1 vắt mì tươi bao nhiêu gam

Mì tươi có thể chế biến thành các món ăn cực ngon miệng. Chính vì thế việc mày mò tìm kiếm công thức cũng như cách làm mì tươi được đông đảo chị em quan tâm. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bạn những cách làm mì siêu ngon, chuẩn vị mà lại đơn giản ngay tại nhà. Đảm bảo bạn sẽ có được những mẻ mì tươi ngon chiêu đãi cả nhà.

Mục Lục

Toggle

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm mì tươi

Nguyên liệu là điều đầu tiên mà khi làm bất cứ món ăn nào bạn cũng cần phải quan tâm. Bởi việc chuẩn bị đủ nguyên liệu sẽ giúp bạn có được món ăn ngon, đúng chuẩn và chúng chiếm tới hơn 50% sự thành công của món ăn. Đối với làm mì tươi, các nguyên liệu chuẩn bị cũng không quá nhiều. Một vài thứ cần chuẩn bị được điểm qua như sau:

1.1 Bột mì 

Nguyên liệu chính để làm mì tươi chính là bột mì. Bột mì chính là loại bột được tạo ra từ hạt lúa mì ở nước ngoài, chúng được xay nhuyễn thành bột. Đây là loại bột khá phổ biến mà bạn có thể tìm thấy ở các siêu thị, cửa hàng tạp hóa.

Chọn bột mì làm mì tươi có hàm lượng protein cao trong khoảng 9.5 đến 14%

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm được chia sẻ từ cách làm mì tươi của chuyên gia, không phải bất cứ loại bột mì nào cũng đảm bảo cho ra thành phẩm ngon, chuẩn vị. Bạn cần chọn loại bột mì có hàm lượng protein cao trong khoảng 9.5 đến 14.5%, bột chưa bị pha trộn, bột sạch. Bởi hàm lượng đạm cao sẽ giúp bột có độ đàn hồi tốt, độ dẻo cao, bột sạch cho sợi mì ngon và thơm. Vì thế, khâu chọn bột mì là rất quan trọng.

Nếu bạn muốn làm khoảng hơn 1kg mì tươi thì chỉ cần chuẩn bị 1kg bột mì. Theo công thức chuẩn, 1kg bột mì sẽ cho ra khoảng 1.4 kg đến 1.5 kg mì tươi chuẩn vị. Bạn có thể tham khảo chọn bột tại các thương hiệu như: Bột mì Cái Cân, bột mì Địa Cầu, bột mì Cây Tre….

1.2 Trứng gà

Trứng gà sẽ giúp sợi mì trở lên thơm và dẻo hơn. Bạn nên chọn trứng gà còn mới để có thành phẩm màu đẹp, mùi thơm và chất dinh dưỡng đảm bảo. Đối với 1kg bột mì bạn nên dùng khoảng 5 – 7 quả trứng.

Chọn trứng gà ta còn mới để làm mì tươi

Lưu ý: Chọn trứng gà ta, gà sạch không nên chọn trứng vịt vì mùi sẽ tanh hơn.

1.3 Muối tinh, nước sôi để nguội, nước tro tàu

Một vài nguyên liệu phụ khác trong cách làm mì tươi nhưng vẫn đóng một vai trò rất quan trọng chính là muối tinh, nước sôi để ngoại và nước tro tàu. Những nguyên liệu này rất cần thiết để có được bột dẻo, trắng, sợi mì giòn dai hơn.

Ngoài ra, tùy theo cách làm mì của bạn mà có thể chọn thêm các loại màu tự nhiên từ rau rủ hay hoa ví dụ: Màu đỏ của củ dền, màu xanh của hoa đậu biếc, màu tím của bắp cải tím, màu vàng của nghệ… Điều này giúp món mì tươi thêm phần hấp dẫn và màu sắc. 

Bạn cũng cần chuẩn bị một chiếc xoong to, một chiếc mâm hoặc thớt sạch loại to, bát tô, dụng cụ….

2. Cách làm mì tươi truyền thống

Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cách làm mì tươi truyền thống đơn giản nhưng vô cùng ngon. Với nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ kể trên bạn chỉ cần thực hiện qua các bước như sau:

2.1 Trộn bột làm mì

Khâu trộn bột khá quan trọng, chúng quyết định sự thành công của món ăn cũng như độ ngon của sợi mì. Bạn nên trộn theo công thức 1kg bột mì + 6 quả trứng gà +1 thìa muối nhỏ + nước sôi để nguội.

Trộn bột là khâu rất quan trọng trong cách làm mì tươi nên bạn cần làm thật cẩn thận

Bạn cho bột ra tô to, đập trứng gà, muối vào trộn đều. Tiến hành đổ dần nước đã chuẩn bị để tạo ra một hỗn hợp sền sệt. Lúc này, bạn đảo đều tay tránh việc bột bị vón cục, muối để đều nên chọn hòa cùng nước. Lưu ý, nếu bạn muốn tạo màu thì lấy pha cùng với nước trộn.

2.2 Nhào bột mì

Nhào bột là khâu mất thời gian cũng như sức nhất trong việc làm mì tươi. Tuy nhiên, bột nhào càng kỹ thì món mì tươi càng ngon, sợi mì sẽ đủ dẻo dai hơn. 

Bạn sẽ tiến hành nhào bột từ trong ra ngoài. Bạn nhào đều tay, nhào nhuyễn nhiều lần. Bạn cần nhào bột sao cho bột mềm mịn, không dính tay là được.

Nếu bạn có máy nhào bột thì có thể sử dụng để giảm công sức và thời gian. Máy nhào bột sẽ chỉ mất 5 – 10 phút đã cho khối bột đạt chuẩn. 

Sau khi bột được nhào kỹ, bạn để bột nghỉ khoảng 30 – 60 phút. Bạn để bột nghỉ tự nhiên ở nhiệt độ phòng. Đây là việc nhằm giúp bột nở , sợi mì ngon hơn.

2.3 Cán và cắt bột

Ngay sau khi bột nghỉ đủ thời gian bạn tiến hành cán bột. Bột được chia thành các phần nhỏ, sau đó dùng cây lăn tròn cán bột ra thành những miếng bột mỏng. Bột đủ mỏng sẽ tiến hành cắt.

Cán và cắt bột thành những sợi nhỏ

Bạn sẽ dùng một dao sắc, bản mỏng tiến hành cắt bột thành những sợi khổ thật nhỏ. Cắt dứt khoát để tạo thành sợi mì đều, không dính.

2.4 Luộc bột và thành phẩm

Những sợi bột mì sau khi cắt sẽ tiến hành luộc. Bạn dùng một nồi nước, đun sôi thả sợi mì vào. Chờ đến khi sợi mì nổi, chín là hoàn thành.

Thành phẩm của cách làm mì tươi là sợi mì đều, có màu vàng của trứng, sợi dai, bột nở. 

3. Cách làm mì tươi bằng máy làm mì bún

Nếu bạn không có thời gian hoặc là thường xuyên làm bún, mì phở tươi thì việc sắm một chiếc máy làm mì bún là điều vô cùng cần thiết. Máy sẽ giảm công sức, thời gian và đạt độ thành công cao khi làm. Cách làm mì tươi này sẽ giúp bạn thường xuyên có những sản phẩm phục vụ hàng ngày.

Hiện nay, máy làm mì tươi khá đa dạng và có mức giá từ 4 triệu đến vài chục triệu. Tùy theo nhu cầu thực tế, điều kiện tài chính mà bạn có thể chọn những loại máy phù hợp nhất. Cách làm mì từ loại máy này bao gồm:

Cách làm mì tươi bằng máy đơn giản và hiệu quả

Vẫn những nguyên liệu kể trên, tuy nhiên bạn nên kiểm tra xem 1 lần máy có thể làm với lượng bột tối đa là bao nhiêu nhé. Thông thường làm mì tươi bằng máy bạn có thể thêm lượng trứng để ngon hơn. 

Bạn sẽ tiến hành đổ lượng bột mì đã chuẩn bị trước đó vào máy. Lúc này, bạn chọn chế độ trộn bột để máy làm việc. Sau khi máy kết thúc việc trộn bột, bạn tiến hành đổ nước, muối và trứng vào ngăn nhỏ phía trên của máy. Lúc này, bạn ấn hoạt động của máy và sẽ có thành phẩm chỉ sau 8 – 10 phút.

Bạn lưu ý: Đối với cách làm mì tươi bằng máy chuyên dụng bạn vẫn có thể tạo màu cho mì. Bạn chuẩn bị màu tự nhiên hòa cùng nước sôi để nguội sau đó cho vào máy như bình thường. Lúc này, màu của những vắt mì khá đẹp mắt.

Mì tươi sau khi làm có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-4 ngày. 

Nhìn chung, việc làm mì tươi bằng máy chuyên dụng khá nhanh và hiệu quả. Thành phẩm đạt được cũng được đánh giá cao về chất lượng. Vì thế, nếu là người thường xuyên sử dụng mì hay bún tươi thì đây chính là gợi ý hoàn hảo cho bạn.

Trên đây chính là 2 cách làm mì tươi ngon, chuẩn vị bạn có thể tham khảo. Tùy vào điều kiện, nhu cầu mà bạn có thể chọn cho mình cách làm hợp lý nhất. Chúc bạn thành công với những thành phẩm mì tươi vàng, dai thơm ngon như mua ngoài hàng.

1 tô mì bao nhiêu gam?

Thông thường, mỗi vắt mì tươi có trọng lượng trung bình 35 – 40 gram.

1 vắt mì nặng bao nhiêu?

Thông thường, mỗi vắt mì tươi sẽ có trọng lượng khoảng 35gr, 40gr hoặc 50gr. Nếu vắt mì có trọng lượng càng nhỏ thì số lượng vắt mì trong 1Kg mì sẽ càng nhiều.

1 vắt mì tươi bao nhiêu calo?

100g mì tươi chứa khoảng 260 - 280 calo.

Mì tươi giá bao nhiêu?

Mì Tươi.

Chủ Đề