1 tháng trong luật hình sự là bao nhiêu ngày năm 2024

[LSVN] - Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời hạn tạm giữ, tạm giam? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ cách tính thời hạn tạm giữ, tạm giam trong việc thi hành án, trong điều tra vụ án hình sự.

Ảnh minh họa.

Cách tính thời hạn tạm giữ, tạm giam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.

Ví dụ: nếu trong Bản án tuyên phạt bị cáo 02 năm tù nhưng thời hạn tạm giam của bị cáo là 12 tháng thì thời hạn thi hành án phạt tù còn lại là 12 tháng.

Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự

Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cụ thể:

- Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

Việc bảo quản tài sản của người bị tạm giam

Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì trường hợp người bị tạm giam có nhà ở hoặc tài sản khác mà không có người bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giam phải áp dụng những biện pháp bảo quản. Cơ quan ra quyết định tạm giam thông báo cho người bị tạm giam biết việc bảo quản tài sản của họ. Việc thông báo được lập văn bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

PHẠM MINH ĐÔ

Tòa án quân sự Quân khu 7

Quy định pháp luật về tội ‘Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự’: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Căn cứ khoản 1 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người bị tạm giữ, theo đó: Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Quyền của người bị tạm giữ được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người bị tạm giữ có những quyền sau đây:

- Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ trong vụ án hình sự tối đa là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ tối đa là bao lâu?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn tạm giữ cụ thể như sau:

- Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

- Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên đây, thời hạn tạm giữ tối đa là 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thời hạn này có thể bị thay đổi, cụ thể: Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Thời hạn tạm giữ có được trừ vào thời hạn tạm giam hay không?

Tại khoản 4 Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, quy định về thời hạn tạm giữ như sau:

“4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.”

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, quy định về việc tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ và cách ghi thời hạn trong lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam như sau:

“1. Thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam để điều tra. Nếu việc tạm giam liên tục với việc tạm giữ thì thời hạn tạm giam được tính tiếp từ ngày hết thời hạn tạm giữ. Nếu việc tạm giam không liên tục với việc tạm giữ thì thời hạn tạm giam được tính kể từ ngày bắt bị can để tạm giam cho đến ngày kết thúc được ghi trong lệnh [đã trừ đi số ngày bị tạm giữ]. Thời điểm cuối cùng của thời hạn tạm giam là 24 giờ 00 phút của ngày cuối cùng được ghi trong lệnh. Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam phải căn cứ vào thời hạn thực tế được ghi trong quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, lệnh bắt bị can để tạm giam và tính liên tục cả ngày nghỉ [thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, ngày tết], 01 tháng tạm giam được tính bằng 30 ngày.”

Như vậy, thời hạn tạm giữ sẽ được trừ vào thời hạn tạm giam. Cụ thể, việc tính thời hạn tạm giam trong trường hợp bị can đã bị tạm giữ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Chủ Đề