làm koi khó phát triển.

Nước mưa chứa nhiều axit người chơi Koi cũng nên lưu ý xử lý sạch trước khi thả Koi

Cách xử lý nước nuôi cá trước khi đưa vào hồ như thế nào?

Qua những thông tin trên bạn đã thấy vì sao cần phải xử lý nước trước khi quyết định thả Koi vào hồ chưa? Dù bạn nuôi Koi nhỏ hay Koi lớn thì môi trường nước là điều hết sức cần thiết cho Koi. Hãy chú ý đến việc xử lý nước hồ Koi khi bạn sử dụng nước trên nuôi Koi.

1./ Xây hệ lọc đúng kỹ thuật

Khi thiết kế được một hồ koi đúng kỹ thuật thì việc đảm bảo được chất lượng nước cho hồ koi không còn quá khó khăn.

Hệ lọc đúng kỹ thuật sẽ tiến hành lọc sạch mọi cặn bẩn, tạp chất ô nhiễm trong hồ. Tạo nguồn vi sinh có lợi cho cá koi phát triển.

Hệ lọc có 3 khoang lọc với các vật liệu lọc như bùi nhùi, chổi lọc, hạt lọc Kaldnes,… có nhiệm vụ lọc sạch nước trước khi trả nước về hồ nuôi Koi.

Nhưng hãy chú ý kiểm tra:

+ Nồng độ pH của nước. Trước khi quyết định thả cá Koi vào hồ. Hãy kiểm tra độ pH đảm bảo từ 7 -7,8 là thích hợp nhất.

+ Lượng oxy hòa tan trong nước. Nguyên tử oxy chiếm đến 21% trong không khí. Điều này có nghĩa rằng cứ 5 lít “không khí” thì phải có 1,5g oxy.  

Nên test và kiểm tra độ ph thường xuyên

Trong điều kiện bình thường thì nồng độ oxy hòa tan trong nước có thể xấp xỉ 100%. Nếu xuất hiện các rêu tảo thì oxy có thể lên đến 150% - 200%. Nhưng khi về đêm thì lượng oxy sẽ giảm mạnh do sự hô hấp của cá Koi và thực vật trong hồ. Vậy bạn cần chú ý điều này tránh sự biến động mạnh về lượng oxy trong hồ. Dễ làm Koi bị stress.

2./ Khử trùng bằng Ozone

Nên khử trùng và tiến hành lọc nước trước khi bơm vào bể cá bằng hệ lọc hoặc các thiết bị Ozone.

+ Ozone là một chất khí được sản sinh ra môi trường bên ngoài và tách thành O và O2. Các nguyên tử Oxy có hoạt tính mạnh hơn rất nhiều lần so với Clo. Chúng sẽ khử sạch tất cả các loại vi khuẩn, nấm mốc trong khu vực hồ mà chúng hoạt động.

+ Đồng thời các phân tử oxy này cũng có nhiệm vụ phân tách tất cả các phân tử mùi. Các nguyên tử Oxy này kết hợp với các nguyên tử khác trở thành khí tự nhiên. Vậy nên Ozone kết hợp với ion – được xem là giải pháp hiệu quả trong việc diệt vi khuẩn, nấm, vi trùng trong nước.

3./ Đánh muối 

Việc đánh muối với chi phí rất thấp mà đem lại hiểu quả cao giúp khử khuẩn và nguồn bệnh cho nguồn nước. nồng độ muối thường rơi vào 3 - 5 phần nghìn là phù hợp nhất.

Trên đây là một số những chia sẻ về cách xử lý nước nuôi cá Koi đảm bảo không chết. Hy vọng những chia sẻ trên giúp ích cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới GLID Landscape để được tư vấn chi tiết nhất về xử lý nước nuôi cá koi đảm bảo nuôi Koi không chết. 

Chúc bạn có một đàn Koi đẹp.

Xem thêm:

- Cách xử lý bể Koi mới trước khi nuôi cá

- Hướng dẫn cách xử lý rêu tảo, nước đục nhanh gọn

- Cách làm hồ cá Koi đúng kỹ thuật mà bạn nên biết

- Mới tập nuôi cá Koi cần lưu ý gì?

Liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XÂY DỰNG HUCE [ chỉnh sửa tại đây ]

==================================================

Trụ sở: Số 50 ngõ 203 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng giao dịch: Ecohome 3, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Zalo/Hotline: 091.848.0846 | Open 8:00 - 17:00
Website: //glid.vn
Email:

==================================================

"GLID" thiết kế thi công hồ cá Koi, cảnh quan sân vườn, non bộ, tiểu cảnh, tường cây xanh, cung cấp cá Koi tại 63 tỉnh thành phố trên cả nước:

- Miền Bắc: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc,  Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh,  Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La
- Miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tp Đà Đẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng
- Miền Nam: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh,  Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố Cần Thơ

Chủ Đề