Thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội một lần năm 2024

[2] Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ [ngách, hẻm], đường phố, tổ [thôn, xóm, ấp], xã [ph­ường, thị trấn], huyện [thị xã, thành phố], tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền;

[3] Trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thực hiện toàn bộ thủ tục thì ghi thêm nội dung này nếu không có thì gạch chéo;

[4] Đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và ghi cụ thể các thông tin. Lưu ý ghi bổ sung vào cuối đơn:

  1. Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu hoặc bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bổ sung giải trình trong thời gian nộp hồ sơ chậm có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không [nếu có thì ghi cụ thể thời gian xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam] hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình.
  1. Trường hợp thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu thì ghi bổ sung tên cơ sở khám, chữa bệnh BHYT ban đầu mà người hưởng lựa chọn theo quy định của Bộ Y tế [Trạm y tế xã, hoặc Bệnh viện đa khoa huyện/tương đương, hoặc các cơ sở KCB khác theo phân cấp của ngành y tế]; trường hợp đã có thẻ BHYT thì ghi đầy đủ số thẻ đã có.
  1. Địa chỉ nơi cư trú, nhận lương hưu, trợ cấp BHXH: Ghi rõ số nhà, ngõ [ngách, hẻm], đường phố, tổ [thôn, xóm, ấp], xã [ph­ường, thị trấn], huyện [thị xã, thành phố], tỉnh, thành phố.
  1. Trường hợp không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ hưởng, chờ hưởng BHXH thì ghi rõ trong đơn không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.

[5] Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết.

[6] Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp.

Nếu nhận bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung tên chủ tài khoản, số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.

Câu trả lời:

Hiện nay, theo quy định của cơ quan BHXH, khi giải quyết hưởng BHXH một lần đối với người lao động, tại Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của người lao động [Mẫu số 14-HSB] có nội dung người lao động kê khai thông tin về Số chứng minh nhân dân hoặc Số căn cước công dân hoặc Số hộ chiếu. Đồng thời, để đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính đúng người, đúng đối tượng, đúng nội dung yêu cầu của người tham gia và thụ hưởng BHXH; khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần của người lao động tại cơ quan BHXH, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị người lao động xuất trình Chứng minh thư/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn, giá trị sử dụng để đối chiếu, kiểm tra thông tin. Nếu hồ sơ đầy đủ, các thông tin trên Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu khớp với dữ liệu cơ quan BHXH đang quản lý thì hồ sơ của người lao động được tiếp nhận cùng với file hình ảnh Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu để giải quyết; trường hợp thông tin trên Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu chưa thống nhất hoặc chưa có trên dữ liệu quản lý thì người lao động phải bổ sung, làm rõ; trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải xuất trình Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn, giá trị sử dụng phù hợp thông tin trên giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Trên đây là các thông tin liên quan đến việc kê khai thông tin Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu trên Đơn đề nghị mẫu số 14-HSB và việc xuất trình Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu khi nộp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần tại cơ quan BHXH để cơ quan BHXH đối chiếu, kiểm tra thông tin trước khi chuyển hồ sơ giải quyết. Đề nghị Bạn cung cấp, kê khai đầy đủ thông tin theo quy định nêu trên đến cơ quan BHXH nơi Bạn đến giao dịch để cơ quan BHXH có cơ sở xem xét, giải quyết chế độ BHXH đối với Bạn. Đề nghị Bạn cung cấp mã số BHXH và cơ quan BHXH nơi Bạn giao dịch để BHXH Việt Nam yêu cầu cơ quan BHXH đó kiểm tra cụ thể và trả lời rõ lý do đối với trường hợp của Bạn

Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Tìm hiểu: công thức - cách tính BHXH 1 lần, điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, hồ sơ cũng như thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần...

Nội dung chính:

I. Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

➤ Bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Bảo hiểm xã hội [BHXH] là khoản trợ cấp nhằm bù đắp một phần thu nhập dành cho người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng quỹ BHXH.

Do đó, chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần chỉ là một trong những quyền lợi mà người tham gia được hưởng khi đáp ứng đủ điều kiện sau một khoảng thời gian đóng BHXH.

➤ Có nên nhận BHXH 1 lần?

Việc hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần cũng có những điểm ưu điểm và hạn chế khi nhận. Từ những điểm cộng và trừ sau đây mà bạn cân nhắc việc có nên nhận BHXH 1 lần hay không.

  • Về ưu điểm:
    • Được trả toàn bộ một lần;
    • Có một khoản tiền lớn để sử dụng cho nhu cầu chi tiêu cấp thiết khi cần;
    • Người lao động chuyển sang lao động tự do hoặc không có nhu cầu đóng BHXH.
  • Về hạn chế:
    • Không đảm bảo nguồn thu nhập hàng tháng khi về già;
    • Không được hưởng chế độ khám chữa bệnh BHYT;
    • Số tiền rút BHXH 1 lần thực tế sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền đã đóng vào quỹ BHXH;
    • Khi tử vong thì gia đình không nhận được tiền trợ cấp mai táng và trợ cấp hàng tháng;
    • Khi rút ra BHXH hưởng 1 lần, sau này muốn đóng lại thì không được tính thời gian trước đó.

II. Điều kiện hưởng BHXH 1 lần

Căn cứ theo Điểm a và b, Khoản 1, Điều 8, Nghị Định 115/2015/NĐ-CP và Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam số 58/2014/QH13 quy định các trường hợp được nhận BHXH 1 lần gồm:

  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đóng BHXH đủ 20 năm;
  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu;
  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đóng BHXH đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện [đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn];
  • Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng [Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13].

III. Hướng dẫn cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Trợ cấp BHXH 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương [MBQTL] tháng đóng BHXH [căn cứ vào Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH].

➤ Cách tính mức hưởng BHXH 1 lần

Mức hưởng = [1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014] + [2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014]

Lưu ý:

➧ Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương.

Ví dụ:

Bạn Lan đóng BHXH từ tháng 02/2021 đến tháng 11/2021, đóng chưa đủ 1 năm với mức lương là 6.000.000 đồng. Như vậy, bảo hiểm 1 lần được lĩnh tính như sau:

  • Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH 2014 quy định đối với trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm: Mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH;
  • Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định đối với người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm: Mức hưởng BHXH 1 lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH;
  • Mức lương bình quân đóng BHXH của Lan là 6.000.000 đồng.

➝ Mức hưởng BHXH 1 lần của Lan tính theo quy định = 22% x [6.000.000 x 10] = 13.200.000 đồng > 2 x 6.000.000 đồng = 12.000.000 đồng.

Như vậy, mức hưởng BHXH một lần của Lan là 12.000.000 đồng.

➧ Thời gian tham gia BHXH lẻ:

  • Từ 1 - 6 tháng được tính là ½ năm;
  • Từ 7 - 11 tháng được tính tròn 1 năm.

Ví dụ:

Thời gian đóng BHXH là 2 năm 3 tháng thì khi tính thời gian tham gia BHXH là 2,5 năm. Nếu thời gian đóng BHXH là 3 năm 9 tháng thì khi tính thời gian tham gia BHXH là 4 năm.

➤ Cách tính mức lương bình quân

MBQTL = Tổng số tiền lương đóng BHXH/Tổng số tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tổng số tiền lương đóng BHXH = Số tháng đóng x Mức đóng x Mức điều chỉnh hằng năm

➤ Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH

Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được quy định tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

Bảng hệ số trượt giá tính BHXH tính đến năm 2022:

Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Năm

Mức điều chỉnh

Năm

Mức điều chỉnh

< 1995

5,10

2007

2,47

1995

4,33

2008

2,01

1996

4,09

2009

1,88

1997

3,96

2010

1,72

1998

3,68

2011

1,45

1999

3,53

2012

1,33

2000

3,58

2013

1,25

2001

3,59

2014

1,20

2002

3,46

2015

1,19

2003

3,35

2016

1,16

2004

3,11

2017

1,12

2005

2,87

2018

1,08

2006

2,67

2019

1,05

2020

1,02

2021

1,00

2022

1,00

Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Năm

Mức điều chỉnh

Năm

Mức điều chỉnh

2008

2,01

2016

1,16

2009

1,88

2017

1,12

2010

1,72

2018

1,08

2011

1,45

2019

1,05

2012

1,33

2020

1,02

2013

1,25

2021

1,00

2014

1,20

2022

1,00

2015

1,19

Ví dụ 1:

Chị Hà 40 tuổi có thời gian tham gia BHXH từ tháng 01/2013 đến tháng 08/2020 như sau:

  • Từ tháng 01/2013 đến tháng 5/2016 mức lương 4.500.000 đồng;
  • Từ tháng 08/2016 đến tháng 10/2019 mức lương là 5.000.000 đồng;
  • Từ tháng 11/2019 đến tháng 08/2020 mức lương 5.500.000 đồng.

Chị Hà có thời gian tham gia BHXH là 7 năm 6 tháng [tương ứng là 90 tháng], mức lương bình quân của chị Hà sẽ được tính như sau:

MLBQ = [12 x 1.25 x 4.500.000 + 12 x 1.2 x 4.500.000 + 12 x 1.19 x 4.500.000 + 5 x 1.16 x 4.500.000 + 5 x 1.16 x 5.000.000 + 12 x 1.12 x 5.000.000 + 22 x 1,08 x 5.000.000 + 2 x 1,05 x 5.500.000 + 8 x 1.02 x 5.500.000] : 90 = 5.489.889 đồng/tháng.

Thời gian chị Hà tham gia BHXH trước năm 2014 là 1 năm;

Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 là 6.5 năm.

Như vậy, mức hưởng BHXH 1 lần của chị Hà là [1.5 x 1 + 6.5 x 2] x 5.489.889 = 79.603.391 đồng.

Ví dụ 2:

Cô Linh có thời gian tham gia BHXH từ 05/2020 đến tháng 12/2021 với mức lương là 8.000.000 đồng. Thời gian tham gia BHXH là 1 năm 8 tháng.

➝ Mức lương bình quân là = [8 x 1.02 x 8.000.000 + 12 x 1 x 8.000.000] : 20 = 8.064.000 đồng.

Do thời gian tham gia BHXH lẻ 8 tháng nên sẽ được tính là 1 năm. Như vậy, mức hưởng BHXH 1 lần là 2 x 2 x 8.064.000 = 32.256.000 đồng.

IV. Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

1. Hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Căn cứ Điều 109, Luật BHXH năm 2014 quy định hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội [bản chính];
  • Đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần [mẫu 14 - HSB];
  • Với người ra nước ngoài để định cư thì nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt có chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
    • Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
    • Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
    • Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

\>> TẢI MIỄN PHÍ: Mẫu 14 - HSB.

Lưu ý:

Đối với hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần, bạn cần mang theo sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú và CMND/CCCD [bản chính].

2. Cách thức nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần

➤ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ rút BHXH 1 lần

Cơ quan BHXH huyện, thành phố, tỉnh nơi cá nhân nộp hồ sơ cư trú [theo địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc nơi đăng ký tạm trú].

➤ Hình thức nộp hồ sơ

➧ Cách 1: Giao dịch điện tử:

Người hưởng chế độ BHXH 1 lần đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử qua website Cổng thông tin điện tử - Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập thông tin tài khoản cá nhân đã được cơ quan BHXH cấp trên Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam;

.jpg]

  • Bước 2: Chọn kê khai hồ sơ;

  • Bước 3: Chọn cơ quan BHXH tiếp nhận và kê khai thủ tục hưởng BHXH 1 lần;

  • Bước 4: Chọn hồ sơ thích hợp với điều kiện hưởng BHXH 1 lần;

  • Bước 5: Điền các thông tin theo mẫu;

.jpg]

  • Bước 6: Tải các file đính kèm tương ứng với từng trường hợp hưởng của bản thân;

  • Bước 7: Nhập mã OTP do BHXH gửi về điện thoại;
  • Bước 8: Kiểm tra lại bằng cách chọn “Lịch sử kê khai” và tra cứu tình trạng xử lý hồ sơ qua tab “Lịch sử kê khai”.

Sau khi xác nhận thành công, hệ thống gửi thông báo đã nộp hồ sơ thành công, đồng thời, gửi tin nhắn về số điện thoại đã đăng ký.

➧ Cách 2: Dịch vụ bưu chính công ích được cung ứng theo yêu cầu của nhà nước để phục vụ nhiệm vụ đặc thù;

➧ Cách 3: Người lao động nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH.

3. Nơi nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần

Để làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người hưởng chế độ cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ đã được quy định tại mục 1. Người lao động sẽ nộp sổ bảo hiểm xã hội đến cơ quan BHXH cấp quận/huyện hoặc BHXH tỉnh nơi người lao động có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú [căn cứ theo các quy định tại Khoản 2, Điều 1 và Điều 20 Quyết định 636/QĐ-BHXH].

4. Thời gian trả kết quả BHXH 1 lần

Theo quy định, thời hạn giải quyết BHXH 1 lần là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu người lao động vẫn chưa nhận được tiền trong trường hợp nêu trên thì người lao động cầm theo phiếu hẹn trước đó đến cơ quan BHXH để kiểm tra lại quá trình xử lý hồ sơ, đảm bảo giải quyết kịp thời quyền lợi của người lao động.

Trường hợp không giải quyết thì cơ quan BHXH có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Cách nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Người lao động nhận kết quả giải quyết chế độ BHXH 1 lần gồm:

  • Bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký trong hồ sơ;
  • Tiền hưởng chế độ BHXH 1 lần.
6. Phương thức lãnh tiền bảo hiểm xã hội một lần

Trường hợp người hưởng chế độ đăng ký chi trả chế độ bằng hình thức chi trả qua ATM sẽ được cơ quan BHXH chuyển tiền vào số tài khoản đã đăng ký;

Trường hợp người hưởng đăng ký nhận tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH, khi đến cơ quan bảo hiểm xã hội, bạn cần mang theo giấy hẹn và CCCD để được hỗ trợ nhận tiền.

V. Một số câu hỏi thường gặp về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

1. Em muốn rút BHXH một lần nhưng em bị quá hạn CMND. Vậy, em có thể thay thế CMND bằng CCCD hay hộ chiếu không?

Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần gồm có: Sổ bảo hiểm xã hội; Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần [mẫu số 14 - HSB].

Như vậy, CMND/CCCD đều không phải là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, để đối chiếu thông tin về người lao động thì bạn vẫn phải xuất trình CMND/CCCD.

Vì vậy, trường hợp đang trong thời gian chờ cấp lại CMND quá hạn, bạn vẫn được nhận tiền BHXH 1 lần. Bạn có thể xuất trình CCCD, hộ chiếu, bằng lái xe… và các giấy tờ khác có ảnh với đầy đủ thông tin cá nhân cho cơ quan BHXH.

2. Em đã ngừng đóng bảo hiểm xã hội 1 năm, gần đây có làm công ty và nghỉ ngang, công ty không đóng bảo hiểm. Vậy em có thể lãnh bảo hiểm xã hội một lần được không?

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, người lao động được hưởng BHXH một lần nếu thuộc trường hợp sau: Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH; … Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần theo yêu cầu trên thì bạn được hưởng BHXH 1 lần và làm các hồ sơ theo quy định.

3. Em muốn hỏi là em làm việc ở công công ty khoảng hơn 3 năm và vừa xin nghỉ vào hồi cuối tháng 02/2022. Hiện tại đang là tháng 05/2022, em có thể rút BHXH 1 lần được hay không và hồ sơ bao gồm những gì? Em ở tỉnh nhưng có đăng ký tạm trú tại Sài Gòn, giấy tờ hiện em có là giấy tạm trú, quyết định thôi việc, sổ BHXH, CCCD thì đã đủ hay chưa ạ. Em cảm ơn!

➤ Về điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đóng BHXH đủ 20 năm hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; Sau một năm nghỉ việc mà chưa đóng BHXH đủ 20 năm và không tiếp tục đóng BHXH; Ra nước ngoài để định cư; Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Bạn xem xét nếu trường hợp mình thỏa mãn 1 trong các điều kiện trên thì được hưởng BHXH 1 lần.

➤ Về hồ sơ hưởng BHXH một lần:

Hồ sơ hưởng BHXH một lần bao gồm: Bản chính Sổ BHXH và Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần [theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH năm 2014].

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần cần giấy tờ gì?

BHXH Việt Nam trả lời: Về thủ tục hưởng chế độ BHXH 1 lần, BHXH Việt Nam cho biết: Thủ tục hưởng chế độ BHXH 1 lần cần những hồ sơ sau: Sổ BHXH; quyết định nghỉ việc; đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần [Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần [mẫu số 14-HSB].nullMuốn hưởng chế độ BHXH 1 lần, cần những thủ tục gì? - Hỏi đápbaohiemxahoi.gov.vn › hoidap › Pagesnull

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội bao nhiêu?

Do đó, trường hợp người lao động có lương 5 triệu thì mức đóng bảo hiểm hàng tháng như sau: Tiền đóng bảo hiểm của người đi làm lương 5 triệu = 10,5% x 05 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.nullNgười lao động lương 5 triệu đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền?ebh.vn › nghiep-vu-tong-hop › luong-5-trieu-dong-bao-hiem-bao-nhieunull

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần 3 năm được bao nhiêu tiền?

  1. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Bạn cần đóng bảo hiểm xã hội từ 01 tháng đến dưới 20 năm để có thể rút BHXH một lần. Nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội 3 năm, bạn sẽ được hưởng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.nullBảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền khi rút BHXH 1 lần? - eBHebh.vn › nghi-viec-do-covid-19-co-duoc-rut-bao-hiem-xa-hoi-1-lan-khongnull

Nộp hồ số hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?

Theo quy định trên, nơi nộp hồ sơ nhận bảo hiểm xã hội một lần là cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện hoặc bảo hiểm xã hội tỉnh [trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần] nơi người đó có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.nullQuy định nơi đăng ký hưởng BHXH một lầnbaohiemxahoi.gov.vn › chuyen-trang-bhxh-bhyt › tu-van-hoi-dap › Pagesnull

Chủ Đề